V. Phương pháp nghiên cứu
2. 4 Không gian và thời gian nghệ thuật
3.4. Chi tiết đời thường
Hồ Biểu Chánh đã vận dụng rất nhiều chi tiết đời thường vào tiểu thuyết của mình làm cho tác phẩm trở nên gần gũi, giàu tính hiện thực, sinh động hơn và phổ biến rộng
rãi trong tầng lớp nhân dân. Chi tiết đời thường bao gồm những phương diện, mẫu
chuyện, sự kiện, hình ảnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, bình dị và quen thuộc: “Tiếng con thằng lằng chắt lưỡi, tiếng gà cục tác, con chó phèn lè lưỡi, những
con chằn hiu nhảy lon xon, mấy đám rau đắng mọc tàn lan, mấy đám rong rêu đóng theo tường mọc vô nhà, con heo đứng dựa đàn ngoắt đuôi mà ngó vô nhà, tiếng ếch
nhái kêu vào những buổi chiều, tiếng mái chèo khua trên sông, những đứa trẻ tắm nô đùa, bày cá lòng tong ăn bọt nước…” tất cả hình ảnh đó làm nên cái mới, cái riêng
độc đáo của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Hồ Biểu Chánh đã đi sâu vào đời sống bình dân, đưa vào tác phẩm những chi tiết đời thường thật thú vị. Đó là những hình ảnh nông thôn Việt Nam đơn sơ, bình dị, là những mái nhà, cây cầu, dòng sông, bến nước, công việc lao động thường ngày tạo nên một khung cảnh mới mẻ, đời sống nhân vật phong phú và đầy màu sắc không đơn điệu
một chiều như trước đây. Nó gần gũi với người dân nghèo khổ, đặc biệt là với đời
sống người dân miệt vườn Nam Bộ.
Công việc đồng áng, chân lấm tay bùn của người nông dân được tác giả đưa vào
tiểu thuyết rất cụ thể, đời sống khó khăn, điều kiện vật chất thiếu thốn, vì thế người
nông dân Nam bộ sống cuộc sống rất thanh đạm và rất giản đơn. Các chi tiết bình dị ấy
thể hiện ngay trong cách ở, cách mặc và cả cách ăn của họ. Đi đường xa xôi chỉ cần
vài nắm cơm, đôi ba con mắm gói theo cũng đủ cho họ hoàn thành cuộc hành trình. Đó
là những chi tiết được nói đến trong tiểu thuyết Chúa tàu Kim Quy. Lúc làm đồng xa
nhà cũng vậy, bữa cơm của họ thật đạm bạc, đơn sơ và đây là bữa ăn trưa của anh
Trần Văn Sửu “…gặt hết công rồi anh leo lên bờ ngồi nghỉ và phành gói cơm ra mà ăn. Một tay thì cầm con mắm sặt, còn một tay thì bóc cơm nguội, trên đầu trời nắng, dưới chân lắm bùn, mà anh ta ăn bộ coi ngon lắm. Ăn hết cơm, bèn bước lại cái vũng
gần đó, bụm tay múc nước mà uống, rồi khoát mà rửa mặt…” [13:10]. Nông dân Nam bộ sống bình dị cho nên ít ước mơ cao xa, cũng chẳng có nhu cầu lớn lao cho cuộc
sống. Hạnh phúc đối với họ là được cơm no, áo ấm, gia đình yên ổn. Ông đã khéo chọn những chi tiết đời thường nhưng lại tiêu biểu, để gợi lên đúng tính cách của con người sông nước miền Nam. Làm cho cuộc sống trong tiểu thuyết thêm quen thuộc với đời sống sinh hoạt của người lao động miệt vườn: “Vừa bước vô sân, ba con chó trong
nhà chạy ra sân sủa vang rân” [17:54]. Hình ảnh đó ta thường bất gặp trong cuộc
sống thường nhật, ở nông thôn vào những lúc không có chủ nhà thì vật nuôi sủa vang như một tín hiệu thông báo. Hồ Biểu Chánh đưa những chi tiết này vào tác phẩm làm
tăng thêm tính tả “chân”, câu truyện trở nên sinh động hơn, khiến cho người đọc có
cảm giác như đang trải qua với cuộc sống của chính mình “Ngoài đường thiên hạ qua
lại dập dìu, kẻ đi bộ thì tẻ hai bên, người ngồi xe kéo hay xe kiếng thì chạy chính giữa.
Một lát thì có một cái xe hơi chạy ngang qua một cái vù, bụi bay lắp mặt, kèn bốp văng tai” [10:58]. Sự ồn ào, tấp nập của ngựa xe Sài Gòn là hình ảnh luôn diễn ra mỗi
ngày và trở nên thân quen với người dân thành thị. Truyện của ông phản ánh mọi tầng
lớp trong xã hội, cuộc sống từ thành thị đến nông thôn với những chi tiết rất đổi đời thường giúp ta thấy được hiện thực của cuộc sống được nhà văn phản ánh qua tác
phẩm. Đôi lúc cuộc sống hối hả, tấp nập của cảnh phồn hoa đô thị, nhưng cũng có lúc
lặng lẽ, im lìm của vùng quê tĩnh lặng và đôi khi ta cảm thấy cái đơn điệu của một
vùng nông thôn buổi ban trưa “trờ nắng chang chang, gió thổi phây phây. Xe cục kịch
trên bờ lộ, một lát người xa phu phải giật dây cương, tróc lưỡi…” hay hình ảnh “Mấy con gà đang rảo trước sân kiếm ăn, chúng thấy bà thì vụt chạy. Con chó mực nằm ngủ trước thềm, nghe động đất nó cũng thức dậy mà sủa” [17:100].
Nam bộ là vùng sông nước, kênh rạch chằn chịt, phương tiện đi lại chủ yếu bằng
ghe xuồng, là công cụ kiếm sống gắn liền với họ. Cho nên hình ảnh chiếc xuồng được nhà văn khắc họa như hình ảnh tượng trưng cho người nông dân đồng bằng Nam bộ.
Chi tiết Bác Ái bơi xuồng đi thăm ruộng là chi tiết khá đặc biệt vì nó tả chân nhịp sống
của người nông dân “Rạng ngày sau Bác Ái thức dậy ăn cháo rồi bơi xuồng đi thăm
ruộng như thường” [4:24]. Hồ Biểu Chánh tỏ ra am hiểu rất chi tiết cách sinh hoạt của người dân miệt vườn, thâm nhập vào lối sống ấy để sẽ chia với họ. Hình ảnh chiếc
thuyết của ông đến vớiđộc giả, chi tiết này đã góp phần làm nên sự sống cho tác phẩm
và chúng tồn tại trong lòng của nhân dân.
Chúng ta không những bắt gặp hình ảnh chiếc xuồng, mái nhà tranh, con vật
nuôi… mà còn thấy hình ảnh bến nước, cây cầu rất đặc trưng của vùng miền sông
nước phương Nam, buổi hoàng hôn các cô gái ra cầu ao giặt đồ, tấm gội. Sự xuất hiện
của cô Yến Tuyết “Cô đứng trên cầu mà ngó bầy cá lòng tong ăn bọt nước, gió thổi ống quần phất phơ lòi hai bàn chân ra ngón nhỏ xíu, gót đỏ lòm, trên bàn thịt vun líp
tới mắt cá” [5:8]. Với hình ảnh ấy làm cho ta liên tưởng đến người thôn nữ ra sông gánh nước, ngồi cạnh bờ ao giặt giũ hay hóng mát mà dân gian hay nhắc đến. Hoặc
“Cô đứng tự nhiên, lượm đất nhỏ liệng cá lòng tong đã thèm rồi nhổ nước miếng
xuống sông cho cá lìm kìm nổi lên hốp bọt” [5: 8]. Nét tinh nghịch của cô gái trong sáng như đứa trẻ hay nô đùa nghịch ngợm, làm sống động một khung cảnh hoàng hôn
thơ mộng. Nếu đặt vào nền Hán văn trước đây có lẽ chi tiết này sẽ không được các nhà
nho đưa vào sáng tác. Bởi họ cho rằng đây là hình ảnh khiếm nhã và thiếu thanh lịch.
Họ quan niệm: Phụ nữ là người đại diện cho cái đẹp vì thế cần phải hành xử thật nhã nhặn, duyên dáng, phải giữ ý tứ sao cho “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Đặc biệt văn chương trung đại giàu tính hàm xúc, mang đậm hình ảnh có tính chất ước lệ tượng trưng và chỉ phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Do đó, chi tiết này sẽ không được sự đón
nhận bởi chúng không đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ mà họ đặt ra “ý tại ngôn
ngoại”. Nói như vậy không có nghĩa là tiểu thuyết trung đại không có sử dụng chi tiết
của đời thường trong sáng tác, có nhưng rất hạn chế. Vì thế, bằng những chi tiết nghệ
thuật này Hồ Biểu Chánh đã tạo nên một nét mới cho nghệ thuật viết tiểu thuyết của
mình. Hình ảnh của một ông phủ về già vui thú điền viên lấy cảnh làng quê làm niềm
vui cho mình “Bạch Khiếu Nhàn mình mặc áo quần toàn lụa trắng, vai vắt khăn nhiễu đỏ, thủng thẳng đi dọc theo mé sông Cà Mau mà hứng mát. Khi ông dừng chân đứng
coi sắp nhỏ lội đua, khi ông mỉm cười bầy chó rượt nhau cắn lộn” [1:6].
Tóm lại, bằng chi tiết đời thường, giản dị, Hồ Biểu Chánh đã tạo cho mình phong cách mới mà văn chương trung đại chưa làm được. Nhà văn đã lột tả được bản chất và
đi vào cội nguồn cuộc sống, quan sát tỉ mỉ và ghi lại những nét sinh động từ người
bình dân. Để rồi khi đưa vào tác phẩm, tái tạo lại thành ngôn ngữ văn chương với hình
ảnh y như thật. Yếu tố này đã góp phần làm nên sự thành công trong nghệ tiểu thuyết
bản” của mình qua đời sống tiểu thuyết, từ đó có thể lí giải được vì sao tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh được mọi người hoan nghênh như thế.