LẦN KIỂM TRA TRƯỚC LẦN KIỂM TRA SAU

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học sư phạm hà nội 2 (L (Trang 92 - 101)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

LẦN KIỂM TRA TRƯỚC LẦN KIỂM TRA SAU

Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt

SL % SL % SL % SL %

KN phân tích 18 36 32 64 25 50 25 50

KN sử dụng đồ dùng 20 40 30 60 28 56 22 44 KN thiết kế bài tập 20 40 30 60 30 60 20 40 KN kiểm tra, đánh giá 22 44 28 56 25 50 25 50

Từ bảng 3.6, ta có biểu đồ sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 KN phân tích KN sử dụng đồ dùng KN thiết kế bài tập KN kiểm tra, đánh giá

lần kiểm tra trước lần kiểm tra sau

Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá các nội dung (1), (2), (3), (4) trước và sau thực nghiệm của lớp đối chứng.

- Kết hợp bảng 3.3 và 3.5; coi kết quả kiểm tra của lớp đối chứng trước và sau thử nghiệm là hai mẫu tương quan, ta có:

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra nội dung (2), (3) trước và sau thử nghiệm của lớp đối chứng

CÁC MẶT ĐÁNH GIÁ

LẦN KIỂM TRA TRƯỚC LẦN KIỂM TRA SAU

Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt

SL % SL % SL % SL %

Phương tiện 2 40 3 60 3 60 2 40

Bài tập 2 40 3 60 3 60 2 40

* Nhận xét: Căn cứ vào số liệu trên bảng 3.6, bảng 3.7 và biểu đồ hình 3.3,

ta nhận thấy kết quả kiểm tra của SV lớp đối chứng trước và sau thử nghiệm không có thay đổi đáng kể.

3.5.2.3. Kết quả đánh giá sự khác biệt ở lớp thực nghiệm

Kết hợp bảng 3.2 và 3.4; coi kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm là hai mẫu tương quan, ta có:

Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra nội dung (1), (2), (3), (4) trước và sau thử nghiệm của lớp thực nghiệm

KNDH

LẦN KIỂM TRA TRƯỚC LẦN KIỂM TRA SAU

Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt

SL % SL % SL % SL %

KN phân tích 18 38 30 62 26 54 22 46

KN sử dụng đồ dùng 18 38 30 62 32 67 16 33 KN thiết kế bài tập 20 42 28 68 38 79 10 21 KN kiểm tra, đánh giá 20 42 28 68 40 83 8 17

Từ bảng 3.8, ta có biểu đồ sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 KN phân tích KN sử dụng đồ dùng KN thiết kế bài tập KN kiểm tra, đánh giá Lần kiểm tra trước

Lần kiểm tra sau

Hình 3.4: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra nội dung (1), (2), (3), (4) của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm.

- Kết hợp bảng 3.3 và 3.5; coi kết quả kiểm tra của lớp đối chứng trước và sau thử nghiệm là hai mẫu tương quan, ta có:

Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra nội dung (2), (3) trước và sau thử nghiệm của lớp thực nghiệm

CÁC MẶT ĐÁNH GIÁ

LẦN KIỂM TRA TRƯỚC LẦN KIỂM TRA SAU

Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt

SL % SL % SL % SL %

Phương tiện 2 40 3 60 4 80 1 20

Bài tập 2 40 3 60 4 80 1 20

* Nhận xét: Căn cứ vào số liệu trên bảng 3.8, bảng 3.9 và biểu đồ hình 3.4,

ta nhận thấy kết quả kiểm tra của SV lớp thử nghiệm trước và sau thử nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Như vậy, rèn luyện các kĩ năng dạy học theo các biện

pháp đề xuất có tác dụng nâng cao hiệu quả học tập của SV. Điều này đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo hiện nay.

3.6. Kết luận thực nghiệm sư phạm

Kết quả thực nghiệm đã đạt được mục đích ban đầu đề ra là: bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học khái niệm về số tự nhiên cho SV ngành Giáo dục Tiểu học (đã nêu trong nội dung chương 2). Cụ thể:

- Theo các số liệu được thống kê trong bảng 3.2, bảng 3.3 và hình 3.1 chúng ta thấy số lượng SV và số lượng tiêu chí được đánh giá ở mức độ đạt trong quá trình rèn luyện các kĩ năng dạy học (phân tích nội dung dạy học hình thành khái niệm số tự nhiên; sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học đặc biệt là các phương tiện hiện đại; lựa chọn, khai thác và tổ chức dạy học hệ thống bài tập; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS) ở cả 2 lớp đều ở mức độ hơi thấp: + Với nội dung (1), (2), (3), (4) sau khi SV 2 lớp làm bài kiểm tra số 1, theo chuẩn và thang đánh giá thì:

/ Tỉ lệ trung bình ở mức đạt của lớp đối chứng là 20/50 (SV) (40%) . / Tỉ lệ trung bình ở mức đạt của lớp thực nghiệm là 19/48 (SV) (35%). + Với nội dung (2), (3) sau khi SV giảng bài “Phép cộng trong phạm vi 3” [8, tr. 44 ], theo bảng tiêu chí đánh giá thì số tiêu chí ở mức độ đạt của cả 2 lớp chỉ là 2/5 (40%).

Các kết quả này cho thấy trước thực nghiệm, trình độ nhận thức và kĩ năng của SV 2 lớp không có sự chênh lệch đáng kể, nên có thể coi là tương đương nhau.

- Theo các số liệu được thống kê trong bảng 3.4, bảng 3.5 và hình 3.2 chúng ta thấy số lượng SV và số lượng tiêu chí được đánh giá ở mức độ đạt trong quá trình rèn luyện các kĩ năng dạy học ở cả 2 lớp đã có sự thay đổi:

+ Với nội dung (1), (2), (3), (4) sau khi SV 2 lớp làm bài kiểm tra số 2, theo chuẩn và thang đánh giá thì:

/ Tỉ lệ trung bình ở mức đạt của lớp đối chứng là 27/50 (SV) (54%) . / Tỉ lệ trung bình ở mức đạt của lớp thực nghiệm là 34/48 (SV) (70,8%) . + Với nội dung (2), (3) sau khi SV giảng bài “7 cộng với một số: 7 + 5” [9, tr. 103 ], theo bảng tiêu chí đánh giá thì số tiêu chí ở mức độ đạt của cả 2 lớp

/ Lớp đối chứng: trung bình là 3/5 (60%). / Lớp thực nghiệm: trung bình là 4/5 (80%).

Các kết quả này cho thấy sau thực nghiệm, trình độ nhận thức và kĩ năng của SV 2 lớp đã có sự khác biệt. Tỉ lệ số SV ở mức đạt về trình độ nhận thức và thực hành các kĩ năng của lớp thực nghiệm đã hơn hẳn lớp đối chứng (số bài kiểm tra đạt yêu cầu hơn 7 SV (16,8%); số tiêu chí hơn 1 (20%)).

- Theo số liệu thống kê trong bảng 3.6, bảng 3.7, bảng 3.8, bảng 3.9 và hình 3.3, hình 3.4 ta thấy sự khác biệt của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể:

+ Lớp đối chứng: tỉ lệ tăng trung bình số lượng SV ở mức độ đạt là 7 (14,4%); số tiêu chí ở mức đạt tăng trung bình là 1 (20%).

+ Lớp thực nghiệm: tỉ lệ tăng trung bình số lượng SV ở mức độ đạt là 15 (35,8%); số tiêu chí ở mức đạt tăng trung bình là 2 (40%).

Các kết quả này cho thấy: khi áp dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học ở chương 2 vào thực tế dạy và học ở lớp thực nghiệm đã bước đầu có hiệu quả . Ở tất cả các nội dung rèn luyện, theo các tiêu chí đánh giá, lớp thực nghiệm

đều cho kết quả cao hơn lớp đối chứng (tỉ lệ tăng trung bình số lượng SV ở mức độ đạt là 8 (21,4% ), số tiêu chí ở mức đạt tăng trung bình là 1 (20%).

Tóm lại, việc áp dụng một số biện pháp đề xuất ở chương 2 bước đầu góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện các kĩ năng dạy học toán nói chung và các kĩ năng dạy học khái niệm về số tự nhiên ở tiểu học nói riêng.

* Kết luận chương 3:

Trong chương 3, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, đánh giá bước đầu tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện các kĩ năng dạy học SV còn yếu (đã xây dựng ở chương 2). Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng là SV của 2 lớp K33A và K33B ngành Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng). Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã nêu.

KẾT LUẬN

Để trở thành một người giáo viên dạy tốt, mỗi sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường đại học cần trang bị cho mình vốn kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản và cần thiết. Đó không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của cá nhân sinh viên mà đó còn là nhiệm vụ, yêu cầu giảng dạy với các giảng viên ở trường đại học. Sử dụng những phương pháp dạy học nào, áp dụng những biện pháp nào để việc rèn luyện các kĩ năng dạy học có hiệu quả đang là mối quan tâm hàng đầu của các cán bộ giảng dạy chuyên môn.

Đề tài “Rèn luyện kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên cho sinh viên

ngành Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2” của tác giả

mong muốn đóng góp một phần nhỏ để giải đáp những thắc mắc đó.

Nội dung đề tài giúp chúng ta nắm được một số khái niệm cơ bản về kĩ năng, kĩ năng dạy học, kĩ năng dạy học toán ở tiểu học. Và đặc biệt ở chương 2, tác giả thống kê một số kĩ năng dạy học cơ bản của giáo viên tiểu học để dạy học khái niệm về số tự nhiên; các biện pháp để rèn luyện những kĩ năng dạy học này.

Đặc điểm chung của các biện pháp là:

- Trước tiên các biện pháp phải giúp sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về các kĩ năng dạy học.

- Thứ hai, các biện pháp này phải mang tính thực hành, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập.

Tác giả đề tài cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp đưa ra để kiểm chứng tính hiệu quả. Kết quả thực nghiệm của sinh viên tại lớp thực nghiệm và lớp kiểm chứng bước đầu cho thấy tính hiệu quả trong dạy học rèn luyện các kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên cho sinh viên.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng xin có một số ý kiến đề xuất như sau:

1. Các hoạt động thực hành sư phạm, bao gồm: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm là cách tốt nhất để giúp các sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học có được những kiến thức và kỹ năng sư phạm. Muốn vậy chúng ta phải xây dựng một quy trình thực hành sư phạm một cách hợp lý, khoa học hơn cho sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Qua đó giúp sinh viên gắn việc học với hành, tạo điều kiện giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện các kỹ năng sư phạm, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn ở các trường tiểu học.

Muốn vậy ngay từ năm thứ nhất, cần cho sinh viên tập quan sát, bước đầu làm quen với nhà trường tiểu học, người giáo viên tiểu học, tìm hiểu những biểu hiện về tâm sinh lý của HS tiểu học.

Năm thứ hai SV tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ, xây dựng kế hoạch giáo dục dưới sự hướng dẫn của giảng viên trường sư phạm và cả GV ở trường tiểu học.

Năm thứ ba, SV trực tiếp thực hành các công việc của người GV tiểu học, dự giờ, soạn giáo án, giáo dục HS, trực tiếp làm công tác giáo dục HS dưới sự hướng dẫn của GV và GV trường tiểu học.

Năm thứ tư, SV trực tiếp thực hành một cách toàn diện các nhiệm vụ của người GV tiểu học.

Hoạt động thực hành ở trường tiểu học sẽ được rải đều trong mỗi học kỳ. Bình quân mỗi SV thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên ở trường tiểu học 1 buổi/tuần (2 tiết chuẩn/tuần).

Cuối mỗi học kỳ, SV phải làm một bài thu hoạch về thực tế ở nhà trường tiểu học hoặc một bài tập thực hành.

2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng các phòng thực hành, phương tiện dạy học cho dạy học bộ môn toán ở tiểu học đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV và tự học, tự nghiên cứu của SV. Cần nghiên cứu để xây dựng hệ thống các phòng thực hành bộ môn và các trường thực hành sư phạm phù hợp với đặc trưng của đào tạo GV tiểu học.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học khái niệm số tự nhiên cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học sư phạm hà nội 2 (L (Trang 92 - 101)