Tập quán quốc tế.

Một phần của tài liệu Vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 40)

II. NGUỒN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (SHCN) TẠI VIỆT NAM.

2. Nguồn quốc tế:

2.3 Tập quán quốc tế.

Nguồn pháp luật của tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế mà còn có cả những tập quán quốc tế từ lâu đời và được nhiều quốc gia thừa nhận.

Sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực mới mẻ, do đó các tập quán quốc tế từ lâu đời không nhiều, chủ yếu là các tập quán về nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ như tập quán bảo vệ đương nhiên sự độc quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ được coi là nổi tiếng cho dù nó chưa đăng ký...

Việc ban hành các văn bản pháp luật quốc gia và tham gia các Điều ước quốc tế quan trọng nhất: Công ước Paris (1883), Thoả ước Madrid (1891), Hiệp ước PCT (1978) đã phần nào thể hiện mối quan tâm, chú trọng của Nhà nước Việt Nam tới việc tăng cường quản lý Nhà nước; đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHCN.

Tuy nhiên, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu điều chỉnh pháp lý quan hệ SHCN của thực tiễn hiện nay ở Việt Nam và phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội sau này, chúng ta cần phải sửa đổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời; kiểm tra rà soát lại các văn bản pháp luật về SHCN nhằm từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về SHCN. Đồng thời chúng ta cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế về nhiều mặt nói chung và về SHCN nói riêng như: nghiên cứu, đánh giá trên các phương diện lý luận và thực tiễn một cách đúng mực để gia nhập thêm vào một số điều ước quốc tế quan trọng như đã nêu ở trên cũng như đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế, cùng với các quốc gia trên thế giới, trong khu vực cần thoả thuận xây dựng, ký kết các Điều ước quốc tế mới về bảo hộ quyền SHCN.

Những quy định chủ yếu. -Đối tượng được bảo hộ:

Khi lựa chọn nhãn hiệu hàng hoá, các doanh nghiệp cần thận trọng xem xét mọi khía cạnh, ngoài những yếu tố về văn hoá, thẩm mỹ...doanh nghiệp còn rất cần chú ý để nhãn hiệu hàng hoá phù hợp với những yêu cầu của pháp luật của các quốc gia và điều ước quốc tế để được đăng ký và bảo hộ.

Theo công ước Paris: không được sử dụng quốc huy, quốc kỳ, các biểu tượng quốc gia của các nước thành viên Liên Hiệp, các biểu tượng khác: tên viết tắt, tên đầy đủ của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ (nếu như các tổ chức này đã thông báo cho các nước thành viên liên hiệp) hoặc bắt chước các đặc điểm huy hiệu làm nhãn hiệu hoặc các thành phần của nhãn hiệu mà không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền (Điều 6 ter).

Hịêp định Trips nhấn mạnh khả năng phân biệt được của nhãn hiệu hàng hoá, thể hiện qua các dấu hiệu. Trường hợp các yếu tố trên chưa đạt yêu cầu, thì khả năng được đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phụ thuộc vào tính phổ biến thông qua sử dụng hoặc các nước thành viên có thể quy định điều kiện đăng ký là các dấu hiệu phải nhìn thấy được (Điều 151). Điều này cho thấy Trips không khuyến khích các nước thành viên cho phép đăng ký các nhãn hiệu mang dấu hiệu như mùi vị, âm thanh.

Quy định của các nước rất khác nhau: Anh cho phép bảo hộ cả mùi vị, màu sắc, khẩu hiệu, nhạc hiệu...,Tây Ban Nha quy định nhãn hiệu thể hiện bằng âm thanh sẽ không được đăng ký bảo hộ.

Còn tại Hoa Kỳ thì có 6 loại thương hiệu không được đăng ký bảo hộ là: những thương hiệu mang tính chất độc hại, vô đạo đức, giả dối hoặc lừa đảo. Những thương hiệu nhái lại, copy nhằm tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, nhất là những thương hiệu được bảo hộ ở nước sở tại. những thương hiệu mang địa danh, chẳng hạn: nước mắm Phú Quốc, mắm ruốc Vũng Tàu...vì có thể bị coi là quảng cáo láo (deceptive advertising). Thương hiệu mang họ của một người như Trần, Nguyễn, Lê...thương hiệu có tên mang tính chất công dụng, hoặc diễn tả như: mắm cay..., lấy tên của tổng thống Hoa Kỳ và tên riêng của một số người khác.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua hệ thống Madrid rất đơn giản về mặt hành chính. Doanh nghiệp chỉ cần nộp một đơn duy nhất (bằng tiếng Pháp), trong đơn có chỉ định các nước xin bảo hộ gửi đến Cục SHCN Việt Nam. đơn này sẽ được Cục SHCN chuyển đến văn phòng quốc tế của WIPO (tại Thuỵ Sĩ).

Hệ thống CTM của EU không yêu câù nước xuất xứ của doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký thương hiệu phải gia nhập vào hệ thống này. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần qua hệ thống này thì thương hiệu sẽ được bảo hộ tại 16 nước của Châu Âu. Đơn sẽ nộp tại văn phòng CHIM (Thuỵ Sĩ), không cần qua Cục SHCN. Doanh nghiệp cũng không cần phải đăng ký thương hiệu tại Việt Nam trước khi đăng ký vào EU.

Tại Hoa Kỳ: Trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá do USPTO quy định gồm ba bước:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại USPTO.

Bước 2: Xem xét hồ sơ: đơn đăng ký sẽ được xem xét trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hoặc phản đối nào của các chuyên viên trong USPTO, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo SHCN để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có quyền phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Thời hạn khiếu nại là 6 tháng kể từ ngày đăng công báo.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận.

Hiện nay, USPTO cũng cho phép đăng ký qua mạng tại địa chỉ www.uspto .gov.

-Lệ phí đăng ký.

Lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá được quy định khác nhau tuỳ thuộc vào các tổ chức và các nước.

+ Thông báo hệ thống Madrid: doanh nghiệp sẽ trả hai loại lệ phí cơ sở: một cho Cục SHCN (150USD), một cho văn phòng quốc tế (trả bằng đồng francs Thuỵ Sỹ). Nhãn hiệu đen trắng lệ phí là 653 francs Thuỵ Sỹ (tương đương 6.7 triệu đồng), nhãn hiệu màu là 903 francs Thuỵ Sỹ (9,2 triệu đồng). Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ nộp 73 francs Thuỵ Sỹ (751.097 đồng) cho mỗi nước chỉ định xin bảo hộ, bao nhiêu nước thì nhân lên bấy nhiêu lần.

Với 16 nước thuộc EU: doanh nghiệp có thể đăng ký để được bảo hộ chung tại EU với chi phí khoảng tương đương 4.000 đến 6.000 USD.

Chi phí đăng ký tại Mỹ khoảng 2.000USD, đăng ký qua mạng là 325 USD cho một thương hiệu hoặc dịch vụ. Tại Lào, Campuchia, Myanmar là khoảng 500USD.

-Thời hạn được cấp bằng bảo hộ: được quy định rất khác nhau tại các nước Hệ thống Madrid : 12 tháng Hongkong : 18-44 tháng Indonexia : 16-22 tháng Malayxia : 18-24 tháng Philippines : 1 năm Trung Quốc : 12-18 tháng Thái Lan : 12-18 tháng

Một phần của tài liệu Vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w