Giải pháp ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải nông thôn tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 89)

- Mục tiêu Tài chính

4.5.2.Giải pháp ngắn hạn.

Tăng cường độ ngũ cán bộ làm công tác BVMT cả về số lượng và chất

lượng nhất là các xã khu vực nông thôn;

Bên cạnh sự hoạt động của công ty cổ phần Môi trường Đô thị Phú Thọ, ở mỗi xã nên thành lập hợp tác xã dịch vụ VSMT hoặc tổ thu gom tự quản hoạt

động như một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần Môi trường Đô thị Phú Thọ có

nhiệm vụ thu gom rác trên địa bàn xã.

Bổ sung thiết bị thu gom đẩy tay và xe chuyên dùng vận chuyển rác thải

cho công ty cổ phần Môi trường Đô thị Phú Thọ do cịn hạn chế như xe cũ, lượng xe ít khơng đảm bảo thu gom nên rác thải vẫn còn phải đổ ra ngoài; chủ động

việc vận chuyển rác thải về nhà máy xử lý;

Bố trí hợp lý điểm tập kết rác, đảm bảo xa khu dân cư hoặc nơi có nhiều

người qua lại, giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của rác thải đến sức khoẻ và sinh hoạt của nhân dân; bổ sung thùng rác công cộng đặt trên các trục đường chính để người tham gia giao thơng có ý thức đổ rác vào thùng, tránh đổ rác ngay trên đường;

Bên cạnh đó cần kết hợp với cơng tác giáo dục, tuyên truyền cộng đồng.

Thông qua giáo dục, ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân và cộng đồng ngày một nâng cao. Thực tế cho thấy rằng việc giáo dục và tuyên truyền có tầm quan trọng trong công tác quản lý rác thải. Đưa công tác giáo dục và tuyên truyền trở thành một hoạt động chính quy, đưa cơng tác giáo dục vào các trường học từ các bậc mẫu giáo, tiểu học đến các bậc cao hơn, hình thành nên thói quen tốt cho các em ngay từ nhỏ. Thường xuyên đưa ra các thông tin cập nhật trên các hệ thống

78

thông tin cơng cộng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh… tiếp cận đến từng người dân. Thường xuyên tổ chức các buổi lao động tổng vệ sinh đường phố, ngõ xóm có sự kết hợp của cơng ty Mơi trường Đô thị và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao ý thức cho nhân dân về vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tạo nên một mơi trường sống trong sạch. Khen thưởng những cụm dân cư, tổ dân phố giữ gìn vệ sinh mơi trường tốt; phê bình, xử phạt những cộng đồng không thực hiện công

tác này. Ngân hàng Thế giới khuyến nghị phải tăng cường giáo dục, tun truyền việc bảo vệ mơi trường coi đó là biện pháp rẻ nhất. Nếu làm tốt có thể biến ý thức bảo vệ môi trường thành một chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm xã hội cho công dân, tức là nó sẽ trở thành một đặc trưng nổi bật của nền văn hóa hiện đại, của

cuộc sống hiện đại, nền văn hố mơi trường.

Hiện nay ở Việt Nam nói chung và thị xã Phú Thọ nói riêng hoạt động vệ sinh mơi trường đơ thị chỉ mang tính chất là hoạt động cơng ích. Chi phí cho các hoạt động này do ngân sách Nhà nước cấp (hay thanh toán). Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định mức phí đối với các dịch vụ vệ sinh mơi trường này (phí

bình qn đầu người là 2.500đ/người/tháng). Tuy nhiên hoạt động thu phí chỉ

mang tính chất bình qn đầu người và nhằm mục đích giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước chứ chưa làm cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của loại dịch vụ này. Việc thu phí tính trên mức bình qn này đã khơng khuyến khích được

người dân giảm lượng rác thải mà lượng rác theo thống kê vẫn ngày càng tăng lên. Thiết nghĩ cần có sự điều chỉnh mức phí vệ sinh mơi trường lên 4.000 đ/người/tháng thay mức phí hiện nay là 2.500 đ/người/tháng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải nông thôn tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 89)