Tình trạng xâm phạm thương hiệu 1 Các trường hợp:

Một phần của tài liệu Vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 73 - 79)

II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:

2.1.2 Tình trạng xâm phạm thương hiệu 1 Các trường hợp:

2.1.2.1 Các trường hợp:

Bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký mất thương hiệu.

Hậu quả tất yếu của việc không quan tâm và đầu tư đúng mức cho xây dựng và bảo vệ thương hiệu là hàng loạt thương hiệu nôỉ tiếng của Việt Nam bị

xâm hại ở thị trường quốc tế. Ông Trần Việt Hùng-phó cục trưởng Cục SHCN nói: “Đừng vội trách người ta ăn cắp nhãn mác của mình khi ở thị trường ấy sản phẩm của mình chưa bao giờ xuất hiện”. Hoá ra xưa nay, doanh nghiệp của ta cứ ru rú làm ăn trong nước, đến hồi có tiếng mới nghĩ đến việc xuất khẩu. Rời khỏi thị trường thì té ngửa ra rằng ở thị trường nước ngoài, người ta cũng đã bán sản phẩm mang nhãn mác của mình từ bao giờ rồi.

Việc sản phẩm của Việt Nam bị xâm hại ở thị trường nước ngoài không phải đến bây giờ mới xảy ra. Từ hàng chục năm trước, mặt hàng bánh tráng Việt Nam đã bị một cơ sở kinh doanh nước ngoài lợi dụng tên tuổi. Song thời gian gần đây vấn đề này trở thành bức xúc hơn bao giờ hết. Hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng mà các doanh nghiệp Việt Nam dày công vun đắp bị xâm phạm như thương hiệu của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, Sài Gòn beer, Vinacafe, Vinatea... Bị tấn công là những mặt hàng xuất khẩu độc đáo, đầy sức cạnh tranh của Việt Nam, từ những “món ăn chơi” như bia, cà phê, thuốc lá... đến những “món ăn thiệt” như cá, nước nắm, mì ăn liền... từ hàng thủ công mỹ nghệ cho đến hàng công nghiệp như giầy dép, gần đây nhất là dầu mỏ, như thương hiệu Petrol Việt Nam. Thủ đoạn xâm hại cũng hết sức đa dạng: “nhanh tay, nhanh chân” đăng ký trước dù không có hàng, hoặc hợp tác làm ăn một thời gian, nắm được công nghệ, mẫu mã, bí quyết rồi lẳng lặng đi đăng ký thương hiệu cho riêng mình, hoặc ỷ thế nước chủ nhà làm luật cấm dùng tên thương mại đang thông dụng trên thương trường, buộc hàng Việt Nam phải đổi tên khác như trường hợp cá tra, cá basa trên đất Mỹ.

Theo các doanh nghiệp Việt Nam, số thương hiệu bị đăng ký trộm tại Mỹ đang ngày một gia tăng, nhất là các thương hiệu đang được thị trường Mỹ tín nhiệm và ưa chuộng. Chỉ riêng tại bang California, các thương hiệu như cà phê Trung Nguyên, Phở Hoà, Mekong basa...đã được đăng ký cho những người Việt Nam sống tại đây. Ngay như hợp tác xã mây tre lá Ba Nhất cũng vừa mới bị mất

thương hiệu khi một đối tác tại đây đăng ký vơí Cục sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO). Hợp tác xã buộc phải đăng ký với Cục sáng chế một thương hiệu mới nhất là Ba Nhất.vn để tiếp tục bán hàng tại Mỹ. Hiện nay công ty cà phê Trung Nguyên đang phải mượn thương hiệu của một đối tác khi xuất hàng qua Mỹ vì thương hiệu này đã bị người khác đăng ký từ trước. Công ty đang thương lượng mua lại thương hiệu nhưng cũng rất khó vì phía đối tác đòi giá quá cao.

Ông Paul Norris, luật sư quốc tế của công ty luật Baker&MC Kenzie (Mỹ) cho biết hiện nay rất nhiều người Việt Nam sinh sống ở quận Cam bang California lơị dụng cơ hội “đăng ký trộm” những thương hiệu có tiếng tại Việt Nam để kiếm sống. Nhiều người đến đăng ký thương hiệu tại USPTO cho có, rồi sau đó tìm cách thương lượng với các doanh nghiệp Việt Nam bị mất để bán lại, dĩ nhiên với giá không rẻ.

Bị làm hàng giả

Ngoài việc bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký mất thương hiệu, nhiều sản phẩm Việt Nam vừa ra mắt đã bị làm giả trên thị trường nước ngoài. Mỹ phẩm Sài Gòn là một trường hợp. Sản phẩm của công ty bị công ty Golden sản xuất giả tại Manila (Philippines). Tại Philippines, từ lâu đã xuất hiện sản phẩm gỉa Mỹ phẩm Sài Gòn, mượn luôn ...địa chỉ Mỹ phẩm Sài Gòn tại Việt Nam. Hàng giả có cả từ Việt Nam sang và làm gỉa ngay tại chỗ. Hàng giả Mỹ phẩm Sài Gòn được bày bán tràn lan trong các trung tâm thương mại, chợ lớn ở Philippines.

Bị nhà phân phối chiếm mất thương hiệu.

Một nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý khi xuất khẩu là có thể bị nhà phân phối nước ngoài chiếm mất thương hiệu. Trong quá trình đi mở thị trường ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp xúc với các nhà phân phối đã nhận được đề nghị nên uỷ quyền thương hiệu để cho họ

tư đăng ký ở nước sở tại và không ít những cơ hôị hoặc rủi ro đang chờ họ từ những lời đề nghị này.

Theo nhận định của các doanh nghiệp, việc trao hoặc uỷ quyền thương hiệu cho các nhà phân phối để họ đăng ký sử dụng sẽ gặp nhiều rủi ro. Ông Nguyễn Văn Bên, giám đốc điều hành công ty Vifon cho biết, việc trao thương hiệu cho một nhà phân phối mà mình chưa biết rõ khả năng, năng lực của họ để họ tự khai thác tại thị trường nước ngoài sẽ có nguy cơ dẫn đến hậu quả không lường được.

Theo ông Bên, dù cho việc trao thương hiệu này được ràng buộc bằng những hợp đồng cụ thể, quyền sở hữu thương hiệu vẫn được xác lập cho doanh nghiệp nhưng trong trường hợp việc kinh doanh không thuận lợi hoặc vì một lý do nào đó phải chấm dứt quan hệ trước thời hạn thì việc lấy lại thương hiệu sẽ khó khăn. Nhà phân phối sẽ viện rất nhiều lý do như đã đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, kê ra các loại chi phí...Và lúc ấy doanh nghiệp chỉ còn cách mua lại...thương hiệu của chính mình. Bên cạnh đó, hiện nay cũng đã xuất hiện một số đơn vị chuyên săn tìm thương hiệu, họ đưa ra những mồi nhử để lấy thương hiệu đăng ký và sau đó tìm cách để bán lại cho chính doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp.

Ở thị trường Việt Nam, theo bà Hoàng Thu Hường, giám đốc công ty Hương Thuỷ, một đơn vị đang độc quyền phân phối nhiều loại sản phẩm cho các công ty nước ngoài đều tự đăng ký thương hiệu tại Việt Nam, thậm chí có khi trước đó đã vài năm, trước khi giao hàng cho một nhà phân phối ở Việt Nam. Cũng có trường hợp nhà sản xuất giao cho nhà phân phối tự đăng ký thương hiệu của họ, nhưng hợp đồng không lệ thuộc vào hợp đồng độc quyền phân phối, mà người sở hữu thương hiệu có thể lấy lại bất cứ lúc nào và chỉ cần báo trước một thời gian.

Ông Vũ Quốc Chinh, giảng viên đại học kinh tế nhận xét: thông thường người ta chỉ chấp nhận việc phân phối độc quyền khi nhà phân phối quá mạnh hoặc doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu thâm nhập một thị trường còn khó khăn... Do đó, việc các nhà phân phối yêu cầu các doanh nghiệp uỷ quyền cho họ đăng ký thương hiệu là một hình thức muốn cột doanh nghiệp vào quyền lợi độc quyền phân phối của họ. Cũng có trường hợp do các nhà phân phối nóng ruột về tính pháp lý của thương hiệu khi kinh doanh nên nhận đăng ký thay cho doanh nghiệp mà không đòi hỏi về quyền sử dụng độc quyền thương hiệu thì cũng có thể chấp nhận được. Còn trong các trường hợp khác thì doanh nghiệp cần phải hết sức cân nhắc.

Mất tên miền trên mạng Internet.

Tên miền (domain name) là địa chỉ web site trên Internet. Tên miền là địa chỉ gốc cho các trang web và tập hợp các trang web có cùng một địa chỉ gốc được gọi là một web site. Khi tham gia thương mại điện tử (TMĐT), việc làm đầu tiên đối với doanh nghiệp là cần đăng ký tên miền để xây dựng web site riêng của mình, bởi có tên miền trên Internet sẽ là một phương tiện giao dịch TMĐT thương hiệu hữu hiệu cho doanh nghiệp.

Có thể đăng ký tên miền trước khi xây dựng các trang web, vì thường phải dùng địa chỉ tên miền trong một số trang web của mình. Có những web site chỉ có một trang web và có những web site gồm trăm trang web.

Khi lựa chọn tên miền cần xem xét các vấn đề sau: quy định đăng ký tên miền, tên miền quốc tế hay trong nước, đặt tên miền.

Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn con xa lạ với TMĐT, chính vì thế mà con số khoảng 100.000 web site, chưa phải là nhiều so với thế giới. Nội dung chủ yếu là quảng cáo, giới thiệu chứ chưa dùng để giao dịch kinh doanh như các nước phát triển khác, nên tên của một website trên mạng ở Việt Nam chưa được coi trọng.

Nhưng nếu các doanh nghiệp Việt Nam thờ ơ với tên miền của doanh nghiệp thì trên thực tế tên của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang bị các cá nhân nước ngoài sử dụng và rao bán trên mạng Internet để trục lợi. www.vinamilk.com là một ví dụ điển hình: khi doanh nghiệp bắt đầu mở rộng thị trường ra nước ngoài, chú ý đến nội dung xây dựng một web site riêng thì đã muộn vì tên miền đã bị người khác đăng ký. Chính vì thế mà giờ đây, tên miền của vinamilk là www.vinamilk.com.Việt Nam, với “.com.Việt Nam” vốn chỉ quen thuộc ở thị trường trong nước. Báo Tuổi trẻ TPHCM cũng phát hiện ra trên mạng Internet một trang web mang tên Tuổi Trẻ, i xì phóc từ măng xéc đến cơ quan chủ quản. Rồi báo Thanh Niên, báo Lao Động cũng bị mất tên miền. Nếu truy cập vào địa chỉ laođong.com, thanhnien.com hay tuoite.com đều là những trang web xa lạ với tờ báo mà hàng ngày bạn đọc yêu thích. Danh sách các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để lấy lại tên miền - thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường TMĐT còn dài:

Các tên miền Việt Nam được rao bán trên trang www.afternic.com: Địa chỉ Giá rao bán (USD)

vietnam.tv 150.000 vietnambanking.com 150.000 vietnamdoc.com 13.750 vietnamindustries.com 1.000 vietnammemorial.com 1.000 vietnamnews.tv 30.000 viatnammok.com 30.000 vietnamreports.com 1.000 vietnamshopping.com 100.000

saigonjobs.com 1.000 saigonlink1.com 1.000 saigonmerchant.com 1.000 saigon-vietnam.com 1.000 hueworldorder.com 3.650 huezone.com 3.650 huesos.org 1.500 Nguồn : http;//www.afternic.com

Tên một số trang web: www.domain.com, www.vinamilk.com.vn, www.bov.com, www.vnexpress.net, www.vnn.vn, www.wipo.org

Một phần của tài liệu Vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w