9. Cấu trúc khóa luận
2.5.1. Các yếu tố khách quan
2.5. ì. ì. Nội dung môn Tiếng Việt
Tiếng Việt là một môn quan trọng được dạy ở Tiểu học. Như đã biết, chương trình môn Tiếng Việt hiện nay có rất nhiều ưu điểm như dạy Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp nội dung dạy học mang tính tích họp...Những điểm này được thể hiện rõ trong các phân môn của môn Tiếng Việt.
Bên cạnh đó chương trình môn Tiếng Việt còn trang bị kiến thức và các kĩ năng đọc, viết, ngữ pháp, kể chuyện, miêu tả, viết thư, trao đổi ý kiến...Ngoài việc cung cấp các kiến thức mới môn Tiếng Việt còn giúp các em mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách. Nội dung các phân môn trong môn Tiếng Việt thường gắn với các bài trong chủ điểm, có tác dụng giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống theo chủ điếm đã học, phát triển năng lực phân tích, tổng họp, phân loại cho học sinh.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm có tác dụng đối với học sinh thì chương trình môn Tiếng Việt vẫn còn tồn tại như: Dung lượng mỗi tiết còn quá tải, giáo viên và học sinh phải chạy đua với thời gian.
Ví dụ: Tuần 17 - lớp 4, bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật”
Bài tập 1: Đọc các đoạn văn miêu tả chiếc cặp, phân tích, tìm hiếu xem chúng thuộc phần nào trong bài văn miêu tả và xác định nội dung miêu tả từng đoạn.
Bài tập 2: Thực hành luyện viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp; đọc để nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 3: Học sinh viết đoạn văn miêu tả đặc điểm bên trong chiếc cặp; đọc và nhận xét.
Hay trong tuần 25 - lớp 4, bài “Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn
. 2 _ *■__ Ổ * 99
tả cây côi .
Bài tập 1: Đọc hai đoạn mở bài và rút ra sự khác nhau giữa hai đoạn mở bài đó.
Bài tập 2: Viết đoạn văn mở bài theo cách gián tiếp dựa vào một số gợi ý sau; đọc để nhận xét.
Bài tập 3: Quan sát một cây mà em yêu thích sau đó trả lời câu hỏi.
Bài tập 4: Dựa vào các câu trả lời ở bài 3, học sinh viết một đoạn mở bài, đọc và nhận xét, sửa chữa.
Hay trong tuần 27 - lóp 4, bài “Cách đặt câu khiến” - Luyện từ và câu. Phần bài mới:
Cho câu kể sau đây:
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau: + Thêm hãy ,đừng, chớ, nên, phải.. .vào trước một động từ.
+ Thêm đi, thôi,nào.. .vào cuối câu.
+ Thêm đề nghị, xin, m ong.. .vào đầu câu. + Thay đổi giọng điệu.
Phần luyện tập:
1. Chuyến các câu kể sau thành câu khiến. - Nam đi học.
- Thanh đi lao động. - Ngân chăm chỉ.
- Giang phấn đấu học giỏi.
a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn có 2 bút. Hãy nói bạn một câu để mượn bút.
b. Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn ấy.
c. Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhò’ chú ấy chỉ đường.
1. Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây. a. Câu khiến có hãy ở trước động từ.
b. Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ. c. Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ. d. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước động từ.
2. Nêu tình huống có thể dùng các câu cầu khiến nói trên.
Trong môt số tiết khác, số lượng các yêu cầu cũng gần tương tự. Như vậy, với những yêu cầu trên thì tốc độ làm việc của giáo viên và học sinh rất cao khiến việc nhận xét, góp ý bài làm cho học sinh không kĩ, không nhiều. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các em nắm vững mô hình Tiếng Viêt còn thấp.
Thêm vào đó, sự sắp xếp các tiết dạy trong một thế loại, một kiểu bài không liên tục làm cho sự liên kết giữa các tiết không liền mạch nên đôi khi tạo ra sự nhàm chán và dễ bị quên.
2.5.1.2. Phương pháp dạy giáo viên
Qua thực tế dự giờ một số tiết môn Tiếng Việt cũng như việc trò chuyện trao đổi với giáo viên, tôi thấy để dạy một tiết Tiếng Việt đạt hiệu quả như mong muốn không phải là điều dễ dàng. Khối lượng công việc trong một giờ đòi hỏi cả thầy và trò phải liên tục. Sau mỗi tiết học đôi khi cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy chưa thỏa mãn với kết quả của tiết học.
Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy một số giáo viên do cố gắng giải quyết hết những yêu cầu trong sách giáo khoa đưa ra nên trong một số tiết học không đủ thời gian khái quát lại nội dung bài học, việc cho học sinh thực hành mang tính chất cuốn chiếu, nối tiếp và dùng lại sau khi hết thời gian nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hành động mô hình hóa của học sinh.
Mặt khác, quy trình dạy học của mỗi phân môn là khác nhau và đặc biệt quy trình dạy học mỗi phân môn cũng rất khác nhau và mỗi tiết học đảm nhận một vai trò khác nhau. Neu người giáo viên không nắm được hệ thống các tiết này, không hiểu rõ từng công đoạn để tạo ra sản phẩm thì sẽ không hướng dẫn học sinh liên kết tốt các công đoạn ấy. Ví dụ: Với phân môn tập làm văn. Khi hoàn thành các công đoạn luyện tập xây dựng từng phần, cho các em “lắp ráp” ngay các phần đó đế làm một bài văn hoàn chỉnh thì ta chỉ đánh giá được khả năng vận dụng của những em khá, giỏi. Những em còn lại lầm đầu hoàn thành một bài văn của kiểu bài vừa học sẽ không có kết quả như ý muốn.
Thực tế cũng cho thấy đa số giáo viên chỉ tập trung học bài mới và luyện tập cho học sinh mà chưa quan tâm đúng mức tới việc bổ sung, mở rộng kiến thức văn học cho các em. Giáo viên không hướng dẫn, tổ chức cho học sinh nắm được cách tích lũy vốn kiến thức bằng cách đọc sách, học thật tốt các môn có liên quan để học Tiếng Việt được tốt hơn.
Một nguyên nhân nữa là giáo viên chưa thiết kế và đẩy mạnh được các hoạt động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa nhằm hỗ trợ cho việc học Tiếng Việt của học sinh.
Ví dụ: Trong tiết Luyện tập quan sát cây cối (Tiếng Việt 4 - tập hai), học sinh sẽ thích thú và học tập có hiệu quả khi giờ học được tổ chức tại vườn trường hơn là ngồi trong lóp quan sát một số bức tranh về cây cối mà giáo viên chuẩn bị.
Có thể thấy học sinh thiếu vốn kiến thức thực tế nhũng gì liên quan đến bài làm do bị bó hẹp trong không gian lớp học, ở nhà là lí do ảnh hưởng tới hành động mô hình của các em.
Tóm lại chương trình và phương pháp dạy của giáo viên có ảnh hưởng không nhỏ tới việc sử dụng mô hình hóa của các em.