Về phía các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.pdf (Trang 77 - 82)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1Về phía các Ngân hàng thương mại

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, nợ xấu của các ngân hàng thương mại sẽ bộc lộ rõ ở giai đoạn cuối năm, khi mà doanh nghiệp đã đuối sức với món lãi vay quá cao. Thêm vào đó, dấu hiệu của nền kinh tế sẽ còn nhiều khó khăn, khó lòng để các doanh nghiệp xoay trở trả nợ đúng hạn.

Để bảo đảm thanh khoản cũng như quy định tăng trưởng tín dụng đạt 20% dư nợ cho vay, một mặt các ngân hàng triệt để “thắt” các khoản vay phi sản xuất, mặt khác khẩn trương thu hồi vốn. Từ đây, nợ xấu dần lộ diện. Theo nhiều ngân hàng, không ít doanh nghiệp có các khoản nợ thuộc diện “khó đòi” từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.

Thực tế cho thấy, việc thắt chặt tín dụng phi sản xuất đã làm ảnh hưởng lớn đến thị trường động sản. Các công trình đang xây dựng dỡ dang nay phải “trùm mền” do các ngân hàng ngưng giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký kết. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản không hoàn thành được công trình, không có đầu ra dẫn đến không có nguồn thu sẽ không trả nợ được cho ngân hàng. Khi đó, nợ quá hạn, nợ xấu là điều tất nhiên mà ngân hàng phải gánh chịu.

Một số ngân hàng cho biết, nợ xấu phát sinh không xuất phát từ thái độ dây dưa, chây ỳ của khách hàng mà là do hoạt động kinh doanh khó khăn, khiến khách hàng khó có khả năng trả nợ. Đặc biệt, với những khách hàng thân thiết, có quan hệ giao dịch hai chiều lâu dài, có khoản vay lớn thì ngân hàng quả thật rất khó xử. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lên đến 2 – 2,5% tổng dư nợ. Mặc dù gần đây, các ngân hàng ráo riết siết chặt tín dụng và thu hồi vốn bằng nhiều biện pháp, song nhiều ý kiến vẫn e ngại nợ xấu sẽ gia tăng vào cuối năm.

Nợ xấu hiện phân bố không đều ở các ngân hàng. Chính điều này phản ánh năng lực hoạt động của ngân hàng trong việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay và kiểm soát nguồn vốn vay, cũng như hỗ trợ khách hàng. Bởi trong nhiều trường hợp, khi xét duyệt hồ sơ cho vay, các dấu hiệu xấu chưa xuất hiện, chỉ đến tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 6 mới bắt đầu lộ diện. Lúc này, cần thiết phải có sự theo dõi, kiểm soát và hỗ trợ lập tức của ngân hàng cho vay. Muốn vậy, các ngân hàng phải có hệ thống phòng thủ, tức quỹ dự phòng khá chu đáo. Nếu không tuân thủ điều này, thì ngân hàng phải nhận lấy hậu quả. Điều đó là hoàn toàn sòng phẳng trong kinh doanh.

Hiện nợ xấu của các ngân hàng vẫn đang trong tầm kiểm soát (hơn 2,7% GDP). Theo thông lệ, khi tỷ lệ này tăng quá 5% GDP thì sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Thế nhưng, với mức lãi suất cho vay lên đến 27 – 28% tại nhiều ngân hàng như hiện nay, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh cũng như trả nợ ngân hàng, và áp lực đó sẽ dồn về cuối năm. Mặt khác, cho đến nay, tình hình các nền kinh tế lớn chi phối thế giới vẫn bộc lộ nhiều tín hiệu xấu. Do vậy, rất khó để các doanh nghiệp Việt Nam lội ngược dòng, tạo cú đột phá ngoạn mục nào trong kinh doanh để có doanh thu tốt và xoay sở trả nợ. Nợ xấu đe dọa hoạt động ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, ta không bi quan về vấn đề này vì bản chất của nền kinh

tế giai đoạn này rất khó khăn, cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Nếu như người dân phải bươn chải với gánh nặng cuộc sống khi giá tiêu dùng leo thang, doanh nghiệp phải chật vật cố sức trụ lại thì phía ngân hàng cũng phải chấp nhận tình thế khó khăn chung. Đây là lúc thanh lọc các doanh nghiệp yếu và ngân hàng cũng cần như vậy.

Để chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn, không chỉ riêng SGCTNH mà các ngân hàng thương mại nói chung cần phải:

Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của một NHTM, nhằm mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận cao, đảm bảo an toàn, lành mạnh. Đây là cơ sở pháp lý cho vay, đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng, chính sách cho vay cần quy định cụ thể trong việc xem xét đối tượng khách hàng cho vay, tiêu chuẩn ngân hàng có thể cho vay. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam bảo dảm cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. Do đó, khi nhìn vào cơ cấu và chất lượng tín dụng của một ngân hàng có thể thấy được chính sách tín dụng của ngân hàng đó như thế nào.

Nếu một ngân hàng quá quan tâm đến chính sách tăng trưởng tín dụng thì rủi ro tín dụng sẽ cao vìkhi đó mục tiêu an toàn tín dụng không được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ nới lỏng điều kiện vay vốn, việc lựa chọn khách hàng sẽ không còn chặt chẽ. Ngược lại, với chính sách tín dụng thắt chặt thì việc lựa chọn khách hàng sẽ khắt khe và chỉ cho vay các khoản tín dụng an toàn, đảm bảo chắc chắn.

Thông qua chính sách tín dụng, các ngân hàng cũng định hướng cho mình lĩnh vực khuyến khích cho vay và lĩnh vực hạn chế cho vay, đồng thời xây dựng cơ cấu dư nợ một cách hợp lý để phát triển bền vững.

Thực hiện đúng quy trình tín dụng

Thực hiện đúng quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình sẽ giảm được rủi ro về đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Việc thực hiện đúng quy trình cho vay các cán bộ tín dụng có thể đánh giá được khả năng xảyra rủi ro của khách hàng và khoản vay đó, từ đó có biện pháp để lường trước khi rủi ro xảy ra.

Phân tích tín dụng và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của mỗi khoản vay trước khi ra quyết định cho vay

Trước khi quyết định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng cần phân tích những rủi ro có thể xảy ra nếu cho vay, những rủi ro cần phân tích như rủi ro về thị trường đầu ra: do nhu cầu sản phẩm giảm, rủi ro do môi trường kinh doanh, rủi ro cạnh tranh, rủi ro do người mua chậm hoặc không thanh toán, rủi ro thiếu hụt nguyên vật liệu…từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa để giảm tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

Thường xuyên đánh giá, phân loại tín dụng, xếp loại khách hàng

Phân loại tín dụng là quá trình xác định cập độ rủi ro tín dụng theo một tiêu thức nhất định.

Thông qua việc phân loại tín dụng ngân hàng đánh giá được các khoản tín dụng đủ tiêu chuẩn, có khả năng trả nợ. Các khoản tín dụng được theo dõi là các khoản tín dụng tiềm ẩn rủi ro, cần được giám sát thường xuyên. Các khoản nợ có khả năng mất vốn: khó thu hồi được vốn và phải theo dõi, bám sát, thậm chí kiện ra tòa để có thể phát mãi tài sản, thu hồi nợ.

Xếp loại khách hàng: thông qua tiêu thức xếp loại khách hàng, ngân hàng có chính sách tín dụng thích hợp. Đối với những khách hàng xếp loại cao, có uy tín trong thanh toán nợ gốc và lãi ngân hàng sẽ có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí cấp tín dụng, tài sản bảo đảm…Ngược lại, khách hàng xếp loại thấp ngân hàng cần thắt chặt các điều kiện tín dụng.

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một biện pháp quan trọng để hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Do rủi ro là điều tất yếu xảy ra trong kinh doanh của các NHTM, các NHTM không thể giảm nó xuống bằng không, do vậy để giảm bớt tổn thất do rủi ro xảy ra, các NHTM cần trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hiện các NHTMVN đang trích lập dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.

Tăng cường việc kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng, tuân thủ đúng quy trình, nguyên tắc

Trước mắt, các ngân hàng nên tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay để phát hiện, xử lý kịp thời những tình huống có dấu hiệu ảnh hưởng đến an toàn vốn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 mà ngân hàng nhà nước quy định đối với các tổ chức tín dụng là dưới 20%, đến nay một số ngân hàng đã gần đạt đến mức quy định của NHNN vì vậy từ nay đến cuối năm các NH này chỉ tập trung kiểm tra, kiểm soát các khoản đã cho vay ra và thu hồi nợ đúng hạn.

Nâng cao chất lượng thẩm định trên cơ sở thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và các lĩnh vực nghiệp vụ khác. Trong quá trình thẩm định, phải tuân thủ đúng quy trình, nguyên tắc, tránh tùy tiện, cảm tính. Xem xét năng lực của khách hàng trên nhiều phương diện: tài chính, pháp luật dân sự và hành vi dân sự, hiệu quả của phương án sản xuất, kinh doanh, tính khả thi của phương án, nguồn trả nợ cho ngân hàng, những lợi ích cũng như rủi ro mà dự án đem lại khi quyết định tài trợ cho dự án.

Thực hiện chuyển đổi cán bộ quản lý hồ sơ với nhau nhằm đảm bảo cán bộ tín dụng có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ và các nghiệp vụ mới phát sinh, tránh tiêu cực có thể xảy ra dẫn đến việc cán bộ tín dụng cấu kết với khách hàng để rút tiền của ngân hàng.

Bố trí đúngvà đủ số cán bộ tín dụng theo quy định xử lý nghiêm túc đối với cán bộ có sai phạm. Việc bố trí hợp lý số lượng hồ sơ đối với từng cán bộ tín dụng sẽ giúp họ sâu sát hơn tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình đang quản lý, giải quyết nhanh yêu cầu củakhách hàng, không bố trí quá nhiều hồ sơ cho một cán bộ tín dụng vì như thế sẽ không quản lý hết các khách hàng, quá tải công việc dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng, công việc bị tồn đọng.

Đối với các dự án lớn, khoản vay lớn có tổ thẩm định riêng. Phân định rõ trách nhiệm của giám đốc, cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng…giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp trong quyết định cho vay hay từ chối cho vay của mình.

Xây dựng và hoàn thiện chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng đắn

Mỗi ngân hàng phải xây dựng và hoàn thiện chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng đắn. Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro, tái cơ cấu bộ máy tổ chức, đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường.

Nâng cao năng lực tự quản trị rủi ro của các ngân hàng chứ không phải là khống chế từ trên ngân hàng trung ương xuống theo các tỷ lệ, chỉ tiêu nhất định, để từ đó ngân hàng thương mại cố gắng làm mọi việc để đạt chỉ tiêu đó, kể cả chuyện bóp méo số liệu. Việc đảm bảo an toàn chỉ có mỗi yêu cầu từ ngân hàng trung ương dội xuống thì vô cùng mỏng manh, bởi cơ chế đó do ngân hàng trung ương đưa ra và rồi chính ngân hàng trung ương kiểm soát và đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Minh bạch và công khai hóa thông tin

Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai hóa thông tin không chỉ được thực hiện giữa các NHTM với NHNN mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương.pdf (Trang 77 - 82)