V. Phương pháp nghiên cứu
2. 4 Không gian và thời gian nghệ thuật
3.5. Mô phỏng tiểu thuyết phương Tây
Qua tìm hiểu tác phẩm Hồ Biểu Chánh, chúng tôi thấy rằng Hồ Biểu Chánh đã mô
phỏng tiểu thuyết phương Tây để làm nên tác phẩm cho riêng mình. Ông từng dịch lại
những tác phẩm nổi tiếng của Pháp, nhưng chỉ những tác phẩm có số lượng ngắn, đối
với những cuốn tiểu thuyết có dung lượng đồ sộ thì gặp những khó khăn. Vì thế, Ông đã nghĩ đến việc rút ngắn tác phẩm lại giúp cho người đọc dễ dàng tiếp nhận và không có cảm giác “ngán đọc” bằng cách dựa vào cốt truyện và ý truyện để mô phỏng thành
tác phẩm mới có dung lượng vừa phải dễ nắm bắt. Ta thấy, trong bộ tiểu thuyết của
ông có 64 cuốn, thì đã có 12 cuốn được mô phỏng từ tiểu thuyết phương Tây, 11 cuốn
của Pháp và 1 cuốn của Nga.
Những tác phẩm được mô phỏng:
Ai làm được Andrrés cornélis của Paul Bourget
Chút phận linh đinh `En Famille của Hector Malot
Cay đắng mùi đời `Sans Famille của Hector Malot
Thầy thông ngôn Les Amours De Eslive của Thicuriet
Ngọn cỏ gió đùa Les Miserrables của Victor Hugo
Vậy mới phải Lecid của P. Corneille
Cha con nghĩa nặng Le Calvaire của Décourselle
Đóa hoa tàn Le Rosaise của Marcel Págnol
Ông cử L`artiste của Marcel Págnol
Chúa tàu Kim Quy `Le comte de Monte Cristo của Dumas
Vì nghĩa vì tình Farfanet Claudinet của Décourselle
Người thất chí Crime et Chatiment cuat Dostovski
Nghệ thuật mô phỏng trong văn học không phải là mới, nó đã có từ thời trung đại,
Truyện Kiều, Hoa tiên, Phan Trần, Độ nhị mai…đều được lấy từ cốt truyện hay điển
tích của tiểu thuyết Trung Quốc. Hồ Biểu Chánh đã tiếp bước cha anh, nhưng nhà văn
phỏng tác từ tiểu thuyết phương Tây chứ không phải phương Đông như họ và không mô phỏng một cách rập khuôn. Tuy lấy từ cốt truyện của tiểu thuyết phương Tây nhưng ông đã chuyển tất cả khung cảnh lịch sử, đời sống, tâm lí, tư tưởng nhân vật đều
dung con người đói khổ, khốn cùng trong xã hội Nam bộ thế kỉ thứ XIX dưới triều
Nguyễn với ảnh hưởng đạo đức và triết lí Á Đông. Nó chuyên trở những tư tưởng cải
tạo xã hội dựa trên giáo lí nhà phật và luân lí của đạo nho, khác hẳn với đạo lí Thiên Chúa giáo của Victor Hugo. Ngọn cỏ gió đùađấu tranh cho khuynh hướng trọng nghĩa
khinh tài của đạo Khổng, còn tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo đấu
tranh cho dân chủ và dân quyền. Trong tác phẩm ông giữ lại một số nhân vật chính nhưng thay bằng những tên gọi khác phù hợp với con người và bối cảnh xã hội ở
Việt Nam. Bối cảnh tác phẩm “Năm Mậu Thìn (1808) nhằm Gia Long thất niên, tại
huyện Tân Hòa, bây giờ là tỉnh Gò Công trời hạn luôn hai tháng, là tháng bảy với
tháng tám, không nhểu một giọt mưa. Lúa sớm gần trổ, mà bị ruộng khô nên không nở đòng đòng, lúa mùa vừa mới cấy, mà bị đất nẻ, nên cộng teo lá úa.
Cánh đồng từ Gạch Giá tới Bến Lội, là vú sữa của nhơn dân trong huyện Tân Hòa,
năm nào cũng nhờ đó mà nhà nhà được no cơm áo ấm, ngặt vì năm nay cả đồng khô héo, làm cho dân cả huyện trông thấy đều buồn bực, thở than.
Tại Giồng Tre có nhà bà Trần Thị bần cùng đói rách, thuở nay trời cho trúng mùa
mà nhà bà không được vui, huống chi năm nay mất mùa, thiên hạ nhịn đói, thì nhà bà càng thảm khổ hơn nữa” [8:7].
Nhân vật Jean Valjean được ông thay thế bằng tên Lê Văn Đó, cái tên rất bình dân, mộc mạc, sau này những tên gọi như thế xuất hiện rất nhiều trong văn học hiện thực
phê phán; Fantine thay bằng tên Lý Ánh Nguyệt nghe rất phương Đông: ánh trăng.
Nếu như Fantine của Victor Hugo là người phụ nữ phải bán thân nuôi con thì nhà văn
lại xây dựng Ánh Nguyệt đầy đủ đức hạnh, thương con phải làm thuê làm mướn, chịu
bao khổ cực để nuôi con. Đó là hình ảnh của người phụ nữ phương Đông nói chung và
Việt Nam nói riêng. Nhưng không vì thế mà bán rẻ nhân phẩm của mình, quyết giữ tiết
hạnh, phẩm chất không bị ô quế. Ví như đoạn Ánh Nguyệt vì muốn có tiền chuộc con nên đi đánh đàn cho bọn Trinh Tường nghe “phận em là đàn bà con gái xin cậu thương dùm danh tiết của em, đừng có làm như vậy tội nghiệp thân em lắm” [52:23].
Khi Trinh Tường “ép liễu nài hoa” thì nàng cự tuyệt đánh cậu bị thương và hắn đã xô Ánh Nguyệt xuống sông. Nếu xã hội tư sản Pháp thế kỉ XIX đầy rẫy những xấu xa thì xã hội phong kiến Việt Nam dưới con mắt Hồ Biểu Chánh cũng vậy: pháp luật vô lí,
khắt khe, tham quan ô lại hoành hành, đồng tiền lên ngôi, luân thường, đạo lí đảo điên, số phận người dân nghèo đầy cơ cực và bất hạnh.
Sau khi tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa được in 1926 với nhân vật Lê Văn Đó, tù vượt
ngục thì vài năm sau đó Hồ Biểu Chánh xây dựng nên nhân vật Trần Văn Sửu hiền
lành, chất phát, mắc tội giết vợ và lẩn trốn. Có thể nói đây là hai nhân vật hiện thực đầu tiên của văn học Việt Nam, hai khuôn mặt này để lại dấu ấn sâu sắc và trở thành chân dung cho nhân vật của văn học hiện thực: Chị Dậu của Ngô Tất Tố, Mẹ Lê của
Thạch Lam, Chí Phèo của Nam Cao.
Bối cảnh của Ngọn cỏ gió đùa là đời sống nông thôn với chế độ nông nghiệp thời
phong kiến. Lê Văn Đó là một bần cố nông sau nhờ chịu khó làm ăn nên giàu có đổi
tên thành Trần Chánh Tâm. Bối cảnh của tác phẩm Những người khốn khổ là cuộc
sống đô thị thời kì đầu tư bản công nghiệp, người dân đói nghèo cho nên đấu tranh đòi dân chủ. Như vậy, tác phẩm Ngọn cỏ Gió đùa,nhà văn đã bố cục gọn hơn nhiều so với
tác phẩm Những người khốn khổ của Huygo. Hồ Biểu Chánh không dùng những đoạn
trữ tình ngoại đề như Huygo, chỉ kể những sự việc có liên quan trực tiếp đến nhân vật
chính: Chính Tâm – Ánh Nguyệt – Thu vân, Thế Hùng – Thế Phụng. Tuy nhiên ông
cũng phải mất thời gian khá dài để hoàn thành tác phẩm năm năm để dàn dựng bố cục
và viết trong hai tháng thì xong.
Như đã nói Hồ Biểu Chánh có tới 12 tác phẩm được mô phỏng từ tác phẩm nước
ngoài, vì thế người viết chỉ đi vào phân tích một vài tác phẩm cụ thể để thấy được tài
năng cũng như sự lĩnh hội kĩ thuật viết tiểu thuyết phương Tây của nhà văn, khi thể
hiện trong hoàn cảnh xã hội, con người Việt Nam. Từ đó rút ra những ưu điểm và hạn
chế từ nghệ thuật mô phỏng.
Tác phẩm tiếp theo chúng tôi lựa chọn để khảo sát là tiểu thuyết Vô gia đình của
Hector Malot và Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh. Giống như tiểu thuyết Ngọn
cỏ gió đùa, Cay đắng mùi đời nhà văn giữ lại cốt truyện, một số nhân vật chính và khung cảnh hoàn toàn là ở Việt Nam. Cả hai câu truyện đều kết thúc có hậunhưng về
mục đích sáng tác lại khác nhau. Mục đích nghệ thuật của tác phẩm Vô gia đình, nhà
văn Malot hướng đến những thanh thiếu niên, giáo dục họ cần tôn trọng tình cảm bạn
bè, tình yêu thương con người, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Câu truyện có tính chất
phiêu lưu. Vì nhân vật Rémi, Mattia hầu như đi khắp nơi trên đất Pháp và một phần trên đất Anh, Thụy Sỹ. Giọng văn nhẹ nhàng lạc quan không có những suy nghĩ về đạo
lí, ý nghĩa cuộc đời. Nhân vật được diễn tả bằng hành động chứ không phải bằng lời
đứa trẻ lạc loài từ thuở sơ sinh, được một người chồng mua về cho vợ nuôi. Nhưng
mãi năm lên tám, tôi vẫn tưởng bà là mẹ ruột của tôi, vì lần nào tôi khóc bà cũng ôm
tôi vào lòng dỗ dành cho tôi nín”. Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh không chỉ
giáo dục thanh thiếu niên mà còn là bài học luân thường, tạo nhiều suy ngẫm cho người lớn. Mượn những cay đắng, bất hạnh của một đứa trẻ để nói đến cay đắng của người lớn, từ đó đề cao lí tưởng về nhân nghĩa và bày tỏ thái độ với tư cách của mình
là người viết truyện. Nhân vật Rémi trong truyện là thằng Được chia li với cha mẹ ruột
vì người mẹ ghẻ tham lam độc ác muốn chiếm gia tài của mẹ con nó, đánh cắp nó đem
đi bỏ khiến cho tình mẫu tử phân cách mười mấy năm trời. Khi lớn lên còn bị cha nuôi
bán cho thầy Đằng, thầy chết nó phiêu bạc cùng với thằng Bỉ. Qua nhiều gian truân vất
vả Được quyết đi tìm mẹ ruột và đoàn tụ với bà hội đồng Phan Thanh Nhàn. Ba Thời,
tức Barberin, được ông miêu tả là người vợ chung thủy, người phụ nữ nhân đức đã cứu
vớt sinh mạng của đứa trẻ bất hạnh. Trong Vô gia đình Barberin không có chồng, còn Ba thời với tên Hữu là nghĩa vợ chồng. Tên Hữu đi lấy vợ khác nhưng Ba Thời vẫn
một lòng chờ đợi “Chị nghe chồng bạc bẽo thì phiền não vô cùng, vào ra quạnh quẽ
hết muốn làm ăn, sớm tối than thở không cầm giọt lụy…mà chị ta còn thương hoài,
chẳng hề tính lấy chồng khác” [3:16].Nhà văn đã đưa nhân vật của tiểu thuyết Vô gia
đình rất phù hợp với những cảnh đời của vùng đất Nam bộ. Phong tục, chế độ bất công
của xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ” chồng thì được lấy“năm thê bảy thiếp”, vợ “chính chuyên” thủ tiết thờ chồng. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm là dù giàu hay nghèo cũng nên có lòng thương người, nếu giàu thì phải giúp đỡ người nghèo, không
nên vì đồng tiền chi phối mà đánh mất lương tâm của một con người, đánh mất đạo lí,
nghĩa nhân ở đời. Thằng Được, thằng Bỉ từ nhỏ phải niếm đủ mùi vị đắng cay của đời
nên biết yêu thương kẻ thất phu, sa cơ lỡ vận, quý trọng tình bạnvà người nghèo khó.
Không vì thế mà Hồ Biểu Chánh khuyến khích mỗi đứa trẻ muốn thành người có nhân
tâm thì phải chịu cơ hàn, đau khổ. Vấn đề ở đây là làm sao cho những đứa trẻ không
phải gánh chịu những bất hạnh, hoàn cảnh đắng cay và trở nên dửng dưng với đời.
Nhà văn chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương thể hiện qua việc bố cục xây
dựng truyện, hoàn toàn viết theo lối Tây Phương ở chỗ: đưa ra những sự việc ngoài
đời của người dân thường vào tiểu thuyết, dùng lối văn xuôi, ngôn ngữ hàng ngày, kể
cả những thổ ngữ, tiếng địa phương, không phải là lối văn biền ngẫu, chải chuốt,
hiện tinh thần và phong cách viết tiểu thuyết theo quan niệm Tây phương, và đó là một điều mới lạ với truyền thống văn học Việt Nam. Một điểm khác về ảnh hưởng của Tây phương là tác giả chỉ mô tả, kể truyện, không bộc lộ cái tôi của mình một cách trực
tiếp và lộ liễu, hoặc dùng lối văn nghị luận diễn thuyết như Huygo. Hồ Biểu Chánh
cũng nói về đạo đức nhưng không cho người đọc có cảm tưởng là tác giả luận giảng vì những tư tưởng đạo đức được diễn tả bằng những lời đối đáp giữa các nhân vật.
Tất cả hình thức đó được đặt trong xã hội Việt Nam, cụ thể là xã hội Nam bộ. Vấn đề triết lí nêu lên trong tác phẩm là vấn đề chung của nhân loại chứ không riêng của
Việt Nam hay quốc gia nào. Đó là vấn đề về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Như vậy việc hướng về tiểu thuyết phương Tây, vừa mô phỏng
vừa cải biến tiểu thuyết phương Tây có thể xem là một cố gắng của Hồ Biểu Chánh
nhằm dứt ra khỏi ảnh hưởng của truyện Nôm và các tiểu thuyết tài tử giai nhân
Trung Hoa. Các tiểu thuyết mô phỏng của ông hôm nay có thể khiến người đọc buồn
cười, nhưng đặt vào bối cảnh lúc ấy, quả là ông đã thành công khi tạo ra được những
cốt truyện sinh động, không mang màu sắc công thức, ước lệ, hệ thống nhân vật đa
dạng, mang hơi thở của cuộc sống, cách viết mới mẻ, với những câu văn bình dị, mang
phong cách khẩu ngữ.
3.6. Không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đã góp phần tạo nên bức tranh
hiện thực về đời sống Nam Bộ vào những năm đầu thế kỉ XX. Mỗi câu truyện của ông đều xảy ra trong một không gian thời gian xác định. Đọc tác phẩm Hồ Biểu Chánh độc
giả được sống trong không gian Nam Bộ rộng lớn từ thành thị đến nông thôn.
Mở đầu mỗi tác phẩm, tác giả nêu lên một không gian rất cụ thể và chân thực để
giới thiệu nhân vật. Đó là những không gian thiên nhiên thơ mộng hay những địa điểm
có tên hoặc không tên: Không gian cảnh sinh hoạt trên đường chợ xuống bến tàu Hải Phòng. Trên bến tàu cuộc chia tay diễn ra giữa đôi vợ chồng trẻ và người con gái
trong tác phẩm Chút phận linh đinh với thời tiết lạnh giá của mùa thu “Mùa thu vừa qua, mùa đông đã tới, cỏ xanh ra đỏ, cây rụng lá phơi nhành. Một buổi sớm mai chúa
nhật, ở Hải Phòng bầu trời mù mịt, gió phất lạnh lùng. Mưa phùng phay pháy, cảnh
thêm buồn, đường sá bẩy lầy đi lấm cẳng. Người đi chợ tay xách giỏ, tay giấu trong
vạt áo, bươn bả bước mau cho bớt lạnh; sắp xa phu, mình mặc áo tơi, đầu đội nón lá,
của mùa thu, mưa phùn lất phất, gió thổi se lạnh, ta cảm nhận được sự cô quạnh ở lòng
người và mọi vật nhuốm màu buồn bả. Cảnh đã buồn mà người đi đường lại thờ ơ vội bước càng tăng thêm sự cô độc trong lòng kẻ ở người đi, cuộc chia tay thật ảm đạm. Nhà văn chọn một không gian chia tay thật thích hợp với bối cảnh xã hội thành thị và tâm lí nhân vật.
Không gian truyện được Hồ Biểu Chánh giới thiệu bằng những tên gọi cụ thể theo
từng địa danh của vùng đất Nam bộ:
“Ai đi đường chợ lớn xuống Gò Công, hễ đi qua đò Bao ngược rồi lên xe chạy ra
khỏi chợ Mỹ lợi…có một xóm đông kêu là xóm tre” [3:7].
“Xóm đập Ông Canh nằm dựa bên Gò Công qua Mỹ Tho, ngang ngã ba tẻ vô Ụ
Giữa, bây giờ nhà chen rất đông đảo, cây đua mộc sum sê” [15:5-6].
“Bến Súc nằm dựa đường quảng hạt số 14, là con đường chạy từ châu thành Thủ
Dầu Một lên mấy sở cao su miệt Dầu Tiếng, bởi vậy ngày hay đêm xe hơi chạy ngang
qua chợ dập dìu.
Bến Súc lại nằm trên một cái bưng lớn, ngó xuống phía mặt trời mọc, đất thấp lại
nhờ nước ngọt của sông Bến Nghé quanh co chan rưới, nên vườn tược thanh mậu, hoa
quả tốt tươi…” [10:5].
Tác giả đã vận dụng các giác quan để ghi nhận ngoại cảnh và khéo dùng từ tượng
hình, từ tượng thanh để mô tả cảnh vật rất linh động. Dưới ngòi bút sắc sảo của nhà
văn, bức tranh thiên nhiên nông thôn Nam bộ hiện lên rõ nét, tươi mát, gợi lên một
cuộc sống êm đềm bình dị “sớm mơi nầy mặt trời mọc lên bữa nắng sáng lóa, làm cho
khúc đường từ chợ ra Ô Môn, cảnh vật đều có vẻ tươi cười vui vẻ. Trên đầu, nhành
cây long lanh phơi lá, bộ mát mẻ lại đơn sơ. Ở dưới sông nước chảy vô, giọt lờ đờ mà không dứt. Ngoài đường người qua lại dập dìu, trong sân gà kêu ăn sân bẩn”
[23:194]. Không gian buổi sáng vùng quê thật đẹp, tất cả gợi lên hình ảnh một ngày mới với bầu không khí tươi mát và tràn đầy nhựa sống. Buổi sớm mai làng quê là vậy