Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập.pdf (Trang 56 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội

2.2.5.1. Giao thông

Lạng Sơn có mạng lưới giao thông phân bố tương đối rộng khắp,

không ngừng được mở rộng và nâng cấp, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường xã.

Về đường quốc lộ, có 6 tuyến QL chạy qua địa phận tỉnh Lạng Sơn bao gồm: QL 1A nối Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội - Các tỉnh phía Nam dọc theo chiều dài đất nước. Trong quy hoạch phát triển kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã xác định xây dựng tuyến đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao tốc Hà Nội - Hữu Nghị với quy mô 6 làn xe. QL 1B nối Lạng Sơn - Thái Nguyên đi qua các huyện, thị Đồng Đăng - Văn Quan - Bình Gia và Bắc Sơn của Lạng Sơn. QL 4A nối Đồng Đăng - Thất Khê đi Cao Bằng 148 km. QL 4B nối Lạng Sơn - Lộc Bình - Đình Lập đi Quảng Ninh 114 km. QL 31 Đình Lập - Bắc Giang. QL 279 từ Chi Lăng - Bắc Giang đi Quảng Ninh. Về đường sắt có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng đang vận hành và khai thác có hiệu quả. Lạng Sơn cũng có mạng lưới giao thông trong thành phố, thị trấn tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ; đảm bảo đến năm 2009 100 % xã, phường, thị trấn có đường ôtô đi đến trung tâm xã.

Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt có vai trò đặc biệt quan trọng, nối liền Lạng Sơn với các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc, các tỉnh Đồng Bằng phụ cận Hà Nội và xa hơn là các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Lạng Sơn đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá với các vùng trong cả nước, đảm bảo vận chuyển nhanh, có hiệu quả hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước với Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

2.2.5.2. Hệ thống cung cấp điện, nước

Lạng Sơn đã có hệ thống lưới điện phân bố rộng khắp và tương đối

đồng bộ từ 110 KV, 35 KV và 10 KV. Lưới điện đã kéo dài tới tất cả các thị trấn, huyện thành phố, các cửa khẩu và chợ biên giới. Năm 2009 có 100% số xã có điện lưới quốc gia. Tại các thị trấn, khu KTCK, khu công nghiệp và khu dân cư hầu hết đã đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và đáp ứng được một phần nhu cầu nước cho sản xuất. Đến nay tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch ở nông thôn là 50 %, thành thị là 90 %. Hệ thống cung cấp nước sạch của TP Lạng Sơn với công suất 10.000 m3/ngày/đêm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

2.2.5.3. Thông tin liên lạc

Mạng lưới thông tin liên lạc của Lạng Sơn phát triển khá nhanh chóng, được đầu tư đồng bộ, hiện đại về trang thiết bị, công nghệ, đội ngũ tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điều hành,... đáp ứng kịp thời được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội. Mạng lưới viễn thông kĩ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, cho phép liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Đến năm 2009 toàn tỉnh có 100% số xã có điện thoại cố định, bình quân 15,31 máy/ 100 dân; có 148/226 xã có điểm bưu điện văn hoá; 100% xã có báo đọc hàng ngày.

2.2.5.4. Cơ sở giáo dục - y tế

Trên toàn tỉnh có 667 trường, cơ sở đào tạo trong đó có 119 trường, cơ sở mần non; 237 trường tiểu học; 197 trường trung học cơ sở; 29 trường phổ thông cơ sở; 23 trường trung học phổ thông; 12 trung tâm giáo dục thường xuyên; 2 trường cao đẳng; 4 trường trung cấp. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của giáo dục Lạng Sơn đặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp sẽ góp phần đào tạo bổ sung một nguồn nhân lực có chất lượng, có chuyên môn phục vụ trong các ngành và các lĩnh vực.

Mạng lưới cơ sở y tế ngày càng phát tiển từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã. Toàn tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện và 4 phòng khám đa khoa khu vực. 100% số xã có nhà, trạm y tế. Cơ sở vật chất y tế được đầu tư bổ xung, hoàn thiện bình quân đạt 28,98 giường/1 vạn dân; đội ngũ cán bộ được tăng cường về số lượng và chất lượng, trung bình 5,55 bác sĩ/1 vạn dân; góp phần giảm tỷ lệ sinh và bệnh tật, tăng cường sức khoẻ cho nhân và do đó nâng cao tuổi thọ cho người dân.

2.2.5.5. Nguồn vốn đầu tư

Hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng với những cơ chế thông thoáng và nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư đã tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn khác nhau vào tỉnh Lạng Sơn.

Về nguồn vốn đầu tư trong nước, trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.521 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên 40 %; giai đoạn 2006 - 2008 tổng số vốn huy động đạt 8.819 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào khu KTCK tăng lên khá nhanh đặc biệt là sau Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn tháng 5/ 2009. Giai đoạn 2005 - 2010 riêng vốn đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn đạt 7.291,5 tỷ đồng trong đó 81% là vốn đầu tư Nhà nước, 19% là nguồn vốn tư nhân.

Bảng 2.3 : Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Lạng Sơn giai đoạn 2001 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 Trung bình 2001- 2010 Dự án ODA - Số dự án - Vốn thực hiện DA 1000 USD 09 42.725,1 09 55.000 16 123.862 12 % Dự án FDI - Số dự án - Vốn thực hiện DA 1000 USD 15 12.000 18 185.000 33 280.000 37 % Dự án NGO - Số dự án - Vốn thực hiện DA 1000 USD 10 3.750 17 8.250 40 38.000 26 % Nguồn: [31]

Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu hướng tăng vào địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Các nguồn vốn ODA, NGO chú trọng xây dựng hạ tầng khu vực các cửa khẩu, xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Thu hút FDI tuy còn ở mức thấp so với cả nước song có xu hướng tăng trong những năm gần đây, nhiều dự án có quy mô lớn dần đi vào hoạt động ổn định. [Bảng 2.3]

Các nguồn vốn đầu tư là cơ sở để Lạng Sơn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp; hình thành các khu vực dân cư đông đúc với các hoạt động thương mại, dịch vụ sầm uất như khu vực cửa khẩu Tân Thanh và khu vực thị trấn Đồng Đăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.5.6. Thị trường

Thông qua hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên giới, hàng hoá qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn có thị trường tiêu thụ trước hết là tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Thông qua thị trường Trung Quốc Lạng Sơn còn mở rộng thị trường sang các nước Đài Loan, Hồng Kông...

Về thị trường tiêu thụ nội địa, có hệ thống 61 chợ trong đó có 2 chợ đầu mối là Đông Kinh và Kỳ Lừa với gần 2.000 hộ kinh doanh thường xuyên tổ chức bán lẻ, bán buôn toả đi các tỉnh. Các chợ đường biên giới khác cũng được mở nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Khu vực nông thôn đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá có sản lượng lớn như các vùng cây ăn quả, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, hình thành các trang trại... đảm bảo cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập.pdf (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)