Thuận lợi và khó khăn của bài văn học sử khi tổ chức các hình

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử.pdf (Trang 27 - 32)

5. Bài học văn học sử tạo điêù kiện thuận lợi cho việc tổ chức các biện

5.2 Thuận lợi và khó khăn của bài văn học sử khi tổ chức các hình

thức học tập của học sinh

Với những đặc điểm của kiểu bài khái quát về tác gia có thể thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các biện pháp tích cực hoá hoạt động:

Trƣớc hết, ta thấy kiểu bài VHS (tác gia) có những đặc trƣng riêng khu biệt với những kiểu bài khác của phân môn VH sử và các phân môn VH khác. Kiểu bài này có nhiều tiềm năng trong việc phát huy những năng lực thiết yếu của học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Với những đặc trƣng đã bàn ở phần trên, tự bản thân bài khái quát về tác gia đặt ra những yêu cầu cần phát huy hết tiềm năng, nội lực của các em thông qua các biện pháp tích cực hoá hoạt động HS. Bài khái quát về tác gia có khối lƣợng kiến thức nhiều, thời gian phân phối cho các tiết giảng còn hạn chế. Mâu thuẫn ấy chỉ có thể đƣợc giải quyết khi GV biết vận dụng các biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh. Kiến thức chứa đựng trong bài khái quát về tác gia mang tính chất tổng hợp nhiều loại tri thức. Kiến thức ấy còn mang tính lý luận, không đơn thuần là văn học mà còn là các lĩnh vực: lịch sử, triết học, đạo đức, văn hoá, chính trị, thẩm mỹ. Vì thế, trong quá trình học học sinh luôn phải tự tìm ra những luận điểm, các nhận định trong SGK.

Kiến thức của bài VHS tác gia luôn đƣợc xây dựng trên một hệ thống các luận điểm, luận chứng. Hệ thống các luận điểm, luận chứng đó không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy và nắm bắt ngay đƣợc. Vì thế nó đòi hỏi HS phải tự vận động, tự động não tƣ duy, tìm kiếm và phải huy động những năng lực bản thân để phát hiện và thâu tóm luận điểm. Bài học tác gia văn học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23

là loại bài đề cập trực tiếp đến nhân cách đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ. Mỗi tác gia văn học đều là một cá tính sáng tạo. Bài học này đem đến cho học sinh những bài học về nhân cách. Nhân cách bao gồm thái độ ứng xử của nhà văn trong nhiều mối quan hệ với con ngƣời, với cuộc đời, với dân tộc, với nhân dân...Giáo viên phải tạo đƣợc những tình huống giúp cho học sinh vận dụng tri thức càng nhiều càng tốt. Trong quá trình vận dụng tri thức đó, HS tự vận dụng lại vốn tri thức sẵn có, tự mình giải quyết vấn đề đặt ra. Năng lực tƣ duy và nhiều năng lực khác cùng đƣợc huy động để học sinh có những kiến giải, đánh giá về những nhận đinh, đánh giá trong bài. Dạy bài khái quát về tác gia văn học, GV văn có nhiều cơ hội huy động tích cực, chủ động, tƣ duy sáng tạo của học sinh, tạo cho các em thói quen tự thân vận động, độc lập suy nghĩ, hoạt động để tự bộc lộ dƣới sự hƣớng dẫn và điều khiển của GV. “Vấn đề quan trọng nhất của GV là phải phấn đấu làm sao cho học sinh dƣới sự giúp đỡ của GV dần dần hình thành đƣợc thói quen hoạt động độc lập, thói quen vận động thao tác tƣ duy để học tập trên cơ sở đó hình thành đƣợc phƣơng pháp tƣ duy để học tập” [18; tr 44]

Bài học về tác gia cung cấp cho HS kiến thức về qui luật lịch sử văn học, về các chặng đƣờng sáng tác, về hình thành tác gia. Phân tích và đánh giá những đóng góp về sáng tác và lý luận văn học của các tác gia đối với nền VH dân tộc nhất là đối với giai đoạn văn học mà nhà văn sống và sáng tạo. Chính vì vậy trong khi học, HS phải tự mình nghiên cứu, tóm tắt hệ thống các luận điểm, luận chứng dẫn tới những tri thức khái quát về tác gia văn học. HS có thể tự mình duyệt soát lại tính logic, lý luận và sự phong phú, thuyết phục của dẫn chứng, của nội dung và hình thức trình bày kiến thức trong SGK. Cuối cùng phải dựa vào sự hƣớng dẫn, bổ sung của GV, HS nhận thức thấu đáo và kiểm chứng thêm tính chính xác, sự hấp dẫn của kiến thức VHS trong SGK.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24

Bài học tác gia VH là loại bài đề cập trực tiếp đến nhân cách đặc biệt của nghệ sĩ. Mỗi tác gia đều có một cá tính sáng tạo. Chính vì vậy bài học này có thể gây ấn tƣợng đậm nét trong học sinh về ý nghĩa của bài học. Nhân cách các tác gia tiêu biểu với tƣ cách nghệ sĩ lớn thƣờng là tấm gƣơng làm xúc động học sinh và động viên HS noi theo những cuộc sống đẹp, có lý tƣởng, có cá tính, giàu trí tuệ và tâm hồn. Qua bài học này, HS đƣợc giao tiếp trực diện với những con ngƣời vĩ đại đã khuất khi đứng trƣớc cuộc đời và sự nghiệp VH của tác gia. Học sinh có hứng thú đặc biệt đối với kiểu bài này. Học sinh muốn hiểu đƣợc phong cách nghệ thuật và cá tính sáng tạo của mỗi tác gia để nhận ra sự phong phú đa dạng mà độc đáo của sự phát triển nền văn hoá- nền văn hoá vừa mang tính kế thừa truyền thống vừa phát huy bản sắc dân tộc. Học sinh có thể rút ra những bài học về nhân cách nhà văn và tấm gƣơng lao động giầu sáng tạo của họ. Đồng thời xây dựng niềm tin, tự hào dân tộc và lòng yêu thích văn chƣơng cho bản thân.

Bài khái quát về tác gia là cơ sở cho việc giảng dạy lý luận văn học. Trong thực tế, phần lý thuyết LLVH chủ yếu vẫn đƣợc các giáo viên giảng dạy thông qua các bài VHS về tác gia, tác phẩm... Đối với Tiếng Việt, VHS nói chung và bài VHS tác gia nói riêng đã xác định vai trò một cách tất yếu, mối quan hệ giữa tiếng Việt và VHS là mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Đối với văn bản VH, những nhận định tổng hợp cơ bản của bài VHS tác gia là những điểm tựa vững chắc để định hƣớng khi cảm nhận và phân tích các tác phẩm cụ thể. Hơn thế, bài VHS tác gia còn là tiền đề để HS làm một bài làm văn đúng yêu cầu và đạt kết quả tốt. Mối quan hệ giữa VHS nói chung và bài khái quát về tác gia nói riêng với lý luận VH, tiếng Việt, giảng văn, tập làm văn đều là mối quan hệ hai chiều tƣơng tác lẫn nhau. Kiến thức khái quát tác gia luôn là cơ sở, tiền đề thúc đẩy tích cực việc học tập các phân môn khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25

Những tiền đề trên tạo thuận lợi cho việc tổ chức các biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh cho HS THPT. Khi học bài văn học sử tác gia, dƣới sự điều khiển dẫn dắt của GV, HS sẽ đƣợc rèn luyện và phát triển những kỹ năng quan trọng cũng nhƣ phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh các tri thức.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nói trên thì bài khái quát VHS tác gia còn có những khó khăn:

Khó khăn lớn nhất khi tổ chức các biện pháp tích cực hoá hoạt động của HS trong giờ học bài khái quát tác gia chính là ảnh hƣởng phƣơng pháp giảng dạy cũ. Lâu nay, GV đã quen với việc lên lớp là truyền thụ, thuyết trình, là đọc cho học sinh ghi chép, là chạy đua với thời gian để hoàn thành bài giảng. Không phải bất cứ một GV hay HS nào cũng có nhận thức đúng đắn, thoả đáng về tầm quan trọng và giá trị kiến thức của bài khái quát tác gia VH. GV mải loay hoay với khối lƣợng kiến thức của bài VHS tác gia mà quên mất việc phải định lƣợng kiến thức và định hƣớng hoạt động cho học sinh trong giờ học. Thầy giáo hoạt động một mình, không tính đến hoạt động của học sinh và phát huy tính chủ động, sáng tạo học tập của học sinh. GV thƣờng lí giải do sợ không đủ thời gian để dạy hết bài. có thể thấy thói quen giảng dạy cũ đã ăn sâu cố hữu trong suy nghĩ của ngƣời dạy. Thay đổi một quan niệm, một cách nghĩ không phải là dễ. Điều GV cần làm lúc này là nhận thức rõ vị trí vai trò của ngƣời học trong quá trình dạy học, tham gia tích cực vào đổi mới phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng. Khi dạy bài khái quát tác gia VHS không chỉ chuẩn bị bài với nội dung: Dạy cái gì? Mà kết hợp với yêu cầu: Dạy nhƣ thế nào? Thay bằng việc chú trọng cung cấp tri thức bài học cho học sinh, GV cần chú trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26

Dung lƣợng kiến thức bài khái quát tác gia lại lớn mang tính cụ thể- khái quát mà thời lƣợng lại ít ỏi. Mỗi bài khái quát tác gia đều với mục đích- giúp học sinh hiểu và nắm đƣợc cá tính sáng tạo, tài năng quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn. Dạy bài tác gia còn nhằm nhìn lại và đánh giá sự nghiệp văn học của nhà văn tiêu biểu về nhiều phƣơng diện văn học, mối quan hệ giữa nhà văn với thời đại, với môi trƣờng văn học, với chặng đƣờng sáng tác, với các tác phẩm khác. Bên cạnh đó cũng cần tìm đƣợc ảnh hƣởng của giáo dục gia đình, sự đào tạo của học vấn cũng nhƣ các biến cố trong đƣờng lối quyết định đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm lý, chí hƣớng tác gia. Phải phân tích và lí giải sự xuất hiện của các tác gia, thành tựu văn học và những cống hiến quan trọng của các tác gia đối với tiến trình văn học. Tất cả những kiến thức ấy, hầu hết đƣợc gói gọn trong một tiết học. Điều đó nảy sinh tâm lý dạy cho hết bài, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó bản thân kiến thức VHS tác gia mang tính khái quát lý luận, chứa đựng những luận điểm lớn, nhỏ, những nhận định, những kết luận trìu tƣợng của một số câu chữ khó hiểu. Vì thế bài VHS tác gia nhiều khi không hấp dẫn và lôi cuốn học sinh.

Những khó khăn trên đang là những trở ngại, những lực cản đối với việc tích cực hoá hoạt động của học sinh trong giờ học bài VHS tác gia nói riêng và với phân môn VHS nói chung. Làm thế nào để HS tích cực, tự giác, chủ động, hứng thú học kiểu bài này? Đồng thời khơi dậy và phát huy tiềm năng sáng tạo, tƣ duy logic, để HS suy nghĩ và chiếm lĩnh nội dung bài học. Đó là nỗi trăn trở của ngƣời GV văn: Làm sao để học sinh tích cực, chủ động trong bài học. Đây cũng là vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử.pdf (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)