Các chỉ tiêu tài chính đó là các chỉ tiêu được xác định dựa trên thông tin của các báo cáo tài chính qua các thời kỳ của DN. Các chỉ tiêu tài chính mang tính định lượng.
A. Chỉ tiêu thanh khoản:
(1) Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán, nó được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá khả năng thanh toán chung của DN. Công thức tính như sau:
Hệ số thanh toán ngắn hạn thông thường yêu cầu lớn hơn hay bằng 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn cao có nghĩa DN luôn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ.
(2) Khả năng thanh toán nhanh:
Chỉ tiêu này được tính toán giữa các tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền so với Nợ ngắn hạn. Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Công thức tính như sau:
B. Chỉ tiêu hoạt động:
(3) Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiệu quả trong quản trị hàng tồn kho của DN. Công thức:
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động
=
Khả năng thanh toán nhanh
Nợ ngắn hạn
Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu
=
Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán =
(4)Kỳ thu tiền bình quân:
Tỷ số này cho biết DN mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Công thức:
(5) Hiệu quả sử dụng tài sản:
Chỉ tiêu này đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình SXKD trong một năm sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số này thấp thì có thể là vốn đang không được sử dụng hiệu quả và có khả năng DN thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi hay vay tiền quá nhiều so với nhu cầu thực sự. Công thức:
C. Chỉ tiêu cân nợ:
(6) Nợ phải trả/tổng tài sản:
Hệ số này cho biết cứ sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiều đồng vốn vay. Hệ số này quá lớn rủi ro tài chính sẽ cao công ty dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
(7) Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này đánh giá sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu.
(8) Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng:
Hiệu quả sử dụng tài sản
Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần
=
Nợ phải trả/tổng tài sản
Tổng tài sản Tổng nợ phải trả
=
Kỳ thu tiền bình quân
Doanh thu bình quân ngày Các khoản phải thu bình quân
=
Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả
=
Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng
Tổng dư nợ ngân hàng Nợ quá hạn
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ ngân hàng của DN. Hệ số này quá lớn thì rủi ro tài chính sẽ cao.
D. Chỉ tiêu thu nhập
(9) Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu:
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu mà DN thực hiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, phản ánh việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình SXKD để tạo ra lợi nhuận cho DN.
(10) Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản:
Đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình SXKD sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa DN làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy DN làm ăn càng hiệu quả.
(11) Tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này đo lường mức độ tạo thu nhập từ vốn chủ sở hữu, nó như một thước đo hiệu quả đầu tư nếu đứng trên quan điểm của các cổ đông và được so sánh với mức sinh lời chung về quản lý vốn. Tỷ số này càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả.