Kết cấu tác phẩm

Một phần của tài liệu sự kế thừa và phát triển về nghệ thuật ở tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 35 - 41)

V. Phương pháp nghiên cứu

2. 1 Nhân vật

2.3. Kết cấu tác phẩm

Theo Trà Thị Lâm Vân “kết cấu là cách tổ chức, sắp xếp liên kết các nhân vật, sự

kiện, các cảm xúc, các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống

nhất theo ý đồ nghệ thuật và đặc trưng nghệ thuật nhằm làm cho tác phẩm đạt giá trị

nghệ thuật cao nhất” [60:5].

Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có kết cấu hiện đại so với những tiểu thuyết cùng thời nhưng không phải hiện đại hoàn toàn. Bên cạnh của những cách tân, đổi mới,

thuyết Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hưởng mạnh bởi lối kết cấu tiểu thuyết chương hồi,

truyện thơ Nôm truyền thống.

Hầu hết tác phẩm Hồ Biểu Chánh kết cấu theo kiểu chương hồi, tuy nhiên trong

quá trình sáng tác tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng có những điểm khác so với nguyên

mẫu. Mỗi tác phẩm, nhà văn có thể chia thành các chương khác nhau. Ở mỗi chương, nhà văn thường đặt những câu thơ đề dẫn cho người đọc dễ hiểu, như tác phẩm: Ai làm được (1912), Nhơn tình ấm lạnh (1925), Nam cực tinh huy (1924). Đi vào kết

cấu từng tác phẩm cụ thể, ta thấy kết cấu tác phẩm Nhơn tình ấm lạnhnhà văn đã chia ra làm 16 hồi, mỗi hồi là một nội dung, tình huống truyện khác nhau. Tác phẩm này Hồ Biểu Chánh không có dẫn hai câu thơ để giới thiệu nội dung chương. Còn tác phẩm

Nam cực tinh huy là tác phẩm được Hồ Biểu Chánh viết theo hình thức kết cấu chương

hồi hoàn toàn, giống như tiểu thuyết Trung Quốc: Tam quốc chí, Tây du ký, Hồng lâu

mộng... Ví dụ tác phẩm Tam quốc chí:

Hồi thứ 35 có hai câu thơ: “Huyền đức qua Nam chương gặp người ẩn dật;

Đan Phúc đến Tân Giã tiếp chúa anh minh” [33:5] Hồi thứ 36 có hai câu thơ: “Dùng mẹo lạ, Huyền Đức đánh phàn thành

Quay gió ngựa, Nguyên Trực tiến Gia Cát” [33:16] Hồi thứ 39 có hai câu thơ: “Thành Kinh Châu, Công tử ba lần cầu kế;

Gò Bác vọng, quân sư mới thoạt dùng binh” [33:62] Hay tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí của Việt Nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ

tiểu thuyết Tàu, có kết cấu chương hồi với hai câu dẫn nhập.

Hồi thứ nhất: “Đặng Tuyên Phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung

Vương thế tử bị truất ngôi ra ở nhà kín” [32:14] Hồi thứ hai: “Lập điện đô bảy quan nhận di chúc

Giết Huy Quận, ba quân phò Trịnh Vương” [32:23] …….

Hồi thứ 15: “Dẹp yên cõi Bắc, Nguyễn Huệ được phong

Đánh phá Cao Bằng, Duy Chi bị hại” [32:125]

Hình thức chia hồi với hai câu thơ dẫn nhập như thế đã trở thành đặc trưng riêng của

tắt, thông báo nội dung truyện của từng chương nhằm cho người đọc nắm bắt diễn biến

câu chuyện nhanh chóng và dễ hiểu. Tác phẩm Nam cực tinh huy: Hồi thứ nhất: “Trong màng loan Dương phu nhơn mộng quái,

Dưới cột lý Ngô Thứ - sử trần tình” [6:5] Hồi thứ hai: “Nghe tin dữ anh hùng sái lụy

Hưng nghĩa binh dõng sĩ báo thù” [6:15] Hồi thứ ba: “Nước nguy biến Đinh Công rầu vong mạng,

Chú đuổi xô, Bộ Lãnh quyết lập thân.” [6:24] Hồi thứ tư: “Đinh tráng sĩ nơi Vân sơn được gươm báu.

Trần tướng quân dưới cổ thọ gặp người tài” [6:36] ………

Hồi thứ ba mươi hai:

“Sợ bất nghĩa, Nam Tấn vương phế vị

Cảm thâm tình, Ngô Xương Cấp hồi triều” [6:132]

Hồ Biểu Chánh nhận thấy được đặc điểm của hình thức này, nên ông áp dụng trong

sáng tác của mình và dùng nó như phương tiện chuyên chở những bài học đạo lí, giáo

dục nhân nghĩa mà ông quan niệm. Tuy ông không giữ lại cách chia nguyên mẫu: chương – hồi nhưng tác phẩm của ông vẫn kết cấu theo hình thức hai câu thơ để nói

lên nội dung chương, phần, đoạn tác phẩm. Ví như tác phẩm Chút phận linh đinh: Phần I có hai câu thơ thất ngôn giới thiệu:

“Lỡ bước thương người không dám ngó

Nhớ người cám nghĩa phải làm khuây” [10:5] Phần II cũng có hai câu thơ:

“Nặng chữ thuyền tình, thuyền quyên thất tiết

Nghiêm gia phong, nghịch tử ly hương” [10:17]

Đến hai câu thất ngôn, mặc dù chưa đọc nội dung nhưng độc giả có thể hiểu sơ lược về câu truyện: Thu vân vì yêu Hiển Vinh mà thất tiết nhưng do gia đình nghiêm khắc nên phải trở thành đứa con bất hiếu bỏ nhà ra đi. Nếu ai đã đọc phần I và đến

phần II thì khi đọc hai câu thơ trên sẽ thấy thời gian của truyện đã thay đổi. Nhà văn

hoặc nhân vật sẽ kể nguyên nhân vì sao có cuộc chia tay đó. Tại sao hai vợ chồng

Thu Vân và Hiển Vinh phải xa nhau trong khung cảnh đau buồn như thế? Thời gian

dẫn đến buổi đưa tiễn ấy của gia đình Thu Vân. Và đến phần XV người đọc có cảm

giác thỏa nguyện, chia sẽ niềm hạnh phúc với nhân vật. Trong quá trình hồi hợp, chờ đợi không biết rồi Thu Vân và Thu Cúc có được ông Lê Hiển Đạt chấp nhận hay

không, vợ chồng, cha con có được trùng phùng, thì qua hai câu thơ đầu phần đã giúp họ tháo gỡ nút truyện mà họ bị lôi cuốn:

“Cha con sum hiệp hết ưu phiền

Vợ chồng trùng phùng quên đau khổ” [10:214]

Hình thức câu thơ thất ngôn đã nói lên tất cả cảm xúc, sự việc, nội dung tác phẩm.

Bởi thơ có tính “hàm xúc”, tính “khái quát” cao, cho nên Hồ Biểu Chánh tận dụng mà làm nên kết cấu truyện chặt chẽ, có sức thuyết phục đối với người đọc.

Và tác phẩm Nặng gánh cang thường có kết cấu nhan đề giống như vậy, tác phẩm

gồm 14 phần, mỗi phần có hai câu thơ:

Phần I: Hai câu thơ bát cú: “Vua thánh Tôn triều phong tướng Quốc

Ông Lê Niệm đón cửa đánh thông gia” [16:5] Phần II: Hai câu thơ lục bát:

“Bị nhục cha mong báo oán

Nặng tình con ngại tranh hùng” [16:14] Phần III: Hai câu thất ngôn:

“Tánh táo bạo, Lê Niệm thọ thương

Tình yêu Lệ Nương quăng kiếm” [16:27] Phần IV: Hai câu bát cú:

“Tiếng dõng dạc, Nhơn Trung xin thế tử

Nhớ ân tình Lệ Bích bất kinh tâm” [16:40] Phần V: Hai câu thất ngôn:

“Dùng phi kiếm, một trận thành công Tức vị thánh ngôn ban thưởng” [16:54] ………….

Phần XIV: Hai câu lục bát:

“Cử binh, hổ tướng thành công

Tức vị, thánh quân ban thưởng” [16:183]

Kết cấu chẳng khác chi tác phẩm Chút phận linh đinh, vẫn chia phần và có hai câu

biến câu truyện. Phần có nội dung phức tạp thì ông sử dụng thể thơ tám chữ, bảy chữ,

phần đơn giản thì sử dụng thể thơ sáu chữ:

“Cử binh, hổ tướng thành công Tức vị, thánh quân ban thưởng”

Nội dung phần này chỉ nói đến việc thắng trận của Thanh Tòng cứu vua, phò chúa thoát khỏi cảnh gian thần lộng quyền và được vua ban thưởng tước lộc, công hầu.

Sự kế thừa nghệ thuật tiểu thuyết truyền thống trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

còn thể hiện ở việc kết thúc truyện. Khảo sát tác phẩm, người viết nhận thấy nhà văn thường dùng hai câu thơ để kết thúc tác phẩm. Kết thúc như vậy ta hay gặp trong tiểu

thuyết chương hồi, phần chính văn, ngoài ra câu chuyện còn dùng thơ, từ, phú để tả

cảnh, tả vật... nối các đoạn hoặc nói lên sự tán thưởng của tác giả. Truyện Hoàng lê nhất thống chí là kiểu kết cấu như vậy:

Hồi thứ hai:

“Thiệt là: Sống nổi đất bằng ai chẳng sợ,

Nắng thiêu núi tuyết khó nương nhờ” [32:36] Hồi thứ 14:

“Thực là: Bờ cõi chưa xong bề tính lựu

Nước non buồn nỗi lúc chia li” [32:124]

Một số tác phẩm được ông viết dưới hình thức như thế: Chúa tàu Kim Quy; Một đời tài sắc; Nợ tình; Hai vợ... Kết thúc tác phẩm ông viết như sau:

“Thiệt là: Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,

Chi tranh lai tảo dữ lai trì” [2:125]

“Thiệt là: Dở chơn giọt lụy chứa chan

Nỗi tình, nỗi hiếu ngổn ngang trong lòng” [16:88]

Hay: “Cang thường nặng gánh hai vai,

Nghĩa sâu hơn biển, tình dài hơn sông” [16:197] “Xóm Tre nặng lòng quân tử,

Truông cóc chưa khờn chí nghĩa binh” [26:155] “Trai biết trọng ái tình,

Hồ Biểu Chánh sử dựng hình thức hai câu thơ để kết thúc tác phẩm nhằm mục đích

thay cho lời kết luận hay lời bình của nhà văn. Ta thấy hai câu thơ mang nặng ý nghĩa, đạo lí luân thường, bài học của cuộc sống. Vì thế khi đọc tác phẩm, ta không chỉ nhận

thấy ở nội dung tiểu thuyết mới “sặc mùi’đạo lí mà ngay cả hình thức kết cấu, ông sử

dụng cho mục đích giáo huấn, răn dạy con người trong hoàn cảnh xã hội bắt đầu tha

hóa. Hồ Biểu Chánh kế thừa quan niệm nghệ thuật này từ nhà thơ rất nổi tiếng ở Nam

bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Đình Chiểu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẩm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

(Lục Vân Tiên)

Văn của ông chỉ khác là không dùng để đánh vào chế độ thực dân như văn của

Nguyễn Đình Chiểu, mà dùng để đánh những điều xấu xa, những điều “luân thương

bại lí”, những kẻ độc ác hủy hoại đạo đức con người. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn kế thừa quan niệm trung đại “Văn dĩ tải đạo”, dùng quan niệm đạo đức để răn dạy,

giáo dục nhân phẩm con người.

“Cang thường nặng gánh hai vai,

Nghĩa sâu hơn biển, tình dài hơn sông”

Ý muốn nói làm trai cần phải trung thành với vua, yêu quê hương đất nước và hoàn thành trọng trách của mình, khi đất nước lâm nguy, phải đem tài năng ra giữ nước và xây dựng đất nước, làm trai phải biết trọng nghĩa khinh tài, thủy chung, đền đáp nghĩa

tình cho xứng đáng. Hay “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”, tức ông muốn nói: đừng

nên làm việc ác, lúc đầu làm chuyện ác sau này hậu quả tự mình gánh chịu, ở đời nhân

quả là tuần hoàn kẻ gây ác sẽ gặp ác và người hiền lương sẽ được báo đáp xứng đáng.

Không gian truyện được nhà văn lấy từ những thời đại trước thế kỉ XX, thời kì phong kiến, kết hợp với thời gian lịch sử cụ thể. Qua lời kể của tác giả “Bộ truyện này thuộc nhà Lê, nhằm vua Thánh Tôn, trong khoảng hai ba năm trước khi vua thăng

hà”. Hay “Năm Hồng Đức thứ 26 (1945), mùa xuân, vua Thánh Tôn lâm triều, cho bá

quan văn võ vào chầu” [16:5-6]. Đó là những triều đại cụ thể xa xưa, được ông lấy

làm bối cảnh khác với bối cảnh thế kỉ XX để nói đến những cuộc bạo loạn của bọn

hoạn quan hay giặc cướp nước, cuộc đấu tranh của những vị anh hùng, người yêu nước như: Thanh Tòng, Lệ Bích, Quan ngự sử, Quan chánh sứ, Tả tướng quốc Thân Nhơn

thời gian vào thời vua Minh Mạng hòn đảo nằm gần đảo Phú Quốc… Hồ Biểu Chánh

là một Đốc phủ sứ trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp, vì thế dường như ông muốn

tránh né va trạm vào người “bảo hộ” mà mượn một không gian bối cảnh, thời gian giai đoạn khác để viết về hiện thực xã hội. Đó là mặc hạn chế của nhà văn, ông không

chủ trương đánh đổ giai cấp mà chỉ hướng mục đích chấn chỉnh và sửa đổi, đạo đức,

xã hội. Nhà văn chấp nhận xã hội đương thời, muốn giữ trật tự của xã hội phong kiến

bằng cách dùng giáo lí Khổng Tử để thực hiện điều đó.

Kế thừa truyện thơ Nôm: Kết cấu trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh giai đoạn đầu

nói chung vẫn chia theo hai tuyến đối lập “thiện – ác” theo loại hình nhân vật tư tưởng, nhằm đề cao lí tưởng luân lí, nhân nghĩa mà nhà văn theo đuổi trong suốt đời

cầm bút của mình. Kết cấu nhân vật theo cốt truyện truyền thống “tài tử - giai nhân”

quen thuộc. Bố cục vẫn chưa thoát khỏi bố cục cổ điển thường gặp: Lung, truyện, kết.

Thời gian kể truyện theo một trật tự niên biểu, trình tự của các sự kiện, diễn theo

một tiến, tức là từ đầu sự việc đến kết thúc sự việc một cách đềuđặn. Ngoại trừ những

tác phẩm có cách kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại như: Chút phận linh đinh, Cay đắng mùi đời. Còn lại là theo hình thức cũ của lối kể truyền thống: Truyện Kiều

của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.... Tác phẩm Con nhà giàu

được Hồ Biểu Chánh kể theo hình thức như vậy: “Thượng Tứ thi rớt về lấy vợ nhưng

chê vợ xấu, keo kiệt nên bỏ vợ đi lên Sài Gòn kiếm vợ đẹp. Thượng Tứ mê cô Hai Hẩu nhưng bị cô từ chối và bị vợ chồng thầy Thông Hàng lừa gạt ăn tiền. Sau khi mẹ mất,

va chạm cay đắng cuộc đời lọc lừa, gian xảo anh chán ngán quay về quê chí thú làm

ăn. Nhận ra đức hạnh của vợ anh xin nối lại nghĩa vợ chồng, gia đình sum hợp và được người dân trong làng yêu mến”. (Con nhà giàu)

Có thể kết luận, trong quá trình thể nghiệm viết văn xuôi tự sự theo kiểu tiểu thuyết

hiện đại của phương Tây, Hồ Biểu Chánh vẫn chưa thoát hẳn lối kết cấu chương hồi

của tiểu thuyết truyền thống phương Đông. Có lẽ kiểu phân chia chương hồi này giúp

nhà văn thể hiện luận đề tư tưởng đạo lí rõ ràng, khúc chiết hơn kết cấu của tiểu thuyết

tâm lí hiện đại.

Một phần của tài liệu sự kế thừa và phát triển về nghệ thuật ở tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)