Nêu vấn đề và tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử.pdf (Trang 57 - 58)

II. NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

4.Nêu vấn đề và tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức

hoạt động nhóm

Bài khái quát về tác gia văn học có cấu trúc bề mặt và cả cấu trúc chiều sâu. Xét về cấu trúc bề mặt, kiểu bài này gồm hai phần chính: cuộc đời và sự nghiệp văn học. Đây là hai nội dung quan trọng không thể không nhắc tới trong bài dạy tác gia. Hai nội dung này có mối quan hệ nội tại gắn bó khăng khít với nhau. Trong phần cuộc đời tác gia không phải chỉ có những tháng năm, những sự kiện quan trọng trọng đời sống, hoàn cảnh sinh hoạt của nhà văn mà còn có những đặc điểm về nhân sinh quan của nhà văn. Và cũng chính những điều kiện đó quyết định đến sự sáng tác văn học của nhà văn. Do vậy muốn tìm hiểu đƣợc sâu sắc nội dung các sáng tác của các tác gia ta không thể không tìm hiểu phần tiểu sử cuộc đời tác gia đó. Song kiến thức ở hai nội dung này không quá khó nhƣng lại rất dài và rộng,vì vậy khi học kiểu bài này GV có thể tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức thảo luận nhóm.

Để tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức thảo luận nhóm, GV chia lớp học thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 ngƣời hoặc theo tổ và bầu nhóm trƣởng, sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm nhận nhiệm vụ và cùng nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53

lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trƣớc toàn lớp, nhóm cử đại diện nhóm hoặc phân công các nhóm viên trình bày.

Cấu tạo của một hoạt động thảo luận nhóm có thể nhƣ sau:

1. Làm việc chung cả lớp

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

- Hƣớng dẫn cách làm việc trong nhóm. 2. Làm việc theo nhóm.

- Phân công trong nhóm.

- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm.

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc theo nhóm. 3. Tổng kết trƣớc lớp.

- Thảo luận chung. - GV tổng kết.

Thông qua hoạt động trong tập thể nhóm, các ý kiến quan niệm của cá nhân đƣợc điều chỉnh và qua đó, ngƣời học nâng mình lên một trình độ mới. Hoạt động trong tập thể sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ.

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ thông trong giờ văn học sử.pdf (Trang 57 - 58)