8. Cấu trúc của luận văn
3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp
Đây là hoạt động mang tính pháp chế để nhằm phân tích, xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động GDNGLL để phát hiện ra những mặt tốt để kịp thời động viên, khuyến khích, đồng thời tìm ra những sai sót, lệch lạc, những gì còn chưa đạt được so với mục tiêu dự kiến, những mặt còn yếu kém, khó khăn trở ngại, những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết, những nguyên nhân tồn tại,… Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL để điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh những biện pháp quản lý, tìm ra những giải pháp uốn nắn những lệch lạc, xử lý những vi phạm và phát huy những nhân tố tích cực, để phát huy những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tuyên truyền những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến nhằm làm cho đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các bộ phận, của các lớp học. Bao gồm việc kiểm tra các công việc nêu trong kế hoạch có được thực hiện không? Qua đó có thể chỉ ra những việc chưa làm được, xác định nguyên nhân và so sánh kết quả dạt được (với các kết quả có thể quan sát được, kiểm tra được) với mục đích yêu cầu của hoạt động. Đồng thời kiểm tra việc làm cụ thể của HS, của GV để đi đến đánh giá về: mục tiêu hoạt động có đạt không, nội dung hoạt động có đa dạng, phong phú, thiết thực và phù hợp với đối tượng không. Hình thức tổ chức có đảm bảo tính sáng tạo, tự quản của HS không.Với HS cần kiểm tra, đánh giá về các mặt: Nhận thức, động cơ, thái độ tham gia hoạt động, các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, kỹ năng hành vi và các thành tích đạt được trong các phong trào thi đua.
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDNGLL phải dựa trên chương trình, kế hoạch đã được qui định. Phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động, có thể định tính, định lượng được hoặc sự được thừa nhận của tập thể, của xã hội trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá và nó phải khác với tiêu chí đánh giá hoạt động dạy học trên lớp bởi hoạt động GDNGLL đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho mọi hành động để đánh giá kết quả giáo dục của mỗi hoạt động. Khi xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL ban chỉ đạo phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động đó, từ đó làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.
Việc kiểm tra giám sát phải thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Phải tiến hành kiểm tra đánh giá các hoạt động của tập thể lớp kết hợp với sự tự kiểm tra đánh giá của tập thể lớp có sự chỉ đạo giúp đỡ, tham mưu của giáo viên chủ nhiệm đối với tập thể lớp và cá nhân mỗi HS. Đồng thời có
thể kiểm tra hoạt động qua thăm dò dư luận, chưng cầu ý kiến của cá nhân, của tập thể.
Việc kiểm tra đánh giá phải có tổng kết, đánh giá thi đua và khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Đồng thời, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.
3.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.4.1. Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho tổ chức hoạt động GDNGLL GDNGLL
Nhà trường cần được trang bị đầy đủ, đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật chất thiết bị. Huy động từ các lực lượng giáo dục và từ chi tiêu tiết kiệm để mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức hoạt động GDNGLL. Cần bố trí hợp lý cơ sở vật chất của trường, tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. Cần tăng cường thêm cơ sở vật chất, thiết bị, cụ thể: hệ thống âm thanh (loa, đài, micrô, đầu quay đĩa DVD), hệ thống bảng biểu, trang phục, dụng cụ tập luyện, máy vi tính v.v...và cần nhất là không gian rộng đủ để tổ chức các hoạt động ở quy mô toàn trường.
Về nguồn tài chính, nhà trường phải tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa đặc biệt là huy động nguồn này từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản trang bị trước. Cần xây dựng quĩ hoạt động GDNGLL và phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động GDNGLL: Sân bãi, dụng cụ thể dục thể thao, loa đài,... Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất trước mắt và lâu dài cho trường bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, nhân dân đóng góp, giáo viên và học sinh tự làm. Phải biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công việc.
Mặt khác, nếu chỉ chú trọng đầu tư về nhân lực, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động GDNGLL mà ít đầu tư tài chính thì cũng không động
viên khích lệ được tinh thần, trách nhiệm của GV và HS khi tham gia tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục.
Lâu nay vấn đề đạo đức HS cũng như những ước mơ hoài bão, tinh thần, thái độ học tập, rèn luyện và nhất là việc tham gia vào các hoạt động tập thể, trong đó có hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL bị xem nhẹ và xuống cấp. Vì vậy, việc khen thưởng động viên bằng vật chất không nên xem nhẹ.
Việc sử dụng cơ sở vật chất thiết bị hiện có ở các trường THPT nhìn chung còn nhiều hạn chế: số GV sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động GDNGLL chưa nhiều. Việc giao phó cho cán bộ lớp trực tiếp tổ chức chương trình hoạt động GDNGLL đã vô hình tách các điều kiện thuận lợi về vật chất hiện có của nhà trường lẽ ra có thể khai thác sử dụng trong các hoạt động GDNGLL.
3.4.2. Phối hợp với các lực lượng giáo dục
Nhà trường cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng vào các hoạt động trên của HS. Các lực lượng này bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn TNCS HCM địa phương, Hội phụ nữ, Hội cha mẹ HS, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh v.v...
Các tổ chức quần chúng và Hội cha mẹ HS có thể giúp đỡ cơ sở vật chất, hỗ trợ nhà trường đôn đốc hoạt động GDNGLL, đặc biệt là ngoài nhà trường nhất là trong thời gian HS nghỉ hè.
Việc phối hợp với các ngành địa phương: Ban thông tin văn hoá để tuyên truyền, cổ động, Ban thương binh xã hội làm công tác từ thiện, Ban y tế chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh làm công tác chữ thập đỏ, môi trường, dân số. Ban công an: Tuyên truyền pháp luật, bảo vệ trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội. Các xí nghiệp, nhà máy, hợp tác xã để HS gắn với đời sống, thâm nhập thực tế. Hội cha mẹ HS là một thành tố trong cộng đồng giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội. Nhà trường mặc dầu đóng vai trò chủ đạo trong
cộng đồng giáo dục nhưng cần khai thác tiềm năng giáo dục của gia đình và xã hội nhằm tối ưu hoá quá trình giáo dục.
Trong xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá, công tác xã hội hoá giáo dục được nhà trường hết sức quan tâm. Đó là, phối hợp chặt chẽ trong quản lí giáo dục với bậc THCS, nhất là công tác quản lí nắm bắt số lượng các em HS giỏi, HS có năng lực hoạt động xã hội; đồng thời cũng có mối liên hệ rất tốt với các cơ sở dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn để từ đó có cơ sở để làm tốt hơn công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Nhà trường phải phối hợp tốt với địa phương, các tổ chức đoàn thể, tham mưu và thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên; phối hợp với Hội cha mẹ HS, với Hội khuyến học của huyện, của trường... để thực sự giáo dục mang tính xã hội và xã hội hoá giáo dục.
Công tác thi đua khen thưởng được quản lí chặt chẽ và hoạt động rất có hiệu quả. Mặt khác, nhà trường cũng đã thể hiện rõ vai trò của mình trong các công tác xã hội như: thăm hỏi HS, gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, HS nghèo và các đối tượng chính sách khác. Công tác giáo dục truyền thống không chỉ được lồng ghép trong giáo dục trên lớp mà còn được làm tốt trong hoạt động GDNGLL v.v...
3.4.3. Tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngoài giờ lên lớp
- Mục đích kiểm tra giám sát
Các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động GDNGLL nhằm mục đích thu nhận những thông tin ngược về tình hình tổ chức thực hiện chương trình hoạt động của GV và HS. Từ đó giúp nhà trường thấy được ưu điểm cần phát huy; nhược điểm cần khắc phục để cải tiến tổ chức, năng lực quản lí cũng như
về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động GDNGLL.
- Nhiệm vụ kiểm tra giám sát
Hiệu trưởng nhà trường có nhiệm vụ kiểm tra giám sát thường xuyên định kì theo kế hoạch chặt chẽ, phối hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường kiểm tra giám sát đảm bảo sự dân chủ, thực hiện đúng quy chế, nội dung chương trình hoạt động. Có thể sử dụng Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL để kiểm tra giám sát công việc và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Khi kiểm tra phải có kết luận biên bản kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
- Nguyên tắc kiểm tra giám sát
Khi kiểm tra giám sát cần đảm bảo nguyên tắc pháp chế là thực hiện trách nhiệm do nhà nước giao phó. Hoạt động kiểm tra giám sát phải được đưa vào kế hoạch năm học, đảm bảo tính khách quan và mang tính giáo dục. Kiểm tra giám sát có thể báo trước hoặc không báo trước. Tổ chức lực lượng hoặc cá nhân kiểm tra giám sát phải là những người có uy tín, nghiệp vụ chuyên môn giỏi, được giao phó trách nhiệm và có chế độ kiểm tra cụ thể (Thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, trách nhiệm, quyền lợi...)
- Nội dung kiểm tra giám sát
Trong các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động GDNGLL, có thể tiến hành là kiểm tra toàn diện giáo viên dựa vào 4 nội dung sau: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tham gia các hoạt động dạy học và tham gia các hoạt động giáo dục khác.
Tuy nhiên, đối với hoạt động GDNGLL cần đặc biệt quan tâm tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau
+ Kiểm tra giáo án: Giáo án là cơ sở pháp lí quan trọng nhất. Trong giáo án thể hiện rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động và kết thúc hoạt động. Vì vậy, giáo án được soạn chi tiết, công phu sẽ thể hiện rất rõ những nội dung chính trong tổ chức hoạt động. Những hoạt động chính của thầy và trò qua đó có thể đánh giá được chất lượng bài soạn. Đây là vấn đề trước tiên nên kiểm tra và tăng cường kiểm tra vì nó là cơ sở để có thể tiến hành tổ chức tốt một hoạt động GDNGLL nào đó của GV đối với HS.
Khi tiến hành kiểm tra phải có biên bản kiểm tra và có đánh giá xếp loại dựa trên các tiêu chí và quy định chuyên môn.
+ Dự giờ hoạt động: Khi dự một giờ hoạt động hay một buổi hoạt động, người dự cần chú ý tới 3 nội dung: kiến thức - kĩ năng - thái độ của HS. Kết quả của giờ hoặc buổi hoạt động phụ thuộc vào 3 tiêu chí này trên cơ sở các mục tiêu và yêu cầu đặt ra cần đạt được trong tổ chức hoạt động GDNGLL.
Qua việc dự giờ có thể thấy được mức độ trong công tác chuẩn bị của GV và HS; mức độ thiết kế bài soạn của GV, phương pháp tổ chức hoạt động v.v...để đạt được mục tiêu cuối cùng là hiệu quả giáo dục. Vì thế, công tác kiểm tra giám sát cần được coi trọng và tăng cường. Việc dự giờ sẽ vô nghĩa nếu không có nhận xét, đánh giá xếp loại vì chỉ có như vậy mới chỉ ra được ưu, nhược điểm chính cần phát huy và sửa chữa bổ sung.
+ Đánh giá kết quả hoạt động
Đánh giá kết quả của hoạt động GDNGLL không giống như đánh giá kết quả hoạt động trong giờ lên lớp. Kết quả hoạt động của GV và HS, ở đây chủ yếu là nhìn vào kết quả hoạt động của HS để suy ra kết quả hoạt động của GV với vai trò cố vấn, chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn đối với HS thông qua cán bộ lớp. Đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL dựa vào 3 tiêu chí: kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS tuỳ thuộc vào nội dung và chủ đề hoạt
động mà có các tiêu chí và yêu cầu nhất định. Đối với HS, cũng căn cứ vào 3 tiêu chí đó để làm cơ sở đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS cuối tháng, cuối kì hoặc cuối năm học.
Đánh giá nhằm mục đích phân loại GV và HS nên vừa có tính đào tạo: nắm bắt được khó khăn của GV và HS khi tiến hành tổ chức các hoạt động để từ đó đưa đến cho họ sự giúp đỡ. Đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL còn nhằm mục đích ghi nhận sự tiến bộ của GV và HS, tạo điều kiện cho sự thăng tiến và phát triển. Đánh giá kết quả hoạt động vì thế có ý nghĩa không chỉ cho các nhà quản lí mà còn cho cả GV và HS nên nó mang tính nhân đạo và giáo dục sâu sắc...
Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động GDNGLL là hết sức cần thiết cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm coi trọng để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động GDNGLL.
3.5. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý thực hiện chƣơng trình hoạt động GDNGLL
Những biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT mà chúng tôi đề cập trên đây được rút ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả của quá trình khảo sát thực tế. Để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp này chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên qui mô nhỏ.
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV và HS về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động GDNGLL, phân cấp quản lý, đa dạng hoá loại hình hoạt động, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt
động GDNGLL, huy động các nguồn lực tổ chức hoạt động GDNGLL và tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL.
3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm thông qua việc trưng cầu ý kiến của 20 chuyên gia là các ông bà hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đang trực tiếp tham gia quản lý ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên
3.5.3. Phương pháp khảo nghiệm
- Trưng cầu ý kiến chuyên gia
- Trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý trường THPT
3.5.4. Kết quả khảo nghiệm
Tiến hành xin ý kiến chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục các trường THPT về các biện pháp quản lý tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL, về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp quản lý tổ chức