Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.pdf (Trang 52 - 55)

5. Kết cấu luận văn

2.2.4 Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định

Nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển hóa các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm đã được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp trong thực tiễn, xây dựng một số quy định mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, phát triển và vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan.

Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã đưa ra quy định chung về thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm, là thời hạn được tính từ thời điểm đăng ký cho đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của người yêu cầu xóa đăng ký. Quy định này đã khắc phục được hạn chế của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP trong đó quy định việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị trong 05 năm, kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc có yêu cầu đăng ký gia hạn. Như vậy, các bên tham gia giao dịch sẽ chủ động thực hiện việc xóa đăng ký mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký gia hạn hoặc xóa đăng ký trướchạn.

Việc hệ thống hóa các trường hợp phải đăng ký được dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, do đó bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật hiện hành.

Để thuận tiện cho cá nhân, tổ chức trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định tập hợp, liệt kê các trường hợp đăng ký bắt buộc: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp rừng sản xuất l , thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển; các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định (khoản 1 Điều 3) và đăng ký tự nguyện đối với trường hợp không thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký (khoản 2 Điều 3) - các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 (thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển, các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định).

Tình hình dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo, không có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vaytại SGCTNH như sau:

Bảng 7: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay qua các thời điểm

Đơn vị: tỷ đồng

Cho vay bằng tiền đồng

và ngoại tệ quy đổi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Có tài sản 7.251,3 8.907,14 9.571,48 9.880,74

Không tài sản 157,64 193,64 549,78 505,42

Tài sản hình thành

từ vốn vay 507,05 622,84 334,49 557,2

Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36

Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.

Biểu 5: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay qua các thời điểm

Đơn vị: tỷ đồng 7.251,30 157,64 507,05 8.907,14 193,64622,84 9.571,48 549,78 334,49 9.880,74 505,42 557,2 0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 6.000,00 7.000,00 8.000,00 9.000,00 10.000,00

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011

Có tài sản Không tài sản Tài sản hình thành từ vốn vay

Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.

− Như vậy, với tổng dư nợ của toàn hệ thống đến ngày 30/06/2011 là 10.943,36 tỷ đồng thì dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm 90,29%, tài sản bảo đảm chủ yếu là bất động sản, máy móc thiết bị, xe, hàng hóa, giấy tờ có giá. Dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm chiếm 4,62% và dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay (bất động sản, máy móc thiết bị, xe) chiếm 5,09%/ tổng dư nợ của toàn hệ thống.

− Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tăng lên theo các năm. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn: lãi suất cao, chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng gia tăng, việc thu hồi các khoản phải thu của DN trở nên hết sức khó khăn đòi hỏi ngân hàng ngoài sự tin tưởng vào phương án kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó cần phải có tài sản bảo đảm để thế chấp (đặc biệt là các tài sản thế chấp là bất động sản có đủ điều kiện thế chấp, với một tỷ lệ cho vay trên trị giá tài sản bảo đảm thông thường chỉ bằng 85%) vì rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng không thể lường hết được.

− Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chỉ cho vay không có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay theo một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo an toàn cho mình.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.pdf (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)