6. Bố cục của luận văn
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM
3.2.1. Về đối tượng thực nghiệm
Xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu, để quá trình thực nghiệm được thuận lợi, đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra, chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm các đối tượng sau:
- Gắn nội dung dạy học vào tiến trình dạy học theo phân phối chương trình. - Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 11.
+ Lớp 11A7 Trường THPT Vũ Văn Hiếu. + Lớp 11A2 Trường THPT Cửa Ông.
3.2.2. Về giáo viên thực nghiệm
Chúng tôi lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững, có ý thức trách nhiệm trong giờ dạy học, dày dạn kinh nghiệm trong giảng dạy. Sau đó chúng tôi trao đổi với các giáo viên dạy khối 11, để có sự so sánh giữa giáo viên dạy thực nghiệm với giáo viên dạy ở lớp 11 không thực nghiệm, từ đó điều chỉnh nội dung thực nghiệm cho phù hợp.
3.2.3. Về địa bàn thực nghiệm
Để thuận lợi cho việc đánh giá thực nghiệm, chúng tôi tổ chức quá trình thực nghiệm ở tỉnh Quảng Ninh. Đây là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc. Địa bàn chúng tôi thực nghiệm là hai trường: một trường thuộc trung tâm thành phố Hạ Long- trường THPT Vũ Văn Hiếu, một trường thuộc miền núi của thị xã Cẩm Phả- trường THPT Cửa Ông. Đây là hai địa bàn có cư dân tương đối đồng đều và mức độ nhận thức của học sinh có sự chênh lệch.
3.2.4.Về kế hoạch thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm sẽ được tiến hành ngay trong học kì một năm học 2008- 2009 theo phân phối chương trình (của Bộ giáo giáo dục đào tào), tiết thứ 32, 43, 44. Chúng tôi tập trung đánh giá thực nghiệm cho đối tượng lớp 11 với một bài ở ba tiết:
- Thao tác lập luận so sánh- Tiết 32.
- Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Tiết 43.
- Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh- Tiết 44.
Để đảm bảo quy chế chuyên môn và tiến độ chương trình, các giờ thực nghiệm được tiến hành đúng nội dung và chương trình học do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Chúng tôi quan sát, dự giờ và tổ chức đánh giá thực nghiệm.
Trong qúa trình tổ chức thực nghiệm, chúng tôi xác định những nội dung cần hoàn thành trong quá trình thực nghiệm gồm:
- Bài thực nghiệm: 03 - Số tiết thực nghiệm: 03 - Số học sinh tham gia: 85 - Số bài kiểm tra: 01 - Số phiếu điều tra: 03
Sau đợt thực nghiệm, chúng tôi thu thập toàn bộ các thông tin và kết quả thực nghiệm, thống kê, xử lí các kết quả đã thu được từ thực nghiệm trên các phương diện định tính và định lượng.
3.3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Căn cứ vào nội dung đề tài, chúng tôi thiết kế nội dung về thao tác lập luận so sánh trong chương trình ngữ văn 11 gồm một bài được dạy trong ba tiết tiết:
- Thao tác lập luận so sánh
- Luyện tập về thao tác lập luận so sánh
- Luyện tập vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh.
Để phục vụ cho đề tài và theo hướng biên soạn của SGK, chúng tôi nêu ra cách dạy học thao tác lập luận so sánh ở lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực. Dưới đây là giáo án thực nghiệm của chúng tôi.
Tiết 32. THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH I. Mục tiêu cần đạt:
- Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là lập luận so sánh và vai trò của lập luận so sánh trong việc làm văn nghị luận.
- Về kĩ năng: Nắm được cách thức tiến hành thao tác lập luận so sánh trong một bài văn nghị luận.
- Về thái độ: Góp phần hình thành thói quen so sánh và lập luận so sánh trong khi viết bài văn nghị luận ở nhà trường và ở trong các hoạt động nghị luận mà các em còn phải tiến hành sau khi ra trường.
II. Phương pháp - phương tiện
1.Phương pháp
- Phương pháp gợi mở- nêu vấn đề. - Phương pháp quy nạp.
2. Phương tiện
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo khác.
- Học sinh: SGK, vở, bài soạn.
III. Những điều cần lưu ý
- Đây là kiểu bài sử dụng thao tác lập luận so sánh trong bài văn nghị luận. Tức là dùng so sánh là một phương thức để lập luận làm cho luận điểm thêm sâu sắc, sáng rõ, bài văn nghị luận thêm phong phú.
- Học sinh cần phân biệt được đâu là so sánh thông thường, so sánh tu từ, và thao tác lập luận so sánh.
- Đây là tiết học thiên về lí thuyết và cách thức tiến hành lập luận so sánh, cho nên học sinh cần nắm vững lí thuyết và biết cách vận dụng vào luyện tập ngay trong bài.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm
thao tác lập luận so sánh
CH: Trong đời sống hàng ngày, các em thường gặp những hoạt động so sánh nào? HS: Có thể tự do lấy ví dụ. GV: Có thể gợi ý bằng các ngữ liệu. I. Khái niệm 1. Ngữ liệu
a.Trong đời sống thường ngày: (So sánh thường có giá trị nhận thức) VD:
- An cao hơn Bình. - Hà học giỏi giống tôi.
HS: Đọc doạn trích trong sách giáo khoa trang 79.
CH: Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra luận điểm nào?
GV: Gợi ý: Đoạn trích gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn diễn đạt quan điểm nào?
CH: Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã dùng cách nào? Em hãy phân tích làm sáng tỏ?
GV: Gợi ý:
- Tìm đối tượng được so sánh: Bài văn chiêu hồn.
- Tìm đối tượng được đem ra để so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,
b. Trong ca dao, thơ, văn xuôi (so sánh có màu sắc tu từ)
VD:
Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.
(Ca dao người Việt)
Mỗi sáng sớm thần vui hàng gõ cửa. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
(Vội vàng - Xuân Diệu) c. Đoạn trích trong sách giáo khoa. + Luận điểm1: Yêu người là một truyền thống của văn học Việt Nam, nhưng với văn chiêu hồn, con người được mô tả rộng tới cả loài người lúc còn sống cũng như đã chết.
+ Luận điểm 2: Bài văn chiêu hồn có một không hai trong nền văn học của Việt Nam.
+ Tác giả lập luận bằng cách so sánh những hiện tượng cùng loại( văn học nói về lòng yêu thương con người trong văn chiêu hồn với những tác phẩm cùng viết về đề tài này)
• Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm nói về một lớp người (người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, người phụ
Truyện Kiều.
- Tìm điểm giống và khác nhau: + Giống: Cùng thể hiện lòng yêu thương con người.
+ Khác: Chỉ riêng” Văn chiêu hồn” bàn đến cả loài người trong một vùng địa dư xưa nay ít ai động đến:” cõi chết”.
CH: Trong các ngữ liệu a, b, c, so sánh có nghĩa chung là gì?
CH: Có phải cứ làm công việc so sánh là có ngay một lập luận so sánh không? Vì sao?
CH: Trong các ngữ liệu a, b, c ở trên, em hãy chỉ ra ngữ liệu có dùng thao tác lập luận so sánh? Hãy giải thích?
CH: Em hiểu thao tác lập luận so sánh là gì?
nữ bị nhà vua lạnh nhạt)
• Truyện Kiều nói đến một xã hội người (từ tài tử giai nhân, bọn lưu manh gian ác, từ quan võ, quan văn…).
• Văn chiêu hồn (Văn tế thập loaị chúng sinh) ta thấy cả loài người lúc sống cũng như lúc chết.
2. Nhận xét
- Dù những biểu hiện và mục đích có đa dạng và phong phú đến đâu thì trong mọi trường hợp so sánh đều chỉ sự đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra sự giống và khác nhau giữa chúng.
- Để hình thành một lập luận so sánh, nguời viết, người nói phải tiến hành lập luận, nghĩa là phải dùng so sánh làm cách thức chủ yếu để tổ chức, gắn kết các lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm.
Hoạt động 2: Xác định mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
CH: Mục đích của thao tác lập luận so sánh là gì?
sánh điển hình.
- Đoạn trích có luận điểm rõ ràng. - Các luận cứ đưa ra so sánh nhằm làm sáng tỏ luận điểm trên cùng một bình diện: lòng yêu thương con người trong văn học Việt Nam.
- Các lí lẽ đem ra so sánh (nhất là sự khác nhau) được tổ chức sắp sếp rõ ràng, hợp lí, thuyết phục theo trình tự tăng tiến, từ mức độ thấp đến mức độ cao.
Khái niệm: Thao tác lập luận so
sánh là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc là các mặt trong cùng một sự vật. Qua đó, những đặc điểm tương đồng hoặc khác biệt của đối tượng nghị luận với đối tượng so sánh được thể hiện bằng sự phân tích, lí giải.Kết quả là, người đọc, người nghe nắm được, hiểu và công nhận tính đúng đắn của ý kiến, nhận định (kết luận của lập luận) mà người viết, người nói hướng tới.
II. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
- Mục đích: So sánh làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương
CH: Em hãy nêu yêu cầu của thao tác lập luận so sánh?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tiến hành thao tác lập luận so sánh
GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu mục II- sgk trang 80.
CH: Luận điểm thể hiện ở đoạn trích là gì?
CH: Căn cứ nào được đưa ra để so sánh? (Tiêu chí so sánh)
quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục. - Yêu cầu:
+ Đối tượng so sánh được lựa chọn phải có mối liên quan đến đối tượng được so sánh.
+ Sự so sánh phải dựa trên một tiêu chí rõ ràng.
+ Sự so sánh phải hướng tới một mục đích cụ thể, phải thể hiện rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
III. Cách so sánh 1.Ngữ liệu
* Đoạn trích SGK trang 80
2. Nhận xét
- Luận điểm: Giá trị soi sáng con đường người nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương, hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Đó là con đường người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ áp bức, bóc lột mình.
- Cách thức so sánh:
+ Các nhà văn viết về đề tài nông thôn cùng thời.
CH: Điểm tương đồng và khác biệt khi so sánh mà tác giả rút ra là gì?
GV định hướng: Ngô Tất Tố đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản của đời sống xh Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (giữa dân tộc ta với thực dân đế quốc, giữa nông dân và phong kiến địa chủ). Mâu thuẫn đó không thể điều hoà được. CH: Kết luận đưa ra có liên quan đến tiêu chí so sánh hay không? Đó là kết luận gì?
GV: Lưu ý các tiêu chí khác của tác phẩm như sự phong phú của cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn… Nguyễn Tuân chưa bàn đến.
CH: Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết cách tiến hành thao tác lập luận so sánh?
+ Cách nhìn, cách “nói năng” của họ về người nông dân, chỉ cho họ con đường đi so với Ngô Tất Tố.
+ Điểm tương đồng: Con đường của người nông dân phải đi.
+ Điểm khác biệt:
• Cải lương hương ẩm: cải cách hủ tục, đời sống sẽ nâng cao.
• Hoài cổ: chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch ngày xưa (với ngư, tiều, canh, mục) thì đời sống người dân sẽ được cải thiện. => Hai quan điểm trên đều chỉ là ảo tưởng, không có căn cứ thực thi. • Quan điểm của Ngô Tất Tố: người nông dân phải tự đứng lên chống lại những kẻ áp bức, bóc lột để tự giải phóng mình.
=> Đây là quan điểm đúng đắn của Ngô Tất Tố với vấn đề giải phóng người nông dân.
- Kết luận: Giá trị soi sáng con đường người nông dân phải đi của Tắt Đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ.
CH: Thế nào là so sánh tương đồng, so sánh tương phản?
GV: Yêu cầu HS gấp sách lại. Bài học hôm nay cần ghi nhớ những kiến thức nào?
* Cách tiến hành thao tác lập luận so sánh: - Bước 1: Xác định mục đích so sánh: làm sáng rõ một ý kiến, một nhận định của người làm văn trước đó hay vấn đề, hiện tượng được đưa ra bàn luận.
- Bước 2: Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện (mối liên quan). Hay chọn các đối tượng so sánh dựa trên một nét đồng nhất nào đấy. - Bước 3: Đánh giá các đối tượng trên cùng một tiêu chí:
+ So sánh tương đồng: là so sánh giữa hai hay nhiều đối tượng để tìm ra những nét giống nhau
+ So sánh tương phản: là so sánh giữa hai hay nhiều đối tượng để tìm ra những nét khác nhau.
- Bước 4: Phân tích, chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng( luận điểm). - Bước 5: Nêu rõ ý kiến, quan điểm của mình.
HS: Mở sách đọc phần ghi nhớ, so sánh với phát biểu của mình.
Hoạt động 4: Luyện tập
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần luyện tập sgk trang 81 và yêu cầu bài tập? GV: Nhận xét và hướng dẫn cách đọc. CH: Tác giả Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc- Nam về những mặt nào?
CH: Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?
HS: Suy nghĩ và làm bài tập
IV. Luyện tập
Bài tập luyện tập SGK trang 81. - Tác giả so sánh Bắc - Nam trên
các mặt: văn hoá, lãnh thổ, phong tục tập quán, chính quyền, hào kiệt… - Điểm khác nhau của hai nước: + Nền văn hoá khác nhau (vốn xưng nền văn hiến đã lâu)
+ Lãnh thổ: đã chia (Phân định rõ ràng) + Phong tục: cũng khác.
+ Chính quyền: Sánh ngang hàng với Trung Quốc (Ta: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần. Cùng Trung Quốc: Hán, Đường, Tống, Nguyên)
+ Hào kiệt: đời nào cũng có.
- Kết luận: Đây là đoạn văn chính luận so sánh mẫu mực. Nguyễn Trãi muốn khẳng định nước Đại Việt có tất cả những điều mà nước Trung Quốc có về văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt... nhưng cũng có những bản sắc và niềm tự hào riêng mình. Điều đó chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. ý đồ thôn tính, muốn sát nhập Đại
GV: cho HS thảo luận nhóm.
* GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và viết đoạn văn (5 phút).
* GV gọi một thành viên bất kì trong mỗi nhóm trình bày (3 phút).
* GV nhận xét, kết luận và nêu một dàn ý cho HS tham khảo.
Việt vào Trung Quốc là hoàn toàn trái đạo lí, không thể chấp nhận được.
Bài tập ứng dụng:
Viết một đoạn văn (5 - 7 câu) sử dụng
thao tác lập luận so sánh để làm sáng
tỏ luận điểm sau:“Trong đoạn trích
(phần luyện tập - SGK), Nguyễn Trãi đã gợi lại và phát triển niềm tự hào dân tộc từ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt.”
Dàn ý:
- Tương đồng: So sánh Nam - Bắc để thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Khác biệt:
• Nam quốc sơn hà mới chỉ đi sâu đề cập đến khía cạnh cương vực lãnh thổ. • Bình Ngô đại cáo đề cập đến nhiều khía cạnh hơn, vừa gợi lại vừa phát triển cho toàn diện hơn.
4. Củng cố
CH: Em hãy hệ thống lại khái niệm thao tác lập luận so sánh và cách so sánh?
5. Hướng dẫn chuẩn bị bài của học sinh
* Bài cũ
- Nắm vững kiến thức bài học.