Nguyên nhân của những hạn chế 1 Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường thpt tân yên 2 - tỉnh bắc giang.pdf (Trang 72 - 75)

28 46.7 10 Tổng hợp các số liệu trong bảng thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 1 Nguyên nhân chủ quan

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một số cán bộ quản lý, cùng một bộ phận cán bộ, giáo viên trong trong nhà trƣờng còn chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh, cũng nhƣ việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71 đình và xã hội trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức, nên chƣa tích cực tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện mối quan hệ phối hợp đó.

Còn một bộ phận không nhỏ học sinh yếu về đạo đức và yếu kém về cả học lực là do bản thân học sinh chƣa tích cực tu dƣỡng, rèn luyện. Do vậy các đối tƣợng học sinh này thƣờng thiếu hụt về tri thức văn hoá, những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc quy định của xã hội, nhận thức sai lệch về những tri thức ứng xử với gia đình và xã hội. Các em không tự nhận thức đƣợc về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, sống buông thả, tuỳ tiện, lí tƣởng mờ nhạt không xác định đƣợc phƣơng hƣớng phấn đấu cho bản thân.

Ngoài ra còn có nguyên nhân từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi, các yếu tố về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THPT: Sôi nổi, bồng bột, nhạy cảm, dễ dao động, dễ mất thăng bằng, dễ bị cám dỗ dẫn đến không điều chỉnh đƣợc hành vi của mình, a dua đua đòi học theo cái xấu, tiêu cực rơi vào tình trạng cực đoan. Những vấn đề nêu trên nếu không đƣợc nhà trƣờng, gia đình và xã hội phát hiện sớm để kết hợp chặt chẽ giáo dục, định hƣớng thì việc suy thoái về tƣ cách đạo đức sẽ là điều tất yếu xảy ra.

Nhà trƣờng giữ vai trò giáo dục trung tâm, then chốt trong phối hợp ba môi trƣờng giáo dục, nhƣng lại chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ động trong việc tập hợp các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng, chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trƣờng và gia đình còn tách rời, đơn phƣơng, thiếu nội dung và biện pháp thống nhất, không hỗ trợ đƣợc cho nhà trƣờng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, thậm trí còn làm suy giảm những nội dung giáo dục từ phía nhà trƣờng. Có những học sinh gia đình khá giả, bố mẹ có chức quyền, có mối quan hệ cấp trên ràng buộc với nhà trƣờng, thì con em của họ thƣờng ỷ nại, lƣời học tập, rèn luyện, tu dƣỡng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72 động cơ học tập kém, nhƣng có thể lại đƣợc nhà trƣờng hoặc các thày cô giáo nâng đỡ, bỏ qua những lỗi vi phạm của học sinh, kết quả là học sinh đó ngày càng yếu kém về học tập và đạo đức.

Công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội đơn điệu, mang nặng tính hình thức, chƣa chú trọng đến hiệu quả. Ban đại diện hội phụ huynh học sinh của nhà trƣờng có thành lập và có sự liên hệ về mặt tổ chức nhƣng suốt năm học mối liên hệ đó thể hiện ở ba kì họp phụ huynh học sinh: đầu năm, cuối kì I và có thể là cuối năm học. Thông thƣờng nội dung các kì họp chủ yếu thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của từng học sinh, thông báo các khoản đóng góp theo qui định. Vì thiếu thông tin thƣờng xuyên nên phụ huynh học sinh muốn đóng góp ý kiến gì với nhà trƣờng đều rất khó, chủ yếu đồng tình và thống nhất ý kiến là tất cả nhờ nhà trƣờng, phụ huynh học sinh sẽ chấp hành đầy đủ mọi chủ trƣơng, kế hoạch của nhà trƣờng.

Cán bộ quản lí xã hội còn tƣ tƣởng coi giáo dục đạo đức là công việc riêng của nhà trƣờng, nhà trƣờng phải chịu mọi trách nhiệm về giáo dục đạo đức cho học sinh trƣớc gia đình và xã hội, từ đó phó thác trách nhiệm cho nhà trƣờng, ỷ lại cho nhà trƣờng, phê phán chất lƣợng đào tạo, hiện tƣợng đạo đức học sinh xuống cấp về những vi phạm pháp luật ở một số học sinh.

Đối với gia đình, mặc dù thời gian gần đây nhận thức về việc chăm lo, đầu tƣ cho con cái học hành đã đƣợc cải thiện tuy nhiên việc quan tâm này chủ yếu đầu tƣ cho con cái điều kiện học tập, học thêm,… việc dành thời gian quan tâm giáo dục nhân cách cho con em mình chƣa nhiều, do bố mẹ còn bận công tác, làm ăn; các lực lƣợng ngoài xã hội nhƣ công an, chính quyền địa phƣơng cũng ngại liên hệ, tiếp xúc với nhà trƣờng do quan niệm giáo dục đạo đức cho học sinh không thuộc chức năng. Đó là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng gặp khó khăn, nên chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của toàn xã hội vào công tác giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 dục đạo đức học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường thpt tân yên 2 - tỉnh bắc giang.pdf (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)