Rèn luyện kĩ năng thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau,

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 110 - 115)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Rèn luyện kĩ năng thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau,

khác nhau, phân tích xử lí thông tin để viết một báo cáo ngắn theo chủ đề, trao đổi và thảo luận

Rèn luyện kĩ năng thu thập, phân tích và xử lí thông tin, viết báo cáo ngắn theo chủ đề được dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu (phương pháp tìm tòi, khám phá). Phương pháp dạy học này, được dựa trên cơ sở tâm lí, cho rằng nhân cách của người học được hình thành thông qua các hành động có ý

thức. Mục đích chủ yếu của phương pháp này là giúp HS làm quen với hoạt động sáng tạo cũng như phát triển năng lực tư duy độc lập.

Để viết được một báo cáo ngắn theo chủ đề, nội dung này không phải lấy ra từ một cuốn SGK có sẵn, mà do chính HS rút ra dựa trên kết quả tìm tòi, nghiên cứu của bản thân như: sưu tầm các nguồn thông tin địa phương, phân tích các tài liệu, số liệu thống kê....để trình bày trong báo cáo của mình.

Trong phương pháp nghiên cứu, HS có vai trò rất quan trọng: khám phá các khía cạnh của vấn đề được đặt ra, thu thập số liệu..., tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình học tập, từ xác định vấn đề đến việc rút ra kết luận

Qua việc thực hiện đầy đủ các khâu cần thiết để tìm ra được câu trả lời cho vấn đề, HS hình thành được kĩ năng học tập cho mình, óc phê phán cũng được phát triển, học được cách thử nghiệm các vấn đề, phân tích, đánh giá thông tin, đưa ra các nhận định của mình trên cơ sở bài báo cáo.

Viết báo cáo ngắn được dùng đối với các lớp cuối cấp THPT, vì HS đã có trình độ kiến thức, kĩ năng nhất định và nhất là đã nắm vững các biện pháp hoạt động nhận thức.

Để viết được báo cáo, cần có một số điều kiện nhất định:

- Về phía GV: trước hết, GV phải nắm vững kiến thức, kĩ năng. Phải chuẩn bị chu đáo để hướng dẫn HS trong từng bước của quá trình thực hiện

- Về phía HS: HS phải có năng lực trí tuệ, có động cơ học tập, hứng thú trong việc tìm tòi, nghiên cứu khoa học và thường xuyên được bồi dưỡng năng lực tự học

Ngoài ra, các điều kiện khác không kém phần quan trọng, đó là phải có thời gian tối thiểu để HS sưu tầm, đọc các tài liệu tham khảo, ngoài SGK.

Phương pháp nghiên cứu có thể được tiến hành theo trình tự sau: Nhận biết vấn đề

Xác định vấn đề

Sắp xếp và phân tích, số liệu dữ kiện

Xây dựng các giải pháp, dự định hoặc giả thuyết giải quyết vấn đề Đưa ra kết luận

Đối với HS, vấn đề nghiên cứu có thể là những kiến thức cơ bản trong SGK, cũng có thể là vấn đề nào đó liên quan đến nội dung học vấn có trong chương trình. Trong quá trình làm việc tự lực của HS, GV phải hướng dẫn những lệch lạc, kiểm tra kết quả và tổ chức đánh giá

Ví dụ:

Bài 40. Thực hành

Bài tập 1: Viết báo cáo ngắn về phát triển công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ

Rèn luyện kĩ năng phân tích xử lí số liệu, để viết báo cáo ngắn có thể thực hiện theo qui trình sau

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành

GV giải thích cho HS rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và một số điểm cần lưu ý của bài thực hành. Dựa vào bảng số liệu và các tài liệu do HS sưu tầm và GV cung cấp, viết một báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ theo dàn ý:

- Tiềm năng dầu khí của vùng

- Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí

- Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ

Qua đó góp phần củng cố kiến thức đã học về ĐNB, rèn luyện kĩ năng phân tích, xử lí số liệu, để rút ra các nhận xét theo yêu cầu cho trước. Rèn luyện kĩ năng viết báo cáo ngắn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

95

HS làm việc cá nhân, dựa vào bảng số liệu (trong SGK) và các tài liệu do HS sưu tầm và do GV cung cấp, viết báo cáo ngắn về sự phát triển công nghiệp dầu khí ở ĐNB.

Bƣớc 1. GV đƣa ra những gợi ý chính:

- Tiềm năng dầu khí của vùng?

+ Dầu khí của nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, tập trung trên diện tích khoảng 500 nghìn km2, trải rộng khắp vùng biển, bao gồm các bể trầm tích:

Bể trầm tích sông Hồng Bể trầm tích Trung Bộ Bể trầm tích Cửu Long Bể trầm tích Nam Côn Sơn Bể trầm tích Thổ Chu- Mã Lai

+ Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn ở Đông Nam Bộ được coi là lớn nhất và có ưu thế về dầu, khí

+ Một số mỏ dầu khí đang được khai thác: Bể trầm tích Cửu Long: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng...; Bể trầm tích Nam Côn Sơn bao gồm các mỏ: Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây...

- Sự phát triển của công nghiệp dầu khí?

+ Dựa vào bảng số liệu SGK, GV chuẩn bị trước biểu đồ (xem Hình 2.11.) về sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm để HS dễ có ấn tượng về sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí

2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 Nghìn tấn

Hình 2.11. Biểu đồ sản lƣợng dầu thô qua các năm 1986 – 2005

+ Về qui mô: nhận xét qua biểu đồ (hoặc bảng số liệu SGK) công nghiệp dầu khí mới chỉ hình thành từ năm 1986 với sản lượng nhỏ. Những năm sau đó sản lượng dầu khí tăng liên tục, tăng nhanh, năm 2005 sản lượng dầu đạt 18,5 triệu tấn, tăng gần 2,5 lần trong thời kì 1995- 2005

+ Về tổ chức khai thác: ngoài tập đoàn dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM) - cơ quan chủ quản khai thác, nước ta còn liên doanh hợp tác, thăm dò và khai thác với các công ti dầu khí nước ngoài (Hoa Kì, Anh, Pháp, Nhật...), tiêu biểu là công ti dầu khí VIETSOPETRO

Bên cạnh khai thác dầu thô, khí đốt cũng được đưa vào bờ theo đường ống ngầm để sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện (cụm nhiệt điện Phú Mĩ)

Thời gian gần đây, nhiều cuộc thăm dò đã phát hiện thêm nhiều mỏ dầu và khí mới có giá trị CN. Tương lai ngành dầu khí còn nhiều triển vọng lớn

- Tác động của CN khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB? GV cung cấp thông tin về sự phát triển của công nghiệp dầu khí: khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí, công nghiệp sản xuất điện từ khí hỗn hợp…Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB: thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấuKT và sự phân hoá lãnh thổ của vùng, góp phần nâng cao vị thế của vùng trong cả nước. Tuy nhiên, cần chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí.

Bƣớc 2: Viết báo cáo ngắn (HS làm việc cá nhân)

Bƣớc 3: HS trình bày báo cáo trƣớc lớp

GV gọi 1 hoặc 2 HS trình bày báo cáo trước lớp. Lưu ý HS về hành văn, ngôn ngữ và yêu cầu ngắn gọn của báo cáo (khoảng 200 từ là thích hợp).

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng địa lí qua hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành trong sách giáo khoa địa lí 12 thpt tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)