Kết quả học tập của họcsinh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu hành động mô hình hoá của học sinh lớp 4 thông qua môn tiếng việt (Trang 25)

9. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Kết quả học tập của họcsinh

Đối tượng tôi nghiên cún là học sinh lớp 4B trường Tiểu học Thị trấn A, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Có tổng số học sinh là 45 học sinh, trong đó có 24 HS nam và 21 HS nữ. Qua kết quả học tập thì có 12HS giỏi, 21 HS khá, 10 HS trung bình và 3HS yếu.

Bảng 1: Kết quả học tập môn Tiếng Việt lóp 4B

Các đợt kiêm tra định kì

Kêt quả

Giỏi Khá Trung bình Yêu

lượng Tỉ lệ (% ) lượng Tỉ lệ (% ) lượng Tỉ lệ (% ) lượng Tỉ lệ (% ) Chât lượng năm 9 20 18 40 14 31,1 4 8,9 Giữa học kì I 15 33,3 22 48,9 8 17,8 Cuôi học kì I 17 37,8 22 48,9 6 13,3

Thông qua các đợt kiểm tra định kì môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4B, chúng ta có thể thấy chất lượng đầu năm hơi thấp và kết quả của các em đã được cải thiện trong quá trình học được thể hiện ở kiểm tra giữa kì I có 15 em đạt loại giỏi ứng với 33,3% chất lượng đầu năm có 4 em học sinh đạt loại yếu môn Tiếng Việt chiếm 8,9% nhưng qua đợt kiểm tra giữa học kì I và cuối học kì I đã không còn học sinh nào bị loại yếu thay vào đó số lượng học sinh đạt loai giỏi và loại khá tăng lên. Trong đợt kiểm tra cuối học kì I có 17 em đạt loại giỏi ứng với 37,8% và 22 em đạt loại khá ứng với 48,9% xếp loại trung bình chỉ có 6 em chiếm 13,3%-

2.3. Kết quả nghiên cứu hành động mô hình hóa qua tiết học bài mói

Tiết: Từ ghép và từ láy, phân môn Luyện từ và câu, Tiếng Việt 4, tập 1

- Sau khi giới thiệu bài mới giáo viên hướng dẫn học sinh biết được thế nào là từ láy từ ghép theo ví dụ trong sách giáo khoa.

Giáo viên đưa ra khái niệm chính xác khi học sinh học xong bài: + Từ ghép: Là những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau.

+ Từ láy: Là những từ có tiếng phối họp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau (từ láy bao gồm một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa)

- Giáo viên giới thiệu về mô hình:

Giáo viên giới thiệu về mô hình từ láy và từ ghép cho học sinh và từ mô hình từ láy và từ ghép để biết cách xác định cũng như phân loại được từ láy và từ ghép. + Mô hình từ ghép: A + B --- >AB Xe + đạp --- >xe đạp Nhà + cửa ______> nhà cửa + Mô hình từ láy: A + A ’ ---> AA’ Nho + nhỏ --- > nho nhỏ Chăm + chỉ ____ > chăm chỉ

Đe kiểm tra học sinh có hiểu bài và cách làm bài tập theo mô hình hay không, chúng tôi sử dụng bài tập đo như sau:

Bài tập 1:

Cho các từ sau : Nhỏ, lạnh, ngay,thẳng, và trả lời các câu hỏi sau: 1. Thế nào là từ ghép, từ láy. Viết mô hình từ ghép, từ láy .

2. Viết mô hình từ các tiếng đã cho để tạo thành một từ ghép, một từ láy. 3. Đặt câu với hai từ ghép và hai từ láy vừa tìm được.

Bảng 2: Kết quả thực hiện hành động mô hình hóa của học sình trong phân môn Luyện từ và câu qua bài tập 1

^ " C á c mức độ Câu hỏi Mức không thực hiện được Mức trung bình Mức độ cao lượng Tỉ lệ (% ) lượng Tỉ lệ (% ) Số lượng Tỉ lệ (% ) 1. Thê nào là từ ghép, từ láy. Viết mô

hình từ ghép, từ láy . 4 8,9 12 26,7 28 64,4

2. Viêt mô hình từ các tiếng đã cho để tạo thành

một từ ghép, một từ láy.

8 17,8 14 31,1 23 51,1

3. Đặt câu với hai từ ghép

và hai từ láy vừa tìm được 6 13,3 10 22,2 29 64,5

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

Có một số em không viết được mô hình từ láy, từ ghép và cũng chính vì thế mà các em đã không biết cách dùng mô hình để tạo thành từ ghép, từ láy từ các tiếng đã cho. 8,9% học sinh không nêu khái niệm và không viết được mô hình. Có 17,8 % học sinh không viết được mô hình từ các tiếng đã cho để tạo thành một từ ghép, một từ láy. Tuy việc đặt câu đối với học sinh lóp 4 không quá khó khăn nhung vẫn có 13,3% đặt câu sai, mắc lỗi khi dùng từ và thiếu thành phần ở trong câu và việc các em không tìm được từ ghép, từ láy dẫn đến các em đặt câu sai. Nguyên nhân của việc này là do các em đã không tập chung trong quá trình giáo viên giảng bài, không học bài một cách nghiêm túc, cẩn thận dẫn đến việc không hiểu bài và không làm được bài.

Có 26,7% học sinh viết được mô hình từ ghép từ láy, 31,1% các em viết được mô hình từ các tiếng đã cho để tạo thành một từ ghép và một từ láy

nhung ở mức độ trung bình. Các em cũng đã hểu bài nhưng chưa thật sự nắm chắc kiến thức còn mắc khá nhiều lỗi trong quá trình làm bài.

Chang hạn em Nguyễn Văn Duy lớp 4B trường Tiểu học Thị trấn A đã viết đúng mô hình nhưng lại tìm sai từ. Do em không phân biệt được từ ghép, từ láy.

Em đã làm bài như sau : Ngay:

Ngay + thẳng — — > ngay thẳng ( từ ghép) Ngay + ngắn —— > ngay ngắn (từ láy)

Thẳng: Thẳng + tay —— > thẳng tay (từ ghép) Thẳng + thắn ---- > thắng thắn (từ láy) N hỏ: Nhỏ + bé —> nhỏ bé (từ ghép) Nhỏ + nhe —> nhỏ nhẹ (từ láy) Lạnh : Lạnh + giá —> lạnh giá (từ ghép) Lạnh + lung lạnh lùng (từ láy)

Em Duy đã nhầm giữa từ láy và từ ghép.Từ lạnh lùng là từ ghép em lại cho nó là từ láy ,với từ nhỏ nhẹ cũng là từ ghép em cũng cho là từ láy. Em đã nhầm khi phân loại từ ghép hay từ láy.

Có 64,4% học sinh viết được mô hình từ ghép, từ láy và 51,1% học sinh viết được từ các tiếng đã cho để tạo thành một từ láy, một từ ghép từ mô hình. Học sinh đạt mức cao chiếm tỉ lệ cao. Do học sinh đã nắm chắc được kiến thức, tư duy của các em khá tốt. Biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập, đồng thời các em đã biết đặt câu một cách chính xác, đầy đủ thành phần.

Ngay *

Ngay + thât ---> ngay thật (từ ghép) Ngay + ngắn --- > ngay ngắn (từ láy)

Thẳng: Thẳng + đứng - --- > thẳng đứng (từ ghép) Thẳng + thắn --- > thắng thắn (từ láy) Nhỏ : Nhỏ + con —--- > nhỏ con (từ ghép) Nhỏ + nhắn —---> nhỏ nhắn (từ láy) Lạnh : Lạnh + buốt --- > lạnh buốt (từ ghép) Lạnh + lẽo --- > lạnh lẽo (từ láy)

Sau khi học sinh biết được thế nào là từ ghép, từ láy. Giáo viên lun ý cho học sinh cách phân biết từ ghép - từ láy dễ lẫn lộn.

- Neu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

VD: Thúng múng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, mơ mộng....

- Neu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhung hai tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

VD: Xe cộ, gà qué, chợ búa...

- Neu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhung hai tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy .

VD: Chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc...

Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại từ. Từ ghép, từ láy: thật thà, bạn bè, bạn đường, gắn bó, chăm chỉ, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi,quanh co, thành thật, nhỏ nhẹ.

Từghép:... Từ láy : ...

Bảng 3: Kết quả thực hiện hành động mô hình hóa ciía học sinh trong phân môn Luyện từ và câu qua bài tập 2

Mức không thực hiện được

Mức trung bình Mức độ cao

Sô lượng Tỉ ỉệ(% ) Sô lượng Tỉ lệ (%) Sô lượng Tỉỉệ(% )

5 11,1 16 35,6 24 53,3

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

Có 5 học sinh tương ứng với 11,1% hoc sinh không biết phân biệt từ ghép, từ láy. Có nghĩa là các em đã không hiểu thế nào là từ ghép, từ láy và các em cũng không nắm được kiến thức cơ bản về từ ghép, từ láy để phân biệt. Nên các em không làm được bài, phân loại một cách lung tung.

Có 16 học sinh tương ứng 35,6% học sinh thực hiện được ở mức trung bình. Các em cũng đã biết phân biệt được từ láy, từ ghép nhưng các em vẫn còn nhầm lẫn, chưa sắp xếp được một cách chính xác. Các em vẫn còn nhầm một số từ và không biết từ đó là từ ghép hay từ láy .Vậy các em đó chưa nắm được kiến thức một cách chính xác.

Như bài làm của em: Phạm Tiến Quang lóp 4B em làm nhầm một số từ. Em làm như sau:

Từ ghép: gắn bó, giúp đỡ,bao bọc, quanh co, bạn đường, bạn học. Từ láy: học hỏi, thật thà, ngoan ngoãn, khó khăn, thành thật, chăm chỉ, nhỏ nhẹ.

Hay bài của em Trần Mai Trang em cũng làm nhầm các từ ghép, từ láy. Bài của em như sau:

Từ ghép: giúp đỡ,quanh co, học hỏi, bạn đường, bạn học.

Từ láy: thật thà, ngoan ngoãn, khó khăn, thành thật, chăm chỉ, nhỏ nhẹ.

Có 24 em tương ứng với 53,3% học sinh sắp xếp đúng các từ phức vào hai loại từ ghép, từ láy và việc vận dụng mô hình của các của các em khá tốt. Điều này cho thấy các em đã biết phân biệt từ ghép, từ láy, nắm được cách sử dụng mô hình.

Bài làm của em Nguyễn Bảo Chi em đã làm bài như sau:

Từ ghép: gắn bó, giúp đỡ, học hỏi, thành thật, bao bọc, nhỏ nhẹ, bạn đường, bạn học.

Từ láy: thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn, quanh co.

Như vậy qua phần làm bài tập của các em, ta thấy các em làm cũng đã biết cách sử dụng mô hình để làm bài tập. Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh mắc nhiều lỗi trong qua trình làm bài.

Tiết: Luyện tập miêu tả đồ vật, phân môn Tập làm văn,Tiếng Việt 4, tập 1 Đe viết được bài văn miêu tả đồ vật giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý với các ý sau:

Dàn ý bài văn miêu tả lóp 4 1. Mở bài gián tiếp (3- 4 dòng).

Giới thiệu đồ vật em định tả (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?).

a. Tả bao quát (3- 4 dòng ): Hình dáng , kích thước, màu sắc.

b. Tả chi tiết (10- 15 dòng ): Tả các bộ phận của đồ vật (3- 5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu).

c. Tả công dụng của đồ vật (5- 10 dòng) từ 2-3 công dụng. d. Hành động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng). 3. Kết bài mở rộng (2-3 dòng).

Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).

Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài.

Tôi đưa ra một bài tập để đo mức độ hành động mô hình hóa của các em qua bài tập làm văn sau:

Đe bài: Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay. Với các yêu cầu sau: 1. Thế nào là văn miêu tả? Văn miêu tả có nhũng đặc điếm gì? 2. Lập dàn ý của bài.

Chúng tôi đánh giá theo 3 tiêu trí sau:

+ Mức không thực hiện được: Học sinh không lập được dàn ý của bài văn, không triển khai các ý trong 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

+ Mức trung bình: Học sinh biết cách lập dàn ý của bài văn miêu tả, nhung còn sơ sài.

Bảng 4: Các mức độ sử dụng mô hình của học sinh trong phân môn Tập làm văn qua bài tập 1

Các mức độ

Câu hỏi X.

Mức không thực hiện được

Mức trung bìnli Mức độ cao

Số lượng Tỉ lệ (% ) Số lượng Tỉ lệ (% ) Số lượng Tỉ lệ (% ) 1. Thê nào là văn

miêu tả? Văn miêu tả có những đặc điểm gì? 2 4,5 14 31,1 29 64,5 2. Lập dàn ý của bài văn 3 6,7 20 44,4 22 48,9

Qua bảng số liệu ta thấy :

Rất ít học sinh không hiểu thế nào là văn miêu tả và những đặc điểm của văn miêu tả. Chỉ có 2 học sinh không nói được khái niệm văn miêu tả, còn lại các em đã hiểu bài. Nhung có 14 em hiểu bài nhưng chưa nắm chắc kiến thức các em vẵn còn ấp úng chưa nói chính xác. Còn 64,5% các em đã nắm bài rất tốt.

Khi triển khai mô hình lập dàn ý của bài văn thì có 3 học sinh tương ứng với 6,7% không lập được dàn ý cho bài văn. Các em chỉ nắm được cấu trúc 3 phần của bài văn, nhưng lại không thể triển khai các ý trong các phần.

20 học sinh chiếm 44,4% các em biết viết mô hình của một dàn ý nhung các em viết khá sơ sài, trọng tâm chưa có nhiều. Nhất là phần thân bài các em chưa nêu ra được các ý cụ thể, các em viết rất chung chung, chưa triển khai các ý rõ ràng.Việc lập dàn ý sơ sài, thiếu ý sẽ là nguyên nhân dẫn tới việc

khi các em viết văn bài viết sẽ lộn xộn, thiếu ý, lời văn lủng củng. Việc lập dàn ý cho một bài văn là vô cùng quan trọng.

Học sinh Lê Phương Anh lập dàn ý sơ sài. Học sinh đó viết như sau: Dàn ý bài văn miêu tả chiếc áo hôm nay em mặc đến lớp.

1. Mở bài:

Giới thiệu chiếc áo hôm nay em mặc đến lớp. 2. Thân bài:

- Chiếc áo được làm từ vải ka ki. - Chiếc áo màu hồng nhạt. - Cổ áo hình trái tim, cổ cứng. - Chiếc áo không có túi. 3. Kết bài:

Em rất yêu chiếc áo của em

Có 22 học sinh chiếm 48,9% các em viết mô hình dàn ý chi tiết, rõ ràng, đủ ý. Các em đã nắm một cách cụ thể về cách lập dàn bài cho bài văn miêu tả. Các em đã hiểu thế nào là một dàn bài chi tiết. Biết cách triển khai các ý trong các phần.

Học sinh Nguyễn Thu Giang lập dàn ý rất chi tiết. Em làm như sau: 1. Mở bài:

Giới thiệu chiếc áo em mặc đến trường hôm nay. 2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc áo: - Màu: Trắng.

- Chất vải: Cotton, mịn và mát. - Hình dáng: Cộc tay, cổ lá sen.

- c ổ áo có thêu nhành cây với những chiếc lá xanh xẫm, bên cạnh là những bông hoa cánh màu đỏ, nhụy vàng tươi. Lại có những nụ hoa màu đỏ. Làm cho chiếc áo nổi bật.

- Tay áo chít cổ và cũng thêu một nhành hoa cùng với kiểu hoa ở cổ áo. - Một chiếc túi xinh xinh ở ngực trái, có nắp đậy giống như một phong thư.

- Khuy áo là một loại khuy kiểu, làm bằng nhựa màu hồng. Không phải khuy hình tròn thường thấy mà là khuy hình vuông.

- Đường chỉ rất tỉ mỉ và đẹp. 3. Kết bài:

Tinh cảm của em đối với chiếc áo: - Em rất thích chiếc áo này. - Em sẽ giữ gìn thật cẩn thận

- Mỗi lần mặc chiếc áo, em như lớn thêm hơn.

Qua việc lập dàn ý của các em ta thấy đa số học sinh biết cách viết mô hình dàn ý cho một bài văn miêu tả. Nhưng cũng còn rất nhiều em sử dụng mô hình qua việc lập dàn ý của bài văn còn nhiều hạn chế. Lập dàn ý cũng chính là cơ sở để các em viết được một bài văn hay và đầy đủ ý.

Giáo viên đưa ra mô hình chung khỉ làm bài tập làm văn miêu tả

Khi làm một bài tập làm văn, chúng ta cần chứ ý đi theo 4 bước sau: 1. Đọc kĩ đề bài

Đọc kĩ đề bài nắm vũng ý nghĩa từng từ, từng câu và tự trả lời bốn câu hỏi sau:

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu hành động mô hình hoá của học sinh lớp 4 thông qua môn tiếng việt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)