Các kênh phân phối chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.pdf (Trang 32 - 34)

Kênh phân phối truyền thống

Một kênh phân phối dùng để chỉ một nhóm cá nhân hoặc tổ chức, công ty liên quan đến việc hướng dẫn và bán sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Các kênh phân phối có thể chia thành các kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Các kênh phân phối trực tiếp chứa đựng sự vận động và bán sản phẩm một cách trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng – trong khi phân phối gián tiếp là dòng vận động của sản phẩm lưu chuyển thông qua các trung gian.

- Marketing trực tiếp bao gồm thư trực tiếp và quảng cáo có phản hồi trực tiếp. Mỗi phương pháp hoặc công cụ có thể được nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng để đạt những mục đích khác nhau và nhắm đến những phân khúc thị trường khác nhau. Trong đó mạng lưới chi nhánh là kênh phân phối truyền thống chủ yếu của các ngân hàng. Đây là công cụ lâu đời và có một số ưu, nhược điểm sau: [bảng 1.4]

Bng 1.4: Ưu, nhược đim ca kênh phân phi theo mng lưới chi nhánh

- Marketing gián tiếp: Các định chế hoặc tổ chức trung gian là bên thứ ba như nhà môi giới, tổ chức,các chuyên gia tư vấn tài chính – công ty kinh doanh bất động sản, chứng khoán… Một kênh phân phối có thể sử dụng một hoặc nhiều định chế trung gian.

Kênh phân phối hiện đại

Với những thành tựu về công nghệ, kênh phân phối có sử dụng công nghệ cao xuất hiện như là một kênh phân phối cung cấp giải pháp tiết kiệm chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh trong việc phân phối sản phẩm và giao tiếp khách và khắc phục một số nhược điểm của mạng lưới chi nhánh. Đồng thời tạo khả năng cung cấp khối

Ưu điểm Nhược điểm

Nhờ vị trí thuận lợi và gắn liền với thị trường phục vụ nên:

 Rất hiệu quả trong cơ chế thanh toán, thu chi tiền mặt.

 Thu hút khoản tiền gửi khối lượng nhỏ từ nhiều địa bàn.

 Thực hiện các dịch vụ tài chính phù hợp với khách hàng từng địa phương.

 Chi phí tăng quá mức khi cạnh tranh gia tăng.

 Dịch vụ cung cấp có giới hạn.

 Khó kiểm soát khi qui mô mạng lưới quá lớn.

20

lượng dịch vụ ổn định hơn về chất lượng [hình 1.8]. Khái quát một số ứng dụng chủ yếu của công nghệ vào việc phân phối dịch vụ ngân hàng và phương pháp tiếp cận chúng.

Hình 1.8: Các phương pháp phân phi s dng công ngh hin đại

Máy ATM: Là loại máy rút tiền tự động, đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa những dịch vụ diễn ra đều đặn hàng ngày, gia tăng tính thuận tiện và khả năng tiếp cận với các ngân hàng và các tổ chức cung cấp dịch vụ. Thực hiện dịch vụ rút tiền và cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác như xem số dư, chuyển khoản, trả tiền điện…

EFTPOS: Là thiết bị chuyển tiền điện tử tại nơi giao dịch giúp người mua sắm thanh toán thuận tiện và an toàn và các cửa hàng bán lẻ truy cập nhanh hơn đến ngân quỹ được nhận. Từ khi đưa vào sử dụng EFTPOS, các nhà bán lẻ được đặt vào một thế mạnh hơn về chuyển tiền và thông qua các tiện ích đã làm giảm nhu cầu của khách hàng ghé qua trụ sở ngân hàng hoặc ATM.

Dịch vụ ngân hàng điện thoại (Teleb@nking) – thực hiện việc hoạt động tài khoản của ai đó thông qua điện thoại đã gia tăng nhanh chóng và ngày càng trở nên phổ biến vì khách hàng có xu hướng thực hiện hầu hết các giao dịch bằng điện thoại.

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internetb@king): Đang trên đà gia tăng với tốc độ đáng kể. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đang đầu tư vào dịch vụ ngân hàng internet. Động cơ để cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cắt giảm được chi phí phân phối.

K H Á C H H À N G ATM CÁC CHI NHÁNH NHÀ BÁN LẺ TELEBANKING

HOME BANKING NHÀ BÁN LẺ CÁC CHI NHÁNH INTERNET SMART CARD ATM ĐIỆN THOẠI NHÀ BÁN LẺ EFPOS

21

Thẻ thông minh (SMART CARD): Thẻ thông minh là một sự đổi mới gần đây cho phép ngân hàng đưa ra hàng loạt các ứng dụng như chức năng trả trước, xác định chủ thẻ và tiền điện tử… Thẻ thông minh sử dụng công nghệ vi mạch, có độ an toàn cao hơn thay vì sử dụng giải băng từ. Tuy nhiên các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng phải lưu ý rằng máy đọc xử lý giao dịch thẻ thông minh tại các điểm bán lẻ lại có chi phí đắt hơn 5 lần so với máy đọc xử lý thẻ từ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.pdf (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)