Hoạt động thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm tăng cường chức năng giáo dục của trung tâm văn hóa thông tin - thể thao thành phố thái nguyên.pdf (Trang 44 - 46)

Hoạt động này đã hình thành ở nƣớc ta ngay khi cách mạng tháng Tám thành công và đặc biệt phát huy hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến cũng nhƣ trong cuộc sống đƣơng đại.

Chỉ tính riêng mảng công tác này đã có nhiều thao tác nghiệp vụ cùng với cơ chế tổ chức, tài chính, để triển khai thực hiện nó, trong đó có những hoạt động phải là cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có nghiệp vụ thực hiện và có những hoạt động do các đoàn thể xã hội và nhân dân tham gia. Mục tiêu cụ thể là tuyên truyền, giải thích, thông tin những chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc. Vì vậy đặc trƣng của hoạt động này là yêu cầu phải có lƣợng thông tin cụ thể, chính xác, mang tính trực quan, trực tiếp, không đi sâu xây dựng hình tƣợng văn nghệ.

Thông tin tuyên truyền có nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Biên tập và phổ biến các tài liệu tuyên truyền, cổ động trực quan, tuyên truyền qua các chƣơng trình “văn nghệ cổ động”.

- Biên tập và phổ biến các tài liệu tuyên truyền: Đây là một giải pháp tuy đơn giản nhƣng tỏ ra có hiệu quả khi trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao nhƣ hiện nay. Hiện nay các hình thức “mang tính cổ điển” trong hoạt động này vẫn đang đƣợc triển khai thực hiện ở mọi cấp, các ngành, các đoàn thể, ở

+ Biên tập, sản xuất và phổ biến các tập sách mỏng, tài liệu rời, tập sách chuyên đề ngƣời tốt việc tốt, hỏi đáp về pháp luật, khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến lâm…

+ Phổ biến các tài liệu này qua các trạm, bảng tin ở nơi công cộng, các cơ quan đơn vị.

+ Sử dụng tài liệu qua các chƣơng trình truyền thanh tại chỗ và tuyên truyền lƣu động.

+ Sử dụng tài liệu đƣa thành nội dung sinh hoạt, trao đổi của các nhóm sở thích - câu lạc bộ, đoàn thể, gia đình…

- Tuyên truyền bằng lời nói trực tiếp:

Một trong những thao tác nghiệp vụ cổ điển nhất của công tác thông tin cổ động là tuyên truyền bằng lời nói trực tiếp. Dĩ nhiên loại hình này phát triển từ sơ khai với những thao tác đơn giản nhƣ: Loa truyền thanh, băng cát sét, đĩa CD… nhƣng đến nay, tuyên truyền bằng lời nói trực tiếp vẫn đƣợc duy trì cả những thao tác đơn giản đến những thao tác cần sự hỗ trợ của công nghệ.

Đây là sự tổng hợp của các thao tác nghiệp vụ, đồng thời cũng là tổng hợp các mối quan hệ, nội dung mà chủ thể quản lý cần thực hiện tuyên truyền đến quần chúng nhân dân thụ cảm bằng thính giác và một phần nào đó của thị giác.

- Tuyên truyền bằng văn nghệ cổ động:

Hình thức văn nghệ cổ động đã có từ sau cách mạng tháng Tám. Trong cuộc kháng chiến chồng Pháp. Khi ấy hoạt động của các đoàn văn công thực chất cũng là văn nghệ cổ động. Đặc biệt thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc thì hình thức văn nghệ cổ động đã phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu với các đoàn văn nghệ xung kích, các đôi tuyên văn cấp trung đoàn, sƣ đoàn của quân đội. Có thể nói hoạt động văn nghệ cổ động đã trở thành truyền thống, là một đặc điểm của quá trình phát triển nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Với bản

chất là một nền văn nghệ vị nhân sinh thì với nhiều chƣơng trình của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp vẫn cần hình thức và nội dung cổ động. Đây là đòi hỏi khách quan của cuộc sống và tự thân của hoạt động văn nghệ cách mạng. Xét cho cùng giá trị của nghệ thuật là giá trị nhận thức - thông tin.

Ngày nay, hoạt động của văn nghệ cổ động đang là yêu cầu tất yếu của cuộc sống. Qua hoạt động này sẽ góp phần đáng kể nhằm truyền tải thông tin, tác động đến tâm lý, tình cảm, nhận thức của công chúng, nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá của nhân dân.

Vì vậy, mục đích của hoạt động thông tin tuyên truyền là góp phần giáo dục tƣ tƣởng chính trị qua việc cung cấp các nguồn thông tin các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm tăng cường chức năng giáo dục của trung tâm văn hóa thông tin - thể thao thành phố thái nguyên.pdf (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)