Yếu tố tự sự một phương tiện đắc dụng phản ánh hiện thực

Một phần của tài liệu Yếu tố tự sự trong dân ca Tày (Trang 69 - 80)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Yếu tố tự sự một phương tiện đắc dụng phản ánh hiện thực

Nếu như dân ca nghi lễ - phong tục của dân tộc Tày chủ yếu thể hiện mối quan hệ khách quan giữa người hát với đối tượng khách quan thì dân ca sinh hoạt chủ yếu thể hiện những cảm nghĩ, tình cảm chủ quan của người hát trong mối quan hệ trực tiếp thân thuộc giữa người hát với đối tượng mình đối thoại. Hoặc đấy là các bà mẹ, các người chị hát những lời tâm sự dặn dò, dạy dỗ… con cái, em út của họ qua lời hát ru. Hoặc là các trẻ em vui chơi, đùa nghịch với bạn bè của mình qua những bài hát đồng dao. Hoặc là các chàng trai, cô gái đối đáp với nhau để trao đổi tình cảm cho nhau qua những bài hát giao duyên… Do đối tượng và chức năng của chúng mà những bài hát này (hát ru, đồng dao, giao duyên...) làm cho người hát có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ nhất, phong phú nhất và mãnh liệt nhất tâm tư tình cảm của họ với người họ đang đối thoại. Chính vì vậy mà tính trữ tình nổi lên như một đặc trưng tiêu biểu của loại hình dân ca sinh hoạt.

Tuy nhiên, khác với phong cách của nhiều tác phẩm trữ tình trong văn học thành văn và cũng khác với ca dao người Việt, phong cách của dân ca Tày còn biểu lộ khá rõ xu hướng kể chuyện, nghĩa là xu hướng thể hiện sự gắn bó giữa đời sống tình cảm với thực tiễn của nhân dân lao động. Chính

trong xu hướng này chúng ta nhận ra hiện thực đời sống phong phú của người Tày - một hiện thực đã được nhào lặn theo cơ chế trữ tình nhưng vẫn không mất đi dáng vẻ đích thực. Hiện thực đó trải dài trên những bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự và biểu hiện vô cùng phong phú trong từng tiểu loại. Khảo sát từng mảng đề tài ta sẽ thấy rõ điều này.

Trước tiên nói về đề tài ca ngợi thiên nhiên, bản làng đất nước. Thông thường trong các cuộc hát giao duyên theo lề lối của người Tày, một điều khá phổ biến là người hát mở đầu cuộc thi tài bằng nhiều bài hát ca ngợi bản làng khá đẹp đẽ, hấp dẫn. Đây là cảnh bản làng qua cái nhìn, qua lời mừng lời kể, lời miêu tả của một cô gái:

Đến mường tôi mừng mường quang đăng Mường người đẹp tựa dáng mường tiên Suối trong, bông “vặc viền” rực rỡ Chim vượt gãy cánh quạ lo bay Ruộng lớn ao sâu đầy nước mát Chim cá về hội hát tưng bừng Đẹp như chốn rồng vàng uốn khúc Em là khách xin chúc mừng đồng người

Nằm trong hệ thống những bài hát chúc mừng với những lời ngợi ca đẹp đẽ cao quý, bên cạnh bài mừng mường còn có các bài mừng nhà, mừng cửa, mừng mỏ nước, mừng con nước, mừng thú vật nuôi trong bản làng như trâu, bò, chó, ngựa... Những bài lượn chúc mừng đó đã vẽ lên cả một khung cảnh tươi vui giàu có, tràn đầy sức sống. Đây là một bài lượn tiêu biểu:

Vào thung ta ngắm thung này to Tới mường ta ngắm mường này rộng Đầu thung có chim phượng bay Cuối mường có kỳ lân biết nhảy Trên cao có nước biển vượt đèo

Trước nhà có ruông ao vịt lội Lứa nhỏ thêm lứa già

Nếu kể phải đến nghìn vịt béo Con trẻ học chữ giỏi thông minh Phần con gái cầm kim thêu khéo léo Ta lại bước đi lên

Xem vườn hoa vườn quả Xem đếm khóm cây cau

Xem đến bụi trầu không nặng võng Mỏ nước trai gỗ vác đẹp không? Hai bên gỗ vông áp sát

Mồ côi xem bóng đêm soi Thiếu phụ về giặt áo Xem con nhỏ con to Lợn đứng chật sàn dưới Xem cái cối gỗ vác Xem chầy gỗ trám thơm Xem cái thang bọc thiếc

Lên nhà xem bến nước dát đồng Xem cái vò đựng nước

Xem cái bằng văn hoa Xem vách nhà ken nõng

Nhà người dựng tháng hai đất bằng Bốn phía lại ván bưng đều khắp Một buồng để thờ phụng tổ tiên Một buồng để vải chàm nhuộm áo Một buồng để nuôi tằm ương tơ Một buồng để sĩ nho học hành...

Dưới ngòi bút đậm sắc thái tự sự, mọi mặt của cuộc sống - từ thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ việc làm ăn đến cảnh vui chơi - đều đạt đến đỉnh cao cùng cực qua lời lượn của các chàng trai, cô gái. Dĩ nhiên trong các lời ca này các trai thanh gái lịch cũng có tôn lên ít nhiều để ca bản mường của người mình yêu, nhưng chính hơi thở của cuộc sống thực đã chắp cánh cho lời ca.

Từ những nội dung khác nhau nhiều bài hát khác nhau, hệ thống những bài ca thuộc các chủ đề ca ngợi thiên nhiên bản làng đất nước đã cho ta cái nhìn khá hoàn chỉnh về các mặt khác nhau của bản làng giàu đẹp, về cuộc sống tươi vui nhộn nhịp của những người dân Tày sống ven các triền núi thung lũng Tây Bắc.

Vai trò phản ánh hiện thực càng rõ nét hơn khi xem xét các bài ca lao động nghề nghiệp.

Đặc điểm cơ bản của nhiều bài ca nghề nghiệp biểu hiện rõ ra ở vai trò nhận thức của nó. Những bài ca nghề nghiệp chủ yếu phản ánh kinh nghiệm lao động nhưng đồng thời cũng thể hiện cả ước mơ hy vọng của người lao động và cả những tư tưởng tình cảm nhất định của họ nữa. Như vậy, trong bài ca nghề nghiệp có sự phối hợp cả chức năng tự sự của tục ngữ lẫn chức năng trữ tình của thơ ca. Có thể thấy điều này trong các bài ca nông lịch.

Những bài ca dao nông lịch phổ biến khá rộng rãi trong kho tàng dân ca Tày. Nó thường có kết cấu theo mạch logic thời gian, thay cho những lời kể, ở đây công việc nhà nông hợp thành một bộ phận quan trọng của nội dung thơ ca. Nhìn vào đó ta có thể thấy từ những kinh nghiệm canh tác đã được đúc rút ra một cách ngắn gọn và cô đọng:

Tháng năm ruộng bỏ không cày Vào vụ mùa này làm đất nhiều công Tháng mười gặt lúa chưa xong Hạt rơi thân gãy phí công cấy cày

Cho đến cảnh làm ruộng bận rộn của người Tày ở các vùng thung lũng Cao - Lạng:

Tháng năm nhộn nhịp với cấy cày Đơn thân nhổ mạ nắng gắt gay Mạ nhổ đẫ về không người cấy Bạn có lòng thương giúp người về.

Cho đến không khí cày bừa rộn ràng ở vùng đồng ruộng ven thung lũng các con sông Bằng, sông Hiến:

Tháng tư vừa tới cỏ xanh tươi

Cày ruộng trắng đồng thêm hát chơi Cày ruộng trắng đồng thêm hát hội Ngày nào xuất giá bạn hiền ơi

Và cả một bản lịch trình dài những công việc lao động trong suốt một năm qua:

Tháng giêng đi cày nương Tháng hai đi cày ruộng Mùng ba tháng ba gieo mạ Mùng năm tháng năm cấy đồng Cấy xuống bằng sợi chỉ

Mọc to bằng cái nơm Con gái lấy chân to làm cỏ Con trai lấy chân đi làm dả Tháng bảy lúa ra đòng Tháng tám lúa vàng ong Tháng chín lúa vàng rộm Con gái lấy hái đi cắt

Con trai lấy liềm đi gặt Lấy đòn xóc đi đón Lấy “đòn gianh” đi rước Gánh về để chân sàn Khênh về để gầm nhà Mặt trời lên phương đông Lúa chạy ra phơi nắng Mặt trời lặn về tây Thóc đã nỏ trên sàn Cất về để cạnh cối Xách về đặt chân xay Người được rỗi người xay Người ở không người giã Giã ba cối gạo nương Giã năm cối gạo trắng Xem ngày lành ta cưới

Với sự tham gia tích cực của yếu tố tự sự, những bài ca nông lịch trên đã phản ánh được những nét lớn trong tập quán làm ăn của người nông dân trong cộng đồng nói tiếng Tày. Trong đó xen lẫn với những bố trí kịp thời các loại công việc phù hợp với hoàn cảnh thiên nhiên là những kinh nghiệm canh tác vô cùng quý báu. Vẻ lý trí của tục ngữ toát ra từ những câu thơ khiến bài ca trở thành một bản đúc rút kinh nghiệm, một tư liệu tham khảo hữu hiệu cho các nhà nông học.

Yếu tố tự sự còn đem đến cho cả những đoạn miêu tả cuộc sống sinh hoạt những hội hè đình đám của người dân lao động:

Bốn mùa hoa nở có mùa xuân Ong bướm rủ nhau hội trong rừng Trai thanh gái lịch cùng chơi hội Kết thành tình bạn tựa bướm ong ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Cuối mùa xuân hết lại sang hè Trai gái vui chơi với mùa ve Tuổi ít đang thì hãy chơi đã Đến lúc hết thì lại bỏ về.

Có thể thấy trong những bài ca nông sự này, ở chiều sâu của nó vẫn là sự ngân lên những giai điệu của một tinh thần cần cù chịu khó, của một ước mơ về một cuộc sống sung túc, đủ đầy và hạnh phúc. Nhưng ở phần biểu hiện, với sự tham gia của yếu tố tự sự ta thấy hiện hữu một cách sinh động những đường nét lớn trong cuộc sống lao động của người nông dân.

Là một bộ phận của văn học dân gian, dân ca đã phản ánh một cách đầy đủ cuộc sống của những người sáng tạo ra nó theo một cách riêng của mình. Ở đó, ngoài đời sống nội tâm ta còn gặp những biểu hiện khá sinh động về cuộc sống của những người lao động xưa - cuộc sống sinh hoạt tràn vào trong dân ca theo những dòng tự sự. Và không chỉ trong những bài ca nghề nghiệp, ở thể hát ru ta cũng gặp lại đời sống sinh hoạt, nếp văn hoá ẩm thực của người dân miền núi, khúc xạ vào trong từng câu hát. Đó là cảnh bắt cá ở suối, bắt muỗm ở ruộng, cảnh lao động vất vả tần tảo của người mẹ trong cái nhìn ngây thơ của đứa con:

Em ơi ngủ Ngủ cho sâu Ngủ chờ mẹ Mẹ ra đồng bắt cá Mẹ đi ruộng lấy luốm Được con luốm môi hồng Được con ve môi thâm Ngủ cho sâu

Mẹ ra đồng bắt cá Cá đầy giỏ mới về Qua đèo về thoăn thoắt Vun vút qua núi cao Nào em ngủ

Ngủ cho sâu

Như vậy, hầu hết trong các bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự, ở chiều sâu của tác phẩm vẫn là cung bậc sâu lắng mượt mà của giai điệu trữ tình nhưng ở bề nổi của nội dung, dù chủ định hay không chủ định, dù mờ nhạt hay rõ nét, trong các đoạn miêu tả hay trần thuật ta vẫn thấy bóng dáng của con người, của cuộc sống xưa.

Thuộc về loại hình trữ tình nhưng nội dung của dân ca sinh hoạt không chỉ hạn chế trong phạm vi chật hẹp của tâm tình cá nhân. Việc sống và tồn tại chủ yếu trong môi trường diễn xướng trò chuyện và đối đáp đã tạo hoàn cảnh thuận lợi để yếu tố tự sự có thể tham gia tích cực vào thế giới tâm tình của nhân vật. Chính do cách vận dụng yếu tố tự sự một cách tự nhiên này mà nội dung được đề cập đến trong dân ca sinh hoạt phong phú và rộng lớn hơn nhiều. Bên cạnh nội dung lao động sản xuất (như đã nói ở trên), dân ca sinh hoạt còn hướng tới một nội dung xã hội khác - đó là thân phận và cảnh ngộ của những con người bị ruồng bỏ, bị ức hiếp trong xã hội cũ, trong đó cuộc sống êm đẹp của xã hội cộng đồng đã bị phá vỡ, trong điều kiện đã có sự phân chia giai cấp.

Chúng ta biết rằng trong thể loại tự sự dân gian, loại nhân vật bất hạnh (người mồ côi, em út, người làm dâu...) vốn là những nhân vật khá quen thuộc và có tính đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. Một điều dường như có tính song hành là trong thể loại trữ tình dân gian ta cũng phát hiện ra hàng loạt bài ca nói lên thân phận nỗi niềm của những người bất hạnh đó. Từ tiếng than vãn

của chàng trai nghèo muốn vợ đến tiếng khóc ai oán của những người con dâu, vợ lẽ... Tất cả đã tái hiện lại một cách xúc cảm tình cảnh khổ đau triền miên của những kiếp người nhỏ bé.

Ở đó, nhờ tham gia tích cực của yếu tố tự sự ta không chỉ thấy nỗi niềm tâm trạng mà còn thấy cả cảnh ngộ số phận. Và đây là cảnh làm lẽ:

Thật lòng em ngại nói năng

Đời người như vậy nên chăng hỡi chàng Đồng tiền vợ cả giữ giàng

Cám bã xuyền xoàng là phận em lo Bát cơm chia nửa sao no

Dòng chia hai chẳng bao giờ vực sâu Hai nhà chung sản nấu rau

Hỏi nhường ai trước ai sau xáo xào

Bài ca là lời của người vợ lẽ tỉ tê với người chồng về sự đối xử bất công trong một gia đình. Lời kể mộc mạc thấm thía: Hai dòng không đủ nước tạo nên vực sâu, hai gia đình chung nhau một bàn xản nấu rau, ai nhường ai dùng trước?

Bài ca không có lời than vãn, oán trách nào trực tiếp được cất lên. Cô không than bởi cất lời nên nói với chồng thật ngại ngùng. Cô chỉ kể sự, kể việc. Và chính trong từng sự việc ấy ta chợt nhận ra các số phận hẩm hiu bé mọn của những kiếp người đi làm lẽ.

Xưa kia, nhất là ở miền núi, tam tòng lễ giáo của phong kiến thật có sức mạnh vô hình không sao kiểm soát được. Con gái còn ở trong gia đình, mọi việc đều phải nghe theo cha mẹ nên khi nói chuyện lấy chồng, trên cửa miệng mới có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Với chế độ xưa việc con cái lấy chồng là do bố mẹ qui định cộng thêm sự ràng buộc của “môn đăng hậu đối” của đồng tiền, của hợp số mệnh ghi trong cuốn “Ngọc hạp”… Tất cả các tục lệ khắc nghiệt đó đã kìm hãm trói buộc cuộc đời người phụ nữ khá

nặng nề. Vì vậy, cuộc sống của họ không có cảnh vui tươi hoan hỷ, thay vào đó chỉ có cái buồn thảm nuối tiếc khuôn nguôi:

Anh bảo em bỏ đi lấy chồng

Ngày đêm khúc khích mừng buồng cô dâu Sao anh lỡ buông câu cay cực

Nước mắt dài vắt ngực ai hay Nước mắt em làm cỗ mời chồng Nước mắt em là rượu cay mời họ

Với sự tham gia của yếu tố tự sự, ở đây ngoài tâm trạng còn có hành động sự việc. Và trong chính những sự việc còn mang tính ước lệ, khái quát ấy, những nỗi có cực những cảnh bất hạnh được ghi lại khá chân thực và rõ nét. Rõ ràng, trong bài ca này không chỉ thấy nỗi niềm mà còn thấy cảnh ngộ.

Cần phải nói trọng tâm của bài ca vẫn là tâm sự là nỗi niềm chất chứa chứ không phải là cảnh ngộ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, song với sự xuất hiện của yếu tố tự sự, dù không chủ ý, trong tâm sự riêng ấy vẫn thấy bóng dáng của những hủ tục lề thói những mảnh đời cơ cực được miêu tả khá cụ thể.

Từ trong dân ca sinh hoạt của người Tày, ta không chỉ thấy nhiều cảnh sinh hoạt thường ngày, những cảnh ngộ nỗi niềm, những công việc lao động vui tươi nhộn nhịp... ở đâu đó trong các bài ca có sự tham gia của yếu tố tự sự, ta còn nghe vang lên tiếng vọng của lịch sử dân tộc, ngay từ thời kỳ dân tộc dưới sự thống trị của bọn bành trướng phương Bắc. Trong số chứng tích còn lại cần phải kể đến các bài lượn đi sứ.

Thủa xưa, đối với người dân lao động bình thường, đi sứ thực chất là đi phu phen, tạp dịch cho đoàn hộ tống thiên triều, phải vượt qua hàng ngàn dặm núi non hiểm trở, phải trải qua hàng năm trường dài đằng đẵng, xa gia đình êm ấm, có khi có đi mà không có về. Bằng việc mượn tích truyện “Chiêu

Quân cống Hồ” bài lượn đã ghi chép lại một cách đầy đủ và sắc sảo thảm cảnh của những người phải giã biệt gia đình đi sứ:

Chiêu quân đi sứ phải mượn thuyền Vạn dặm sông nước biết bao xa Mười năm đêm ngày trên mặt nước Mặt ngắm xuống nước một mình ta và:

Chiêu quân đi sứ tới canh hai Đi sứ thiên triều khổ lắm thay Đi sứ thiên triều thật khổ lắm

Thương con sương gió ở quê người.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự sự trong dân ca Tày (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)