Quan điểm dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực (Trang 28 - 29)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1.Quan điểm dạy học tích hợp

Tích hợp là một trong những xu hướng mới của lí luận dạy học đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện. tích hợp được hiểu là “sự phối kết hợp của các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn”. Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một “phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, các phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau” [1, tr.5].

Tích hợp trong môn Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kĩ năng giữa ba phần Văn học - Tiếng Việt - Làm văn và trong từng phần, từng vấn đề cụ thể. Đó chính là “hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác các giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ sở một hoặc một số văn bản có vai trò như là kiến thức nguồn”.

Môn Ngữ văn tích hợp ba phân môn Văn học - Tiếng Việt và Làm văn sẽ nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh bản ngữ. hơn nữa ba phân môn này đều là những môn học có tính chất công cụ và có tính nghệ thuật, liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt.

Tích hợp trong Ngữ văn có các hình thức:

Tích hợp ngang: là tích hợp liên môn và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm. Đây là hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác triệt để mối liên

hệ kiến thức giữa các phần Văn bản - Tiếng Việt - Làm văn trong từng đơn vị bài học (cũng có khi là giữa các bài học với nhau). Tích hợp ngang đưa đến năng lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng một cách tổng hợp.

Tích hợp dọc: được hiểu là tích hợp đồng tâm, tích hợp theo từng vấn đề, từng phân môn. Cụ thể đó là hướng tích hợp theo môi liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) giữa các vấn đề trong từng một bộ môn, giữa các bài học với nhau trong cùng một lớp, giữa lớp trước và lớp sau, thậm chí giữa cấp học này với cấp học khác. Thực chất tích hợp dọc là hệ thống hoá các kiến thức có liên quan với nhau ở những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt được vấn đề một cách hệ thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học.

Tĩch hợp mở rộng: được hiểu là sự tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn KHTN (khoa học tự nhiên)- KHXH (khoa học xã hội), các ngành khoa học, nghệ thuật khác và với kiến thức đời sống mà học sinh tích luỹ được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và nhân cách học sinh. Những kiến thức liên ngành thông qua hình thức tích hợp sẽ giúp học sinh có căn cứ, cơ sở để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa văn bản.

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực (Trang 28 - 29)