Quan hệ với thao tác lập luận bác bỏ

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực (Trang 25 - 26)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3. Quan hệ với thao tác lập luận bác bỏ

Cũng trong đời sống cho thấy, nhiều khi ta bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói, bài viết không chính xác, bộc lộ những cách hiểu lệch lạc, không nhất quán… Đứng trước những tình huống đó, chúng ta tiến hành trao đổi, tranh luận, so sánh với những cách hiểu đúng đắn, cách nhận thức nhất quán đã được công nhận từ đó có quan điểm đồng tình hay bác bỏ. Khi bác bỏ cũng

phải có lí lẽ để giải thích và đưa những dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. Có như vậy vấn đề được đưa ra nghị luận mới sâu sắc, giàu sức thuyết phục.

Ta hãy xem một ví dụ Lênin nêu ra khi phê phán một tên cơ hội trong nội bộ đảng Cộng sản Italia: “Nói đến Sailati, chỉ có thể ví nó với một quả

trứng thối, lúc vỡ ra, một mùi…làm ngạt mũi bốc lên. Thoạt tiên, tại đại hội của mình, y đề nghị thông qua một quyết nghị sẵn sàng phục tùng đại hội quốc tế cộng sản, nhưng sau lại cử lão già LaChali đến đại hội, cuối cùng thì lừa gạt công nhân bằng mánh khoé bỉ ổi, thật rõ khéo. Những người cộng sản ý đang xây dựng một đảng chân chính của giai cấp vô sản cách mạng ở ý giờ đây sẽ vạch trần trước quần chúng công nhân trò lừa đảo của chính khách này cùng những dẫn chứng mensevich”[46, tr.218]

Qua ví dụ, để bác bỏ tên lừa đảo về chính trị Sailati, Lênin đã so sánh y với một quả trứng thối. Cách so sánh này thật khôn khéo và lí thú, nó vừa có tính hình tượng lại vừa bác bỏ được cách hiểu chưa thống nhất của mọi người về tên lừa đảo chính trị này.

Một phần của tài liệu Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)