Những bài ca có cốt truyện đơn giản

Một phần của tài liệu Yếu tố tự sự trong dân ca Tày (Trang 40 - 51)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Những bài ca có cốt truyện đơn giản

Một đặc điểm rất quan trọng khi quan sát kết cấu dân ca Tày là các bài dân ca này đa số dài hơn dân ca Việt. Tính chất trần thuật, kể lể, phô diễn đậm nét hơn. Điều đó đã tạo ra một nhóm bài ca mà chúng tôi gọi là những bài ca có cốt truyện đơn giản.

Thật ra ranh giới một bài ca có cốt truyện đơn giản với một bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh cũng chỉ mang tính tương đối. Đường biên ranh giớ i không phải lúc nào cũng rõ nét. Chỉ có thể căn cứ vào dung lượng tự sự trong từng bài ca cụ thể mà xếp chúng vào dạng này hay dạng khác.

Xuất hiện dưới dạng này, yếu tố tự sự thường được hình thức hoá bằng một kết cấu năng động và ngắn gọn. Đó là những mẩu chuyện, những tình tiết được sắp xếp theo hệ thống ít nhiều khác nhau hoặc có khi là một bản tóm tắt cô đọng của những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh. Do không có một dung lượng dài để phản ánh một trường diện của cuộc sống, những bài ca dạng này thường chỉ đi vào miêu tả một phiến đoạn của cuộc sống thường nhật.

X.G.Laduchin nhận xét “Đối với các bài hát trữ tình dân gian không nên nói đến cốt truyện mà tốt hơn là nói đến các yếu tố của cốt truyện”. Như đã nói ở trên, với tác phẩm thuộc loại hình trữ tình, khó có thể tồn tại cốt

truyện, hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này. Nhưng với các bài ca ở dạng thức này có thể nói rằng dù không có cốt truyện theo đúng nghĩa của thuật ngữ này, song thực ra tự chúng đã mang tính cốt truyện làm cho các sự kiện phát triển và liên hệ một cách thống nhất.

Do vậy yếu tố nổi bật của cốt truyện tồn tại trong những bài ca này vẫn là mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa các chi tiết hoạt động, sự việc… được nói đến trong bài ca.

So với những bài ca có cốt truyện rõ nét, những bài ca có cốt truyện mờ nhạt đông đảo hơn về mặt số lượng. Xuất hiện trong dân ca sinh hoạt Tày có 45 bài ở dạng này, chiếm khoảng 9,7% số lượng bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự. Một con số không phải quá lớn những cũng đủ thấy hiện tượng thâm nhập chuyển hoá lẫn nhau giữa các loại hình văn học dân gian.

Xuất hiện ở dạng này, có lúc yếu tố tự sự xuất hiện trong một bài ca có đủ các nhân vật, chi tiết, hoạt động và đối thoại. Chẳng hạn bài ca sau:

Chiều rồi đi chợ em về

Lời chưa nhắn hết đã thì chia tay Lên nhà phờ phạc tỉnh say

Nhai cơm như nhá trầu cay nhọc nhằn Dậy múc nước lã về chan

Bát ăn chưa hết đặt bàn ngẩn ngơ Dối cha: thiếu thịt cơm thừa

Dối mẹ: cơm nóng con chưa muốn và Thực thì nhớ nghĩa hai ta

Một bài ca không dài, tất cả chỉ có chín câu nhưng đã chín câu đó kịp tạo thành một câu chuyện khá trọn vẹn và hấp dẫn.

Câu chuyện đơn giản những có khá đầy đủ yếu tố cơ bản của một cốt truyện: có nhân vật, thời gian, đặc điểm, có sự việc, hành động, có cả lời dẫn truyện của người kể lẫn ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của nhân vật.

Đại từ “em” ở đầu câu cho thấy tác giả (cô gái) đang trực tiếp kể chuyện của chính mình. Nội dung, tính chất của câu chuyện và cách kể của tác giả cho thấy người kể đang rất muốn gửi gắm tâm sự của mình đến một người. Người đó có thể là cô đang thầm yêu trộm nhớ, cũng có thể là người đã cùng có nặng lòng thề thốt yêu thương. Nhưng dù là ai thì cũng đang cách xa cô để lại trong lòng cô một nỗi niềm tương tư trĩu nặng.

Hai từ “Chiều rồi” cho thấy thời gian xảy ra câu chuyện và thời gian kể lại câu chuyện rất gần nhau, đều đang ở trong một ngày. Nghĩa là câu chuyện được kể lại khi nó vừa xảy ra, còn đang hết sức nóng hổi và tươi mới. Điều này phản ánh rõ nhu cầu khẩn thiết muốn được giãi bày, sẻ chia của người nói.

Hai câu đầu đã giới thiệu rõ thời gian địa điểm, nhân vật của câu chuyện. Thời gian chiều rồi, lúc cô gái trên đường đi chợ về. Địa điểm: chợ, một nơi gặp gỡ giao lưu quen thuộc của các chàng trai cô gái Tày, một không gian nảy sinh những mối tình thắm thiết nhưng cũng là nơi những đôi tình nhân phải từ biệt nhau ra về. Nhân vật “em” là nhân vật chính của câu chuyện, cũng là người kể chuyện, là nhân vật trữ tình của bài ca. Như vậy những chi tiết trong câu chuyện kể đã được cụ thể hoá và cá biệt hoá rất cao. Đó là một trong những lý do khiến bài lượn cất lên sinh động và hấp dẫn.

Hai câu đầu hoàn thành xuất sắc trong vai trò là lý do để dẫn đến một chuỗi hành động liên tiếp được kể ra trong sáu câu:

Lên nhà phờ phạc tỉnh say

Nhai cơm như nhá trầu cay nhọc nhằn Dậy múc nước lã về chan

Bát ăn chưa hết đặt bàn ngần ngơ Dối cha: thiếu thịt cơm thừa

Dối mẹ: cơm nóng con chưa muốn và

Những hành động: lên nhà phờ phạc, nhai cơm như nhá trầu cay nhọc nhằn, dậy múc nước lã về chan, bát ăn chưa hết đặt bàn ngẩn ngơ… đã nói lên tất cả các nỗi nhớ niềm thương của người con gái đang yêu.

Cái tâm trạng "ngồi không yên ổn, đứng không vững vàng" khiến cô chỉ muốn tìm người để sẻ chia giãi bày tâm sự. Nhưng mặt khác, cái kín đáo, e lệ của một người con gái đang yêu khiến cô không thể cất lên những lời đang giấu kín trong đáy lòng mình. Cho nên muốn trò chuyện nhưng ý tứ còn e ngại, ngập ngừng. Cô chỉ dám kể lại những hành động từ lúc chia tay với người cô yêu dấu. Và càng như mọi cô gái khác dối nỗi e thẹn, ngượng ngùng buộc cô phải nghĩ ra lý do dối cha dối mẹ. Và cô đã kể lại:

Dối cha: thịt thiếu cơm thừa

Dối mẹ: cơm nóng con chưa muốn và

Đến đây ngoài những tiếp nối của sự việc, còn xuất hiện lời thoại của nhân vật, lời thoại tuy ít, dung lượng ngắn nhưng đã làm phong phú thêm cho câu chuyện. Đồng thời cùng góp thêm một nhân tố trong việc giúp cô gái kín đáo giãi bày tình cảm.

Những tưởng cô gái sẽ kể tiếp để người nghe tế nhị mà thầm cảm thông chia sẻ với cô.Nhưng dường như nỗi nhớ càng nén càng nồng, càng giấu lại càng lộ, những muốn chia sẻ ngay nhưng còn ngại ngùng, nên ý tứ phải nói xa rồi mới dám nói gần :

Thực thì nhớ nghĩa hai ta

Sau tất cả những lời kể lể, tường thuật thì điều muốn nói cũng được nói ra trực tiếp. Cái mãnh liệt của tình yêu khiến cô gái không thể giấu mãi lòng mình. Từ “thực ra” đứng đầu đã thay cô thừa nhận tất cả.

Bài ca kết thức ở đây là hợp lý và hoàn hảo. Với cách kể từ xa đến gần, từ giao tiếp đến trực tiếp, theo một trật tự thời gian nhất quán, bài ca đã mang trong mình dáng dấp một câu chuyện, tuy còn đơn giản những khá chặt chẽ.

Những bài có có xuất hiện cốt truyện đơn giản còn xuất hiện khá nhiều trong chùm những bài hát than thân của những người đi ở, những người nghèo khổ, của những người vợ, những cô gái bị ép duyên... những nhân vật trữ tình mà mới nghe đến họ, ta đã có thể hình dung bao sự kiện và nỗi niềm chất chứa.

Thông thường những lời ca than thân được hát lên theo phong cách trữ tình trực tiếp. Có nghĩa người hát dùng lời ca trực tiếp nói lên nỗi đau khổ của mình (hoặc của những người cùng cảnh ngộ) qua đó họ tâm sự,, bày tỏ thái độ và các sắc thái tình cảm của mình. Nhưng cũng có khi vì một lý do gì đó, có thể là để nói lên tâm tình của mình một cách ý nhị hơn, hoặc muốn tìm sự cảm thông qua những lời kể lể chi tiết, họ đã dùng “sự” để thay “tình” nói lên tất cả. Và lúc đó ta sẽ có một bài ca than thân đậm sắc thái tự sự. Chẳng hạn bài ca chàng trai nghèo muộn vợ. Toàn bài ca như sau:

Hăm tám tết người ta rửa lá Rỗng tuyếch nhà vẫn đói nghèo Ba mươi người thịt gà với vịt Nhà ta con trẻ khóc ỉ eo

Xào thịt, chảo người reo tựa pháo Ốc ruộng ta xào chảo cũng reo Tháng riêng vác ô chuồn biền biệt Bàn thờ hương khói lạnh đêm ngày Nhà người thắp đèn lại thắp nến Nhà ta đom đóm bay lập loè Nhà người đã gà lịa thêm vit Nhà ta tôm tép cũng không hay Gà gáy o o, gà gáy thật

Nhà trên nhà dưới dậy tới nơi Người ta có vợ thay chồng dậy Không vợ sai nhờ tự động thôi Nghe bên chị có nhiều gái goá Phiền chị manh mối giúp một người

Lựa chọn thời điểm trước tết, người kể đã thể hiện rất rõ dụng ý kể lể, miêu tả trạng thái gia cảnh nhà mình. Người Kinh có câu: "...chẳng giàu thì nghèo - chiều ba mươi tết thịt treo trong nhà". Nhưng với chàng trai nghèo này thì gia cảnh được kể và tả lại thật thảm hại, đáng thương:

Hăm tám tết, người ta rửa cá Rỗng tuếch nhà ta vẫn đói nghèo Ba mươi người thịt gà với vịt Nhà ta trẻ con khóc ỉ eo

Xào thịt chảo người reo tựa pháo Ốc ruộng ta xào chảo cũng reo

Khác với những bài ca trên, ở đây từng chi tiết từng hành động được kể và tả lại luôn đặt trong sự so sánh và đối chiếu với cảnh giàu sang của kẻ khác. Từng cặp câu đặt trong thế đối ngẫu khiến cả đoạn thơ cứ dội đi dội lại mãi cái mỉa mai, chua chát cái cảnh nghèo khổ, cùng cực.

Câu chuyện lại được tiếp tục bằng thời điểm tháng giêng trong không khí ngày tết, càng tô đậm hơn cảnh khốn cùng của chàng trai nghèo.

Tháng giêng vác ô chuồn biền biệt Bàn thờ hương khói lạnh đêm ngày Nhà người thắp đèn lại thắp nến Nhà ta đom đóm bay lập loè Nhà người đã gà lại thêm vịt Nhà ta tôm tép lại không hay.

Ngày tết, người ta gặp gỡ vui chơi thì chàng trai nghèo lại “chuồn biền biệt”, người ta thắp những nén hương tưởng nhớ đến tổ tiên, tìm sự ấm áp thanh tịnh trong cõi lòng thì chàng trai nghèo đến nỗi “bàn thờ hương khói lạnh đêm ngày”, người ta thắp đèn thắp nến để mong xua đi cái bóng tối thì chàng trai nghèo âm thầm làm bạn với ánh sáng của đom đóm. Trong cái sự

chân thực và cụ thể của lời kể, những cái gì gọi là cảnh nghèo, cảnh khổ đã được phơi bày tường tận và chi tiết.

Nỗi khổ không chỉ bởi gia cảnh nghèo khổ, mạch chuyện còn được nối tiếp bởi những dòng kể về cảnh muộn vợ:

Gà gáy o o, gà gáy thật

Nhà trên nhà dưới dậy tới nơi Người ta có vợ thay chồng dậy Không vợ sai nhờ tự dậy thôi

Nếu như cảnh nghèo khó được diễn giải bằng một loạt hành động, tình tiết, sự việc thì cảnh muộn vợ lại chỉ được diễn tả trong một hành động “không vợ sai, nhờ, tự dậy thôi”. Nhưng chỉ một hành động đấy cũng đủ để thấy mọi lời nói về cái cô đơn trống vắng, lạnh lẽo của căn nhà thiết bàn tay của người phụ nữ.

Như vậy, yếu tố tự sự đã mô tả một cách khá tường tận cảnh ngộ nặng nề của một con người nghèo khổ. Mười sáu câu đầu không hề có chất trữ tình vui tươi, sáng sủa. Thay thế vào đó là xâu chuỗi các hành động chi tiết u ám. Bài ca vì thế mà buồn bã. Nỗi buồn không được trực tiếp nói ra qua bất cứ lời kể nào nhưng lại hiện hữu gián tiếp thông qua một loạt lời kể. Những tưởng bài ca sẽ kết lại trong các dư vị đắng cay chua xót. Nhưng ngay khi không khí mười sáu câu đầu khép lại trong nỗi bi quan u ám thì hai câu cuối lại ánh lên một thứ ánh sáng của lòng lạc quan vô bờ:

Nghe bên chị có nhiều gái goá Phiền chị mối manh giúp một người

Như vậy, bài ca trên, một mặt, qua phần “sự” làm cho ta thấy được thêm phần bị vùi dập, khổ đau trong xã hội cũ, mặt khác qua cốt lõi trữ tình ẩn sâu bên trong, những bài hát cũng đã gây được lòng cảm mến trước tinh thần lạc quan, tin tưởng của họ. Với dung lượng dàn trải trong mười tám dòng

thơ, bài ca đã tạo nên một mô hình cốt truyện tuy còn mờ nhạt nhưng khá trọn vẹn. Sự xuất hiện của yếu tố tự sự ở đây đã tạo được sự cộng hưởng cao độ với mạch trữ tình thấm đượm trong mỗi dòng thơ kể lể xót xa.

Hợp thành dạng thức biểu hiện của cốt truyện đơn giản, bên cạnh những bài ca trên còn phải kể đến một số bài thuộc về chủ đề nông sự. Cùng chung kết cấu với những bài lượn mười hai tháng nhưng xét về nội dung, những bài ca này ngắn gọn hơn, sơ lược hơn rất nhiều. Ở chúng xuất hiện đầy đủ yếu tố kể và tả nhưng lại chưa đủ dữ liệu để đẩy lên cấp độ cao hơn. Do đó, chúng tôi xếp vào dạng những bài ca có cốt truyện đơn giản.

Chỉ vài câu mộc mạc mà hiện lên cả một lịch trình về canh tác và thời vụ của những cư dân sử dụng ngôn ngữ Tày. Bài ca sau là một ví dụ cụ thể:

Tháng giêng tháng hai hoa đua nở Tháng ba tháng tư ong hội đông Mùa xuân vừa hết ong xao xác Tháng năm tháng sáu bận mùa công Tháng bảy tháng tám dệt đầy hoa Tháng chín tháng mười bạn gặt mùa Tháng một tháng chạp hoa rụng hết Mười hai tháng vận chuyển lại qua.

Sắp xếp theo trình tự thời gian vốn là dạng kết cấu mang tính truyền thống trong văn học nói chung và trong văn học dân gian nói riêng. Trong văn học dân gian, kết cấu này sử dụng rộng rãi khi tổ chức sắp xếp các sự kiện của thể loại tự sự như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích… Trong loại hình trữ tình dân gian, cụ thể là trong dân ca sinh hoạt, kết cấu này khá phổ biến trong những bài ca về nghề nghiệp. Bài ca trên là một trong số đó.

Cấu tứ bài ca được xây dựng theo trình tự thời gian, dấu ấn từng tháng và công việc trong năm. Ba dòng đầu là những lời ta phác thảo đặc trưng

thiên nhiên nơi vùng núi tây bắc. Bốn dòng tiếp theo đã làm nhiệm vụ kể khái quát công từ tháng năm đến tháng mười. Câu thứ bảy lại quay về với việc miêu tả thiên nhiên trong tháng mười một. Bài ca kết lại ở dòng thứ tám, trong cái triết lý về sự tuần hoàn của thời gian. Trên cái nền tự sự, theo cái mạch thời gian, từ cảnh thiên nhiên đến sinh hoạt đã hiện lên ngắn gọn mà rõ nét, đơn giản mà cụ thể.

Xu hướng xây dựng nên những cốt truyện đơn giản làm nền cho cảm xúc trữ tình mạnh mẽ ngân lên khá phổ biến trong dân ca Tày. Và ở mỗi mảng đề tài đều có nhiều đặc trưng kết cấu biểu hiện sắc nét. Nhưng có thể nói ở nhiều bài lượn sách, tự sự xuất hiện dưới hình thức cốt truyện đơn giản có những biểu hiện sắc nét hơn cả. Bài lượn sử “Tống Trân” là một ví dụ. Khác với bài lượn “Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài” ở trên, bài lượn này chỉ tóm tắt một vài chi tiết của cốt truyện. Dù ngắn gọn và cô đọng nhưng bài ca cũng đã đáp ứng được mô hình của một cốt truyện đơn giản.

Bài lượn gồm mười chín câu, chia làm hai phần rõ nét: phần trữ tình đằm thắm bộc lộ trực tiếp tâm tư tình cảm của những người đang ngân lên tiếng hát lời ca và phần tự sự trải dài trong những chi tiết tóm tắt về câu truyện cổ đã từng được trai gái Tày say mê, yêu thích.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự sự trong dân ca Tày (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)