Kết luận chung của đề tài:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm tăng cường chức năng giáo dục của trung tâm văn hóa thông tin - thể thao thành phố thái nguyên.pdf (Trang 108 - 111)

- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

A- Kết luận chung của đề tài:

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:

1- Chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên thể hiện qua 4 khía cạnh: giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, giáo dục thẩm mĩ, nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục nếp sống văn hoá, giáo dục thể chất cho quần chúng nhân dân. Những chức năng này đƣợc thể hiện thông qua các hình thức hoạt động tƣơng ứng: thông tin tuyên truyền, văn nghệ quần chúng, xây dựng nếp sống văn hoá, thể dục thể thao. Để tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên thì phải có biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả của các hình thức hoạt động nêu trên.

2- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu các tác động quản lý đã đƣợc sử dụng, thực trạng về các hình thức hoạt động, thực trạng về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên, kết quả cho thấy các tác động quản lý này chỉ đôi khi đƣợc sử dụng, không thƣờng xuyên, liên tục; hiệu quả giáo dục đƣợc thông qua các hoạt động chƣa cao, chính vì vậy cần phải đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên.

3- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp chính là: - Kiện toàn về nhân sự và hoàn thiện bộ máy tổ chức.

- Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động tập thể đội ngũ cán bộ.

- Xây dựng mục tiêu, nội dung, chƣơng trình phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

- Đầu tƣ, bổ sung về cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng cho mọi hoạt động.

- Xã hội hóa các hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Xây dựng quy chế hoạt động nội bộ và đề xuất cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động theo mục tiêu đề ra.

Những biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều nhằm mục đích là tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên.

Các biện pháp trên đã đƣợc khảo nghiệm và có tính khả thi, việc tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên phải đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành văn hóa thông tin và du lịch. Vì vậy phải đƣợc xác định là vấn đề trọng tâm, cơ bản để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những kết luận trên cho phép khẳng định: giả thuyết đề tài nêu ra là đúng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên bƣớc đầu đem lại hiệu quả và có tính khả thi cao.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chƣa đi sâu ý nghĩa chặt chẽ mọi vấn đề của đề tài này mà chỉ xem là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo.

B- Kiến nghị

Để tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên, tác gải xin kiến nghị một số vấn đề sau:

- Kiến nghị với các cấp, ngành quản lý văn hóa của tỉnh Thái Nguyên: Ban hành các thể chế, hƣớng dẫn hoạt động chuyên môn và cho cơ chế thích hợp hơn về việc sử dụng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị và có sự quan tâm, đầu tƣ về cơ sở vật chất hơn nữa cho lĩnh vực hoạt động văn hóa nói chung và cho đơn vị sự nghiệp Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên nói riêng.

- Kiến nghị với UBND thành phố - đơn vị chủ quản của Trung tâm: Sớm có sự đầu tƣ về địa điểm làm việc, địa điểm tổ chức hoạt động chuyên môn cho phù hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của xã hội và có kế hoạch bổ sung thêm nguồn tài chính trích trong ngân sách của thành phố phục vụ cho hoạt động văn hóa thông tin, thể thao thành phố hàng năm./.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm tăng cường chức năng giáo dục của trung tâm văn hóa thông tin - thể thao thành phố thái nguyên.pdf (Trang 108 - 111)