Quyết định thành lập Ủy ban quản lý Tài sản có Tài sản nợ (ALCO):

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.pdf (Trang 43 - 46)

Ngày 15/12/2005 Eximbank quyết dịnh thành lập Ủy ban quản lý TSC-TSN, ban hành kèm theo là các quy định về chính sách quản lý TSC-TSN. Trong đó:

* Phạm vi điều chỉnh:

Là quá trình Eximbank quản lý các danh mục TSC-TSN của bảng cân đối kế toán, nhằm sử dụng hợp lý các khoản mục TSC-TSN, tối đa hóa lợi nhuận của Eximbank.

* Giải thích từ ngữ (liên quan đến quy định chính sách quản lý TSC-TSN):

- Tài sản”Nợ” phải thanh toán: là các TSN phải thanh toán đƣợc quy định bởi NHNN theo từng thời kỳ.

- Tài sản ”Nợ” nhạy cảm với lãi suất: là những TSN có thể định giá lại khi lãi suất biến động trong một thời gian nhất định.

- Tài sản “Có” rủi ro: là các TSC trên bảng cân đối kế toán của Eximbank đƣợc tính theo các mức độ rủi ro khác nhau.

- Tài sản ”Có” có thể thanh toán ngay: bao gồm tiền mặt, vàng, tiền gửi tại NHNN, TCTD và các khoản khác.

- Tài sản”Có” nhạy cảm với lãi suất: là những TSC có thể định giá lại khi lãi suất biến động trong một thời gian nhất định.

* Mục tiêu của quá trình quản lý TSC – TSN

- Sử dụng có hiệu quả các TSC – TSN của Eximbank nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông.

- Đo lƣờng và đánh giá các loại rủi ro mà Eximbank có khả năng gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Xây dựng và đƣa ra các chính sách quản lý thanh khoản trong hệ toàn hệ thống Eximbank.

- Có kế hoạch quản lý và cân bằng hợp lý giữa các khoản mục TSC – TSN trên bảng cân đối kế toán nhằm sử dụng có hiệu quả TSC và đảm bảo khả năng thanh khoản cho Eximbank.

- Đƣa ra các dự báo về lãi suất và biên độ dao động của lãi suất quy định tại từng thời kỳ.

- Xác định chênh lệch về kỳ hạn giữa các TSC - TSN trong bảng cân đối. - Xác định khả năng chi trả và tình hình thanh khoản.

- Xây dựng các công cụ kiểm soát rủi ro phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. - Dự kiến khả năng huy động vốn của Eximbank nhằm định hƣớng khai thác có hiệu quả nguồn vốn của Eximbank.

- Xây dựng đƣa ra các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất. in

* Trách nhiệm đối với việc quản lý TSC-TSN

- Đối với Hội đồng quản trị:

HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt cơ cấu TSC-TSN hàng năm, phê duyệt các khoản mục và cơ cấu đầu tƣ, các hạn mức rủi ro, các quy định liên quan đến quản lý TSC-TSN do ALCO đệ trình.

- Đối với Tổng Giám Đốc:

Chịu trách nhiệm các hạn mức rủi ro đối với từng hoạt động kinh doanh cụ thể, phê duyệt các đề xuất của của ALCO, giám sát theo dõi tình hình thực hiện các quy định về quản lý TSC-TSN trong toàn hệ thống Eximbank.

- Đối với Ủy ban quản lý TSC-TSN:

Chịu trách nhiệm theo dõi cơ cấu TSC-TSN của ngân hàng và đề xuất các mức lãi suất các khoản tiền huy động và cho vay, đề xuất kỳ hạn cho các danh mục đầu tƣ, đề xuất các chính sách huy động vốn, các chiến lƣợc kinh doanh trong tƣơng lai, các quan điểm về lãi suất, đề xuất các chính sách định giá vốn của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đánh giá các rủi ro thị trƣờng liên quan đến việc đƣa ra các sản phẩm và dịch vụ mới.

- Đối với phòng kế toán tổng hợp tại HO:

Chịu trách nhiệm cập nhật những thay đổi trong cơ cấu TSC-TSN, thực hiện chức năng đánh giá rủi ro hàng ngày liên quan quan đến hoạt động kinh doanh, điều chuyển và quản lý vốn, phối hợp các bộ phận liên quan nhằm theo dõi và quản lý rủi ro

thanh khoản vả rủi ro lãi suất của ngân hàng, thực hiện các báo cáo độc lập cho Ban điều hành Alco.

- Các phòng ban và các chi nhánh liên quan:

Dựa trên các quy định, chính sách quản lý TSC-TSN các phòng ban và chi nhánh chịu trách nhiệm nghiêm túc thực hiện.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.pdf (Trang 43 - 46)