Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.pdf (Trang 61 - 64)

5. Kết cấu luận văn

2.3.1 Những kết quả đạt được

− Hệ thống Sài Gòn Công Thương Ngân hàng nhìn chung đã áp dụng lãi suất cạnh tranh, ưu đãi để mở rộng thị phần cho vay và hỗ trợ khách hàng, nhất là đối với các khách hàng truyền thống. Những khách hàng này thường là khách hàng có quan hệ tín dụng, tiền gửi, thanh toán với SGCTNH trong một thời gian dài với doanh số cho vay, thu nợ, doanh số xuất nhập khẩu, doanh số thanh toán tương đối lớn tại SCTNH. Nhờ

vậy mà DN có thể yên tâm sản xuất, thanh toán đầy đủ nợ gốc lãi, không phát sinh nợ quá hạn.

− SGCTNH luôn sát cánh bên doanh nghiệp ngay cả trong những lúc khó khăn nhất vì vậy khách hàng luôn gắn bó với Ngân hàng. Thực tế cho thấy, mặc dù lãi suất cho vay của SGCTNH có phần cao hơn so với một số NH TMCP, đặc biệt là các Ngân hàng trong khối quốc doanh nhưng khách hàng không vì thế mà bỏ đi. Bởi SGCTNH đã vực Doanh nghiệp dậy, giúp họ đứng vững trong lúc tưởng chừng như không thể cứu vãn nỗi tình thế. Đối với các doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinhdoanh về hàng may mặc, chế biến thủy hải sản luôn được mời chào với mức lãi suất ưu đãi nhất. Do đó, những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với SGCTNH, đa số là các khách hàng lớn, có uy tín trong thanh toán nợ luôn gắn bó với ngân hàng.Điều này tạo nên mối quan hệ tốt, KH có ý thức thanh toán gốc lãi đúng hạn cho NH.

− Cán bộ tín dụng rà soát, sàng lọc và lựa chọn khách hàng có uy tín để bảo đảm chất lượng hoạt động tín dụng và an toàn hoạt động. Cho đến nay, mặc dù chỉ tiêu dư nợ của năm 2011 do Hội đồng quản trị SGCT đặt ra cho phòng Tín dụng Hội sở và toàn hệ thống vẫn chưa đạt được nhưng chủ trương của Ban Tổng Giám đốc là không chú trọng vào tăng dư nợ, chạy theo chỉ tiêu mà kiểm soát chặt chẽ từng khoản vay, kiểm tra sau khi giải ngân nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, không cho vay theo phong trào như các ngân hàng khác. Định kỳ 2 - 3 tháng/lần, cán bộ tín dụng trực tiếp xuống cơ sở kinh doanh của khách hàng để kiểm tra về tình hình hoạt động của đơn vị, số lượng lao động, thành phần nhân sự chủ chốt sáng lập nên công ty có gì thay đổi nhằm kịp thời nắm bắt, báo cáo lãnh đạo và có hướng xử lý sớm. Giữa kế toán tín dụng và nhân viên tín dụng có sự kiểm tra chéo về việc định kỳ kiểm tra sau nên hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng có khách hàng đến 6 tháng hoặc 1 năm mới đi kiểm tra một lần. Hàng quý, Phòng tín dụng luôn có báo cáo về chất lượng tín dụng để trình Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị.Kiểm soát được tình hình nợ quá hạn, có biện pháp xử lý kịp thời khi khoản nợ mới phát sinh ở nhóm nợ có rủi ro thấp.

− Dư nợ tín dụng luôn tăng đều qua các năm và toàn hệ thống vẫn hạn chế được mức thấp nhất các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, đặc biệt là các khoản nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5).

− Các khoản vay phần lớn có tài sản bảo đảm hợp pháp, thủ tục công chứng đầy đủ nên góp phần bảo đảm chất lượng hoạt động tín dụng. Mặc dù, tài sản bảo đảm không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay, không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vốn vay nhưng là cơ sở để xác lập trách nhiệm của người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng.

− Một số khách hàng đề nghị vay vốn tại SGCTNH với tài sản bảo đảm đầy đủ điều kiện thế chấp. Tuy nhiên, mục đích vay vốn không rõ ràng, những mục đích vay như kinh doanh chứng khoán, bất động sản, đảo nợ đều bị ngân hàng từ chối vì SGCTNH nhận thấy rằng ngân hàng không phải tiệm cầm đồ, số tiền cho vay ra phải đúng mục đích, có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn rõ ràng, minh bạch. Chỉ có như thế mới hạn chế được những rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất và đảm bảo an toàn cho SGCTNH.

− Quy trình tín dụng, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, quy trình xử lý nghiệp vụ thư tín dụng và các quy định về việc: phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của SGCT, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, quy chế giảm, miễn lãi vay đối với khách hàng vay vốn SGCTNH được quy định rõ ràng, chặt chẽ, thường xuyên cập nhật những thay đổi, đảm bảo tuân thủ hoạt động theo quy định pháp luật hiện hành. Góp phần phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

− Về cán bộ tín dụng: Ngân hàng đã chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ như: tổ chức cho cán bộ điều hành và nhân viên thừa hành tham dự các khóa học về quản trị Ngân hàng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế...sau đó báo cáo và truyền đạt lại những gì đã được học cho mọi người cùng nắm. Một CBTD được trang bị đầy đủ kiến thức sẽ biết nên cho vay hay từ chối cho vay khoản vay nào để có thể hạn chế được rủi ro tín dụng.

− Định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất, phòng Kiểm toán nội bộ sẽ đề nghị kiểm tra hồ sơ của nhân viên tín dụng một lần để kịp thời phát hiện ra những khâu còn thiếu hay

sai sót giúp nhân viên tín dụng kịp thời chỉnh sửa, bổ sung chứng từ còn thiếu, hoàn thiện lại hồ sơ. Phòng Kiểm toán nội bộ phân chia trách nhiệm cho các nhân viên phụ trách từng khu vực cụ thể trong toàn hệ thống từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam, định kỳ kiểm tra trực tiếp để chấn chỉnh lại toàn bộ hoạt động của các chi nhánh, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

− Riêng tại Phòng Tín dụng Hộisở có phân công cho một nhân viên tín dụng chuyên về việc tìm hiểu, cập nhật những văn bản pháp luật mới, thu thập những thông tin giá cả thị trường của các ngành mà SGCTNH đã tham gia tài trợ và sắp tài trợ, mỗi sáng thứ 7 cuối tuần sẽ thông báo đến các anh em trong Phòng. Ngoài ra, có những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trong nghiệp vụ tín dụng hàng ngày mọi người đều có thể đưa ra để chia sẽ, trao đổi để mọi người có thể nắm bắt và cùng tháo gỡ trong công việc như những rắc rối gặp phải trong quá trình công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm. Những thông tin luôn được cập nhật mới sẽ giúp mọi người nắm bắt được những diễn biến của thị trường đồng thời hiểu rõ hơn những văn bản pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo đến mức tối đa sự an toàn cho SGCTNH.

− Bên cạnh phòng Pháp chế là phòng chuyên về soạn thảo các quy trình, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp hướng dẫn cho toàn hệ thống áp dụng, SGCTNH còn thuê thêm một luật sư làm việc bán thời gian để tư vấn, góp ý những vấn đề mà ngân hàng còn vướng mắc như chỉnh sửa nội dung trong biên bản họp Hội đồng thành viên, biên bản họp Hội đồng quản trị, hợp đồng thế chấp để hoạt động tín dụng của SGCTNH được an toàn hơn.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.pdf (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)