7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
3.1.1. Quan điểm
- Tận dụng lợi thế về vị trí địa lí của Lạng Sơn, chính sách mở cửa của Nhà nước để chủ động tham gia có hiệu quả vào hội nhập KTQT, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm địa phương, khu vực doanh nghiệp; tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu ổn định; phát huy tối đa tiềm năng thiên nhiên, con người và truyền thống văn hoá, lịch sử của địa phương; khai thác tối đa lợi thế so sánh của tỉnh để đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, thâm nhập có hiệu quả vào thị trường trung Quốc.
- Phát triển KTCK Lạng Sơn phù hợp với xu thế hội nhập, gắn kết chặt chẽ với phát triển KT - XH của tỉnh, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là với các tỉnh trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng.
- Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng - Lạng Sơn (khu phi thuế quan, khu công nghiệp, cửa khẩu quốc tế) giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ.
- Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ văn minh. Chú ý phát triển khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kém phát triển, giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
- Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; tránh làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTCK với củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
3.1.2. Mục tiêu
Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh phát triển của vùng TDMN Bắc Bộ và xếp loại khá của cả nước. Phát huy vai trò Trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng và các khu KTCK. Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại của tuyến hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, địa bàn quan trọng có vai trò cầu nối, điểm trung chuyển trong Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; đồng thời có vai trò kết nối phát triển các mặt KTXH của vùng đồng bằng, TDMN Bắc Bộ với cả nước và với Trung Quốc, giữa Trung Quốc với khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt 936 triệu USD; tới năm 2020 đạt 1.900 USD; Phấn đấu kim ngạch nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn đạt 1.984 triệu USD năm 2015 và 3.200 triệu USD vào năm 2020.
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.2.1. Phát triển thƣơng mại
3.2.1.1. Khối lượng và kim ngạch hàng hoá XNK
Tăng khối lượng, chủng loại hàng hóa; cơ cấu hàng hoá chuyển dần từ hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp chất lượng thấp, chưa chế biến sang chất lượng cao, đã được chế biến. Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở đó giảm dần chênh lệch trong cán cân thương mại giữa hai nước. Tỷ trọng của kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn trong GDP toàn tỉnh đến năm 2015 chiếm khoảng 58,6% và đến năm 2020 chiếm khoảng 69,3%. (Bảng 3.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: Dự báo khối lƣợng và kim ngạch hàng hoá XNK qua cửa khẩu Lạng Sơn
Đơn vị: Triệu tấn / tỷ USD
TT Danh mục 2010 2015 2020
KL TT % KL TT KL TT
A Tổng khối lượng 12 15 25,2 16 40,5 10
1 Hàng xuất khẩu 04 18 9,2 15 18,5 10
2 Hàng nhập khẩu 08 15 16 10 22 08
B Kim ngạch XNK Trị giá TT % Trị giá TT % Trị giá TT %
1 Xuất khẩu 2,0 19,8 1,9 16,5 2,8 8,5
2 Nhập khẩu 1,2 18,5 2,3 15,2 3,2 6,5
Nguồn:[28]
Chú giải: - KL: khối lượng. - TT: tăng trưởng
3.2.1.2. Thương mại nội địa
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường trong các khu KTCK tăng bình quân 20 - 23%/năm. Tập trung đẩy mạnh phát triển các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, đại lý, cửa hàng tại các khu đô thị, khu cửa khẩu. Đồng thời phát triển hệ thống bán lẻ, bán hàng lưu động và thu mua nông sản tại các trung tâm xã khu vực nông thôn.
3.2.2. Phát triển du lịch
Xây dựng các khu, điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch với các sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch văn hoá tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm v.v. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Hình thành các tuyến du lịch từ khu KTCK đến các tuyến, điểm, khu du lịch khác trong nước và quốc tế như: TP Lạng Sơn - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Hải Phòng... và tuyến TP Lạng Sơn - Nam Ninh, Bắc Hải - Quảng Tây. (Bảng 3.2)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2: Dự báo lƣợng ngƣời xuất nhập cảnh theo thời gian
ĐVT: Triệu lượt người
Danh mục 2010 2015 2020 SL T. T % SL T. T % SL T. T % Tổng số 1,0 10 3,0 25 7,5 27 Khách nội địa 0,4 15 1,3 25 3,3 27 Khách quốc tế 0,6 10 1,7 23 4,2 27 Nguồn: [28]
Chú giải: - KL: khối lượng. - TT: tăng trưởng
3.2.3. Phát triển các lĩnh vực khác
- Tập trung cải cách khâu lưu thông hàng hoá, thu hút mạnh mẽ các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho các hoạt động xuất khẩu như: phát triển các ngành dịch vụ vận tải, kho ngoại quan, bưu chính viễn thông, dịch vụ tư vấn, thông tin… xây dựng, hiện đại hóa các trung tâm thương mại, hệ thống chợ nội địa, chợ khu vực cửa khẩu, trung tâm hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, giữ vững thị trường xuất nhập khẩu hiện có, tiếp tục khai thác những thuận lợi trong quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là với Trung Quốc để mở rộng thị trường. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu ổn định tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hướng nhập khẩu vào mục đích phục vụ sản xuất và tiêu dùng ở địa phương.
- Các vấn đề văn hoá - xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên được bảo vệ, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chính trị ổn định, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020
3.3.1. Tổ chức không gian các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn
3.3.1.1. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn
• Phạm vi: Khu KTCK này được xác định là trục phát triển chính về
kinh tế cửa khẩu của tỉnh; Phạm vi Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được xác lập tại phía Bắc tỉnh Lạng Sơn bao gồm: thành phố Lạng Sơn mở rộng; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và các xã Thụy Hùng, Phú Xá, Bảo Lâm, Thạch Đạm, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần xã Bình Trung - huyện Cao Lộc; các xã Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng; một phần xã Vân An - huyện Chi Lăng và xã Đồng Giáp - huyện Văn Quan. Tổng diện tích toàn khu là 394 km2, bao gồm có các cửa khẩu: Ga Đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Bảo Lâm.
• Tính chất: là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của vùng
Trung du và miền núi phía Bắc, là đầu mối giao thương liên vùng, quốc tế và giao thông quan trọng của hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Hội - Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ; Là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, đào tạo và thể dục thể thao của tỉnh Lạng Sơn; có cơ sở hạ tầng kĩ thuật xã hội đồng bộ, hiện đại; Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
• Phân khu chức năng: Trong khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được
hình thành trên phạm vi rộng, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh. Sẽ hình thành 2 phân khu chức năng chính là Khu phi thuế quan và Khu thuế quan.
- Khu phi thuế quan: là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn
cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng; có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan; có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hoá, các phương tiện ra vào khu. Khu phi thuế quan gồm các phân khu chủ yếu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Khu thương mại dịch vụ, khu gia công chế biến hàng xuất khẩu và khu lưu chuyển hàng hoá bố trí ở khu cửa khẩu Tân Thanh và khu cửa khẩu Cốc Nam.
+ Khu trung chuyển hàng hoá quốc tế, khu chế xuất 1 trên địa bàn hai xã Thuỵ Hùng và Phú Xá (huyện Cao Lộc).
- Khu thuế quan: bao gồm các khu chức năng: khu cửa khẩu quốc tế, khu công nghiệp, các khu du lịch, khu đô thị, hành chính và các khu dân cư, được xác định cụ thể như sau:
+ Khu cửa khẩu quốc tế (đường bộ Hữu Nghị và đường sắt ga Đồng Đăng): bao gồm các hoạt động chủ yếu: dịch vụ thông quan hàng hoá (đối với đường sắt) và giám quản sau thông quan (đối với đường bộ), dịch vụ xuất, nhập cảnh (cả đường bộ và đường sắt). Đối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cần được mở rộng, nâng cấp theo hướng hiện đại và tổ chức thành 2 luồng riêng biệt: luồng xuất nhập cảnh hành khách và luồng xuất nhập khẩu hàng hoá, mỗi luồng có 2 cửa: cửa xuất và cửa nhập. Đối với ga đường sắt Đồng Đăng cũng cần được mở rộng nâng cấp theo hướng hiện đại và tổ chức thành 2 khu riêng biệt: khu ga dành cho xuất nhập cảnh hành khách và khu ga dành cho xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp số 1: Khu công nghiệp Hồng Phong với quy mô 320 ha, tại xã Hồng Phong, Dự kiến sẽ phát triển các loại hình công nghiệp gia công tái chế hàng xuất khẩu; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Cụm công nghiệp số 2: ở phía Bắc thành phố với quy mô 50 - 60ha, dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp không gây ô nhiễm như điện tử, viễn thông, công nghiệp kỹ thuật cao. Cụm công nghiệp Hợp Thành: quy mô 40 - 50 ha, dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp vật liệu xây dựng gia công hàng xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Ngoài ra khu thuế quan còn có: trung tâm hành chính, cơ quan, trường chuyên nghiệp; các khu du lịch, dịch vụ; các khu dân cư; hệ thống công viên cây xanh.
3.3.1.2. Cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình)
Phát triển các ngành, lĩnh vực:
+ Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch: tập trung phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu, hình thành chợ, trung tâm thương mại, phát triển dịch vụ vận tải, các dịch vụ phụ trợ khác.
+ Phát triển công nghiệp: Phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ, tập trung các dự án sơ chế, bảo quản và chế biến hàng xuất, nhập khẩu.
+ Phát triển nông, lâm nghiệp: đẩy mạnh việc trồng rừng, khoanh nuôi, phục hồi rừng gắn với các dự án chế biến nông lâm sản; phát triển dịch vụ trong nông lâm, nghiệp.
3.3.1.3. Các khu vực cửa khẩu khác:
Trên cơ sở kết quả khảo sát các điểm cửa khẩu biên giới quốc gia của tỉnh tháng 11/2007, tỉnh đề xuất xây dựng một số điểm cửa khẩu sau:
• Cửa khẩu Bình Nghi (huyện Tràng Định)
Phát triển các ngành, lĩnh vực:
+ Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch: Tập trung xây dựng hình thành chợ, trung tâm thương mại; phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, bao gồm cả phát triển tuyến vận tải đường sông từ Bến Nà Mằn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, đến cửa khẩu và phát triển các dịch vụ phụ trợ; phát triển du lịch trên sông Kỳ Cùng, gắn với du lịch cửa khẩu.
+ Phát triển công nghiệp: Bố trí xây dựng 01 cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong khu kinh tế.
+ Phát triển nông, lâm nghiệp: Đẩy mạnh việc trồng rừng phòng hộ khu vực biên giới phục vụ phát triển dịch vụ; đẩy mạnh phát triển dịch vụ trong nông lâm nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
• Các khu vực cửa khẩu còn lại:
Cửa khẩu Nà Hình (Văn Lãng), Ba Sơn (Cao Lộc), Nà Nưa (Tràng Định), Bản Chắt (Đình Lập). Theo kết quả khảo sát hiện các điểm cặp chợ này tiềm năng phát triển chưa thật sự lớn, trao đổi hàng hoá chủ yếu là của cư dân biên giới; mặt khác để tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo hình thức cuốn chiếu, sớm hình thành các khu kinh tế có tác động là động lực thúc đẩy thực hiện nâng cấp các điểm cặp chợ trên thành cửa khẩu phụ, không đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực này.
Thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường vào cửa khẩu, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, xây dựng chợ cửa khẩu đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu là chợ Trung tâm cụm xã, đầu tư hệ thống cấp thoát nước, điện lưới quốc gia và xây dựng Trạm kiểm soát khu vực cửa khẩu, có bố trí lực lượng chức năng theo quy định để kiểm tra, giám sát hoạt động trao đổi hàng hoá qua cửa khẩu.
3.3.2. Phát triển vùng thị trƣờng
• Thị trường nội tỉnh
Mục tiêu gần nhất của phát triển kinh tế cửa khẩu là tạo đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương, bởi vậy cần tạo ra nguồn hàng xuất khẩu ổn định bằng cách hình thành các vùng sản xuất nông - lâm sản phục vụ xuất khẩu như: hoa hồi, hồng không hạt, chè,…
Việc phát triển thị trường nông thôn miền núi biên giới cần đạt các yêu cầu sau:
- Tổ chức tốt lưu thông hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề bên trong cho sản xuất và phân công lao động trong nông nghiệp theo hướng mở rộng các ngành nghề chế biến, dịch vụ; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để đưa sản xuất hàng hoá ở nông thôn lên quy mô lớn, ổn định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nâng cao tỷ suất hàng hoá để có nhiều sản phẩm lưu thông trên thị trường; phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của từng khu vực để tăng khả năng xuất khẩu vào thị trường truyền thống và mở