Kênh phân phối truyền thống

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.pdf (Trang 58 - 59)

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, phát triển dịch vụ ngân hàng là một định hướng chiến lược quan trọng trong ngân hàng. Trong đó, việc phát triển các kênh phân phối là một trong những giải pháp tiên quyết. Vietcombank phát triển mạng lưới chú trọng mở rộng thêm các phòng giao dịch với mô hình thu gọn [bảng 2.8].

Bảng 2.8: Hệ thống mạng lưới của Vietcombank

Hội sở chính 1

Sở giao dịch 1

Chi nhánh trong nước 72

Phòng giao dịch 285

Công ty trong nước 3

Văn phòng đại diện và các công ty nước ngoài 3

Các công ty liên doanh liên kết 6

Ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia 1300

(Nguồn từ báo cáo thường niên 2010)

Nhìn vào hệ thống mạng lưới chi nhánh trong trên ta nhận thấy:

- Về cơ bản hệ thống các chi nhánh và các phòng giao dịch tương đối nhiều. Tuy nhiên chủ yếu chỉ tập trung ở các tỉnh, thành phố, chưa đi sâu vào các huyện, xã, thị trấn…

- Số lượng công ty trong nước cũng như nước ngoài còn quá ít so với qui mô của VCB, trong tương lai theo định hướng chiến lược kinh doanh VCB cần phải nỗ lực

46

liên doanh liên kết với các công ty để mở rộng mạng lưới hơn nữa không những thị trường trong nước mà còn đặc biệt là thị trường nước ngoài.

- Việc mở rộng các PGD chưa được đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường làm việc, thiết kế quầy giao dịch. Ví dụ như: thiết kế quầy giao dịch cao gây khó khăn cho khách hàng đến giao dịch hay ở một số phòng giao dịch không có máy phát điện, nhiều khi cúp điện khách hàng đến các chi nhánh khác để thực hiện…

- Chủ yếu tập trung vào mạng lưới chi nhánh đối với marketing trực tiếp, chưa phổ biến qua thư thông báo, quảng cáo có phản hồi, cũng như các kênh phân phối gián tiếp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.pdf (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)