- Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực thích nghi với điều kiện
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
NGHIỆP TRONG CÁC CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG
Năm 2010 là năm đầu của kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng cao các chỉ tiêu KT - XH cho cả giai đoạn; năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII; năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; phát huy những kết quả
bộ Thành phố lần thứ XVIII tại kỳ họp thứ 22 ngày 10/3/ 2011, UBND thành phố xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: "Phát huy mọi nguồn lực, phát triển mạnh kinh tế với cơ cấu thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng văn minh - hiện đại". Tập trung đầu tư cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch theo hướng văn minh - hiện đại, có trình độ tiên tiến trong quản lý và kinh doanh.
Tăng cường củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã chuyển đổi mô hình hoạt động thích hợp, hiệu quả và đúng luật. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chọn lọc. Khuyến khích các đơn vị kinh tế sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường, khôi phục và phát triển các sản phẩm, ngành nghề truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng và sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước. Phát huy các nguồn lực nhất là chất xám, vốn trong nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển; tranh thủ sự hỗ trợ của Tỉnh, thành phố và các nguồn lực bên ngoài cho phát triển của thành phố. Tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế mở rộng sản xuất vào các khu công nghiệp được quy hoạch của thành phố hoặc các vùng lân cận. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đạt từ 10-13%
* Phương hướng phát triển Văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp là một thành phần hữu cơ của văn hóa dân tộc, được hình thành ngay từ khi có hoạt động kinh doanh trong xã hội nhưng phần lớn là hình thành tự phát, phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh doanh. Tuy nhiên, một trong những đặc tính của văn hóa là bảo tồn, còn đặc trưng của kinh doanh lại là năng động, nên văn hóa thường chậm đáp ứng những thay đổi của môi trường xung quanh hơn so với kinh doanh. Một khi văn hóa không theo kịp trình độ phát triển của kinh doanh, nó có thể trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của hoạt động này, thậm chí đẩy kinh doanh phát triển không đúng hướng, ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội. Vì vậy, việc quan tâm nghiên cứu, định hướng cho phát triển Văn hóa doanh nghiệp là hết sức cần thiết để bảo đảm cho sự phát triển bên vững của xã hội. Tuy nhiên, văn hóa nói chung và Văn hóa doanh
nghiệp nói riêng là những phạm trù rộng lớn, bao trùm lên nhiều lĩnh vực trong xã hội, nên việc xây dựng, điều chỉnh văn hóa đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, với một đường lối chủ trương thống nhất từ cấp vĩ mô đến từng thành viên trong xã hội.