Nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường thpt tân yên 2 - tỉnh bắc giang.pdf (Trang 108 - 110)

3. Đối với xã hộ

3.2.6. Nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa

về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội

3.2.6.1. Mục tiêu

Kiểm tra đánh giá việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội là khâu quan trọng cuối cùng của quá trình tổ chức phối hợp trên. Hoạt động này tạo nên mối liên hệ thƣờng xuyên và bền vững trong quản lí, là khép kín chu trình vận động của quá trình quản lí giáo dục. Do vậy, nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về việc quản lí là một biện pháp vô cùng quan trọng và cần thiết vì chỉ khi nào kiểm tra, đánh giá chân thực thì mới có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp quản lí hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, việc tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục để tạo ra mối quan hệ gắn bó, thống nhất, chặt chẽ, thƣờng xuyên và có hiệu quả trong giáo dục thì lại là vấn đề không đơn giản, thậm chí có những điều kiện khó khăn hơn trong cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay khi mà nhiều ngƣời quan tâm đến lợi ích kinh tế hoặc có những tính toán theo lợi ích cá nhân rất khác nhau. Vì vậy, nhà trƣờng cần cố gắng hơn trong việc tập hợp lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, quan tâm đến việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ thực tế cho việc chỉ đạo và phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ngày càng có hiệu quả giáo dục cao hơn, nhất là trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.6.2. Cách thức thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lƣờng việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chí theo các thời điểm khác nhau, qua đó ngƣời quản lí phát hiện ra những sai lệch để kịp thời điều chỉnh.

Sau mỗi năm học, Ban giám hiệu nhà trƣờng cần chuẩn bị nội dung và tiến hành hội nghị tổng kết về kết quả học tập và công tác giáo dục đạo đức, đánh giá hiệu quả của việc phối hợp các lực lƣợng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế, phân tích các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo cho những năm sau đạt kết quả cao hơn. Thành phần hội nghị là đại diện các lực lƣợng giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức học sinh.

Lực lƣợng tham gia kiểm tra đánh giá việc quản lí phối hợp trên phải có sự tham gia không những của nhà trƣờng mà phải có đại diện của cha mẹ học sinh và cán bộ quản lí xã hội ở địa phƣơng. Tại hội nghị cần chú ý tới các tham luận từ đại biểu là đại diện của phụ huynh học sinh và một số cơ quan hữu quan đại diện cho các tổ chức xã hội, ý kiến của các nhà giáo lão thành.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Kiểm tra đánh giá phải thực chất, không chạy theo thành tích, phải đúng ngƣời, đúng việc, phải lựa chọn, cân nhắc chính xác.

Thi đua khen thƣởng là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên, nếu khen thƣởng không chính xác thì sẽ có tác dụng ngƣợc lại với mong muốn của chủ thể quản lí. Thi đua khen thƣởng cần đa dạng về hình thức: Tuyên dƣơng khen thƣởng ở trƣờng, ở lớp, ở chi đoàn. Ngoài ra nhà trƣờng cần gửi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh về địa phƣơng để địa phƣơng hay dòng họ cũng có những hình thức khen thƣởng kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường thpt tân yên 2 - tỉnh bắc giang.pdf (Trang 108 - 110)