7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Quy hoạch hệ thống kho bãi, chợ biên giới, chợ cửa khẩu
• Xây dựng khu trung chuyển hàng hoá
UBND tỉnh Lạng Sơn đã lập đề án quy hoạch xây dựng khu trung chuyển hàng hoá nằm trong dự án quy hoạch Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế của tuyến hành lang kinh tế kết hợp quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn, có ý nghĩa quan trọng đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với hàng hoá của Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn. Khu trung chuyển hàng hoá sẽ là đầu mối kiểm tra, vận tải, trung chuyển hàng hoá; nó giúp cho ngành Hải quan, thuế vụ, quản lí thị trường, kiểm dịch thực hiện tốt chức năng chống buôn lậu và gian lận thương mại, đảm bảo vệ sinh an toàn hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúng thông lệ quốc tế và đúng các quy định của Việt Nam.
Khu trung chuyển hàng hoá thuộc hai xã Thuỵ Hùng và Phú Xá, huyện Cao Lộc, quy mô 160 ha. Tính chất của khu là: không gây ô nhiễm môi trường; là trung tâm tiếp nhận lưu trữ, phân phối hàng hoá và container phục vụ cho các cửa khẩu Lạng Sơn; kiểm tra hàng hoá XNK, thông quan các thủ tục hải quan; gắn kết các loại hình công trình dịch vụ như: khu nhà ở và cho thuê, khu dịch vụ vận tải, khu giới thiệu sản phẩm, văn phòng làm việc,… cây xanh và hệ thống hạ tầng kĩ thuật.[2].
• Hệ thống chợ biên giới, chợ cửa khẩu
Việc xây dựng chợ cửa khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân các xã ven biên giới qua lại mua bán, trao đổi hàng hoá. Dự kiến xây dựng các chợ biên giới là: Pò Háng, Ba Sơn, Khòn Háng, Nà Cầu, Bình Độ, Long Thịnh, Đồng Đăng và Tân Thanh với quy mô mỗi chợ biên giới khoảng 200 - 300 hộ kinh doanh; trong đó số hộ kinh doanh cố định của Trung Quốc khoảng 100 - 150 hộ; riêng chợ cửa khẩu Tân Thanh dự kiến xây dựng với quy mô 3.000 m2 và 300 hộ kinh doanh. [30].