Tiến trình dạyhọc

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử.pdf (Trang 62 - 68)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

4. Thiết kế bài học thể nghiệm: NGUYỄN TUÂN

4.2 Tiến trình dạyhọc

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.(2 đến 3 phút)

1. Tìm hiểu về cuộc đời của nhà văn Nguyễn Tuân.

1.1. Tiểu sử.

Gợi dẫn 1: Trình bày tiểu sử của nhà văn Nguyễn Tuân ?

- HS làm việc với SGK và rút ra câu trả lời.(GV có thể cho HS tập thuyết trình phần tiểu sử)

Yêu cầu:

- Về năm sinh, năm mất, quê hƣơng, gia đình.

+ Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987

+ Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phƣờng Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58

+ Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

- Trƣớc cách mạng tháng Tám 1945: Ông đi học, đi du ngoạn, từng bị chính quyền thực dân phong kiến thời Pháp thuộc bắt vì tham gia bãi khoá, vì đi qua biên giới Thái Lan không có giấy phép, vì giao du với những ngƣời hoạt động chính trị.

Nguyễn Tuân cầm bút từ những năm ba mƣơi của thế kỷ XX và nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời.

- Sau cách mạng tháng Tám 1945: Ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới; đã từng giữ chức Tổng thƣ kí Hội Văn nghệ Việt Nam (1948-1958); đƣợc nhà nƣớc tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn lớn.

1.2 Con người Nguyễn Tuân

Gợi dẫn 2: Con ngƣời Nguyễn Tuân có những nét riêng nào?

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ trong khoảng thời gian từ 3-5 phút, sau đó mời các đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Trong quá trình hoạt động nhóm các em có thể tự do trình bày, tranh luận, bổ sung bằng những hiểu biết của bản thân, sau đó GV tổng kết và rút ra kết luận.

Yêu cầu:

Con ngƣời Nguyễn Tuân có bốn nét riêng biệt: Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc; Nguyễn Tuân là con ngƣời có ý thức cá nhân rất cao; Nguyễn Tuân là một con ngƣời rất mực tài hoa, uyên bác; Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng sự thật nghề nghiệp của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59

- Giàu lòng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc thì không chỉ riêng Nguyễn Tuân mà có nhiều tri thức Việt Nam. Điều đáng nói ở đây là lòng yêu nƣớc của Nguyễn Tuân rõ ở nhƣng nét rất riêng: yêu những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc (tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác văn chƣơng, điệu hát ca trù, những thú chơi tao nhã của tri thức Việt Nam, những món ăn dân tộc của ngƣời Việt).

- Ý thức cá nhân của Nguyễn Tuân cũng có những biểu hiện rất riêng: Viết văn để bày tỏ cái độc đáo về cá tính của mình, ham đi đây đi đó (chủ nghĩa xê dịch), sống tự do phóng túng.

- Nguyễn Tuân thực sự tài hoa, uyên bác: tài hoa: viết văn, diễn kịch, đóng phim; uyên bác: am hiểu sâu sắc về văn chƣơng, lại còn hiểu biết về hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh, lịch sử, địa lí...

- Nguyễn Tuân rất coi trọng nghề viết văn: Ông coi viết văn là một nghề nghiêm túc, cao cả, “khổ hạnh”, không mang tính vụ lợi, chỉ hƣớng về cái đẹp.

2. Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân

2.1 Quá trình sáng tác và các đề tài chính.

Gợi dẫn 3: Quá trình sáng tác của nhà văn nguyễn Tuân gồm mấy giai đoạn? Đề tài ở mỗi giai đoạn là gì? Tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn?

GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu SGK và trả lời.

* Yêu cầu:

Quá trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trải qua từ những năm 30 của thế kỉ XX và kết thúc vào cuối thế kỉ XX (1987). Trong gần 50 năm sáng tạo nghệ thuật ấy, nhà văn Nguyễn Tuân đã để lại một sự nghiệp văn học phong phú và rất độc đáo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

Quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân có thể chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn trƣớc cách mạng tháng Tám 1945:

+ Thời gian sáng tác khoảng 10 năm (từ 1935 đến 1945)

+ Đề tài sáng tác: ba đề tài: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hƣơng, Chiếc lƣ đồng mắt cua,...

- Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945: + Thời gian sáng tác: 42 năm (từ 1945 đến 1987)

+ Đề tài sáng tác Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn ở chế độ cũ chân thành và nhiệt huyết đi theo cách mạng, đem ngòi bút của mình phục vụ cho hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lƣợc (thực dân Pháp và đế quốc Mĩ) và theo sát công cuộc xây dựng đất nƣớc. đề tài sáng tác của Nguyễn Tuân thời kì này là: nhân dân lao động và ngƣời chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.

Song, cái riêng của Nguyễn Tuân là ông luôn có ý thức phục vụ kháng chiến, cách mạng trên cƣơng vị của một nhà văn, và là một nhà văn giữ nguyên cá tính và phong cách độc đáo của mình. Dƣới ngòi bút của ông nhân dân lao động cũng nhƣ ngƣời chiến sĩ trên mặt trận vũ trang đều hiện lên là những con ngƣời tài hoa, nghệ sĩ và nhân cách cao cả.

- Các tác phẩm chính: Tập bút kí Sông Đà, Kí chống Mĩ, Cô Tô,.... Sau cách mạng Nguyễn Tuân chủ yếu viết bút kí.

2.2. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

* Yêu cầu:

Nguyễn Tuân có một phong ách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc. Phong cách trƣớc hết thâu tóm trong một chữ “ngông”.

Trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám 1945, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có mặt thống nhất, có mặt biến đổi.

Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió bão, của núi cao, rừng thiêng, của thác ghềnh dữ dội...

Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút nhƣ những điểm tát yếu, nhân vật chủ chốt là “cái tôi” của chính ngƣời cầm bút.

- Nguyễn Tuân có kho từ vựng phong phú, một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng.

Gợi dẫn 5: Giải thích rõ chữ “ngông” trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?

GV tổ chức cho HS giao tiếp, đối thoại và tranh luận. Với câu hỏi này GV có thể gợi ý cho HS theo yêu cầu sau:

* Yêu cầu:

- “Ngông” là thái độ sống, một cách ứng xử khác ngƣời, khác đời của một ngƣời nào đó. Ngƣời đó tỏ rõ sự kiêu ngạo đối với xã hội bởi ý thức về tài năng và nhân cách của mình hơn đời. Nguyễn Công Trứ ngày xƣa trong “Bài ca ngất ngƣởng”, Tản Đà trong bài thơ “Hầu trời” đã thể hiện cái ngông đó của mình.

- Nguyễn Tuân kế thừa cái ngông đó của Nguyễn Công Trứ và Tản Đà đồng thời chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng cá nhân của văn hoá chủ nghĩa phƣơng Tây hiện đại. Cái ngông của Nguyễn Tuân thể hiện rõ sự chứng tỏ tài hoa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

uyên bác trong mỗi trang viết; thể hiện rõ trong việc xây dựng nhân vật, dù là ở loại ngƣời nào cũng thể hiện tài hoa xuất chúng trong nghề nghiệp của mình, còn thể hiện rõ trong mọi sự vật đƣợc miêu tả, dù chỉ là cái ăn, cái uống cũng đƣợc nhìn nhận ở phƣơng diện văn hoá, mĩ thuật...

Gợi dẫn 6: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám 1945 có những chuyển biến gì?

HS tìm hiểu SGK và trả lời. * Yêu cầu:

- Nếu nhƣ trƣớc cách mạng, Nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp chỉ trong quá khứ và tài hoa nghệ sĩ chỉ có trong những ngƣời xuất chúng của thời đại trƣớc còn xót lại thì sau cách mạng, Nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp có ở quá khứ, hiện tại, tƣơng lai và tài hoa có thể cả ở những con ngƣời bình thƣờng trong quần chúng nhân dân .

- Nếu nhƣ trƣớc cách mạng, Nguyễn Tuân tìm cảm giác mạnh ở thời “vang bóng”, ở “chủ nghĩa xê dịch”, ở đời sống trụy lạc thì sau cách mạng, Nguyễn Tuân tìm cảm giác mạnh ở những phong hùng vĩ của thiên nhiên, ở những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng.

- Nếu nhƣ trƣớc cách mạng, Nguyễn Tuân dùng thể tuỳ bút để thể hiện “cái tôi” cá nhân nội tâm của chính mình thì sau cách mạng, cũng vẫn giữ “cái tôi” cá nhân, nhƣng nhìn hƣớng ngoại để phản ánh hiện thực, biểu dƣơng tinh thần, thành tích trong chiến đấu và xây dựng của nhân dân.

Gợi dẫn 7: Nói tới nhà văn Nguyễn Tuân, ngƣời ta thƣờng đặt cho ông danh hiệu “Ngƣời suốt đời đi tìm cái đẹp”. Hãy giải thích vì sao?

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ. HS trao đổi trong thời gian 2- 3 phút, sau đó đại diện nhóm trình bày ý kiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

* Yêu cầu:

- Ngƣời ta nói Nguyễn Tuân là “ngƣời suốt đời đi tìm cái đẹp” là rất phù hợp với cảm hứng và phong cách nghệ thuật của ông. Sáng tác nào của ông ở cả hai thời kì trƣớc và sau cách mạng đều có chung một cái nhìn hƣớng về phƣơng diện thẩm mĩ đối với cảnh vật, về phƣơng diện tài hoa nghệ sĩ đối với con ngƣời.

- “Ngƣời suốt đời đi tìm cái đẹp” ấy đã làm nên một nhà văn Nguyên Tuân vừa tài hoa, uyên bác vừa có tâm. Ngƣời đọc nhiều thế hệ vừa khâm phục ông về tài vừa kính trọng ông về đức.

Hƣớng dẫn tổng kết:

GV đặt vấn đề cho HS tự tổng kết

Gợi dẫn 8: Hãy trình bày những nhận thức của bản thân qua bài học tác gia Nguyễn Tuân. Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân?

GV gợi ý:

- Nguyễn Tuân là một tài năng lớn đã góp phần cách tân và làm phong phú nền văn học Việt Nam, nhất là ở thể loại tuỳ bút và kí.

- Học Nguyễn Tuân giúp ta nhận nhận thức và trân trọng những giá trị thẩm mĩ của văn hoá và con ngƣời.

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử.pdf (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)