Tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường thpt đại từ - thái nguyên (Trang 85)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.3. Tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp

- Mục đích kiểm tra giám sát

Các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động GDNGLL nhằm mục đích thu nhận những thông tin ngược về tình hình tổ chức thực hiện chương trình hoạt động của GV và HS. Từ đó giúp nhà trường thấy được ưu điểm cần phát huy; nhược điểm cần khắc phục để cải tiến tổ chức, năng lực quản lí cũng như

về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động GDNGLL.

- Nhiệm vụ kiểm tra giám sát

Hiệu trưởng nhà trường có nhiệm vụ kiểm tra giám sát thường xuyên định kì theo kế hoạch chặt chẽ, phối hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường kiểm tra giám sát đảm bảo sự dân chủ, thực hiện đúng quy chế, nội dung chương trình hoạt động. Có thể sử dụng Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL để kiểm tra giám sát công việc và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Khi kiểm tra phải có kết luận biên bản kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra.

- Nguyên tắc kiểm tra giám sát

Khi kiểm tra giám sát cần đảm bảo nguyên tắc pháp chế là thực hiện trách nhiệm do nhà nước giao phó. Hoạt động kiểm tra giám sát phải được đưa vào kế hoạch năm học, đảm bảo tính khách quan và mang tính giáo dục. Kiểm tra giám sát có thể báo trước hoặc không báo trước. Tổ chức lực lượng hoặc cá nhân kiểm tra giám sát phải là những người có uy tín, nghiệp vụ chuyên môn giỏi, được giao phó trách nhiệm và có chế độ kiểm tra cụ thể (Thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, trách nhiệm, quyền lợi...)

- Nội dung kiểm tra giám sát

Trong các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động GDNGLL, có thể tiến hành là kiểm tra toàn diện giáo viên dựa vào 4 nội dung sau: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tham gia các hoạt động dạy học và tham gia các hoạt động giáo dục khác.

Tuy nhiên, đối với hoạt động GDNGLL cần đặc biệt quan tâm tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau

+ Kiểm tra giáo án: Giáo án là cơ sở pháp lí quan trọng nhất. Trong giáo án thể hiện rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động và kết thúc hoạt động. Vì vậy, giáo án được soạn chi tiết, công phu sẽ thể hiện rất rõ những nội dung chính trong tổ chức hoạt động. Những hoạt động chính của thầy và trò qua đó có thể đánh giá được chất lượng bài soạn. Đây là vấn đề trước tiên nên kiểm tra và tăng cường kiểm tra vì nó là cơ sở để có thể tiến hành tổ chức tốt một hoạt động GDNGLL nào đó của GV đối với HS.

Khi tiến hành kiểm tra phải có biên bản kiểm tra và có đánh giá xếp loại dựa trên các tiêu chí và quy định chuyên môn.

+ Dự giờ hoạt động: Khi dự một giờ hoạt động hay một buổi hoạt động, người dự cần chú ý tới 3 nội dung: kiến thức - kĩ năng - thái độ của HS. Kết quả của giờ hoặc buổi hoạt động phụ thuộc vào 3 tiêu chí này trên cơ sở các mục tiêu và yêu cầu đặt ra cần đạt được trong tổ chức hoạt động GDNGLL.

Qua việc dự giờ có thể thấy được mức độ trong công tác chuẩn bị của GV và HS; mức độ thiết kế bài soạn của GV, phương pháp tổ chức hoạt động v.v...để đạt được mục tiêu cuối cùng là hiệu quả giáo dục. Vì thế, công tác kiểm tra giám sát cần được coi trọng và tăng cường. Việc dự giờ sẽ vô nghĩa nếu không có nhận xét, đánh giá xếp loại vì chỉ có như vậy mới chỉ ra được ưu, nhược điểm chính cần phát huy và sửa chữa bổ sung.

+ Đánh giá kết quả hoạt động

Đánh giá kết quả của hoạt động GDNGLL không giống như đánh giá kết quả hoạt động trong giờ lên lớp. Kết quả hoạt động của GV và HS, ở đây chủ yếu là nhìn vào kết quả hoạt động của HS để suy ra kết quả hoạt động của GV với vai trò cố vấn, chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn đối với HS thông qua cán bộ lớp. Đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL dựa vào 3 tiêu chí: kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS tuỳ thuộc vào nội dung và chủ đề hoạt

động mà có các tiêu chí và yêu cầu nhất định. Đối với HS, cũng căn cứ vào 3 tiêu chí đó để làm cơ sở đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS cuối tháng, cuối kì hoặc cuối năm học.

Đánh giá nhằm mục đích phân loại GV và HS nên vừa có tính đào tạo: nắm bắt được khó khăn của GV và HS khi tiến hành tổ chức các hoạt động để từ đó đưa đến cho họ sự giúp đỡ. Đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL còn nhằm mục đích ghi nhận sự tiến bộ của GV và HS, tạo điều kiện cho sự thăng tiến và phát triển. Đánh giá kết quả hoạt động vì thế có ý nghĩa không chỉ cho các nhà quản lí mà còn cho cả GV và HS nên nó mang tính nhân đạo và giáo dục sâu sắc...

Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động GDNGLL là hết sức cần thiết cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm coi trọng để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động GDNGLL.

3.5. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý thực hiện chƣơng trình hoạt động GDNGLL

Những biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT mà chúng tôi đề cập trên đây được rút ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả của quá trình khảo sát thực tế. Để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp này chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên qui mô nhỏ.

3.5.1. Mục đích khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV và HS về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động GDNGLL, phân cấp quản lý, đa dạng hoá loại hình hoạt động, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt

động GDNGLL, huy động các nguồn lực tổ chức hoạt động GDNGLL và tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL.

3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm thông qua việc trưng cầu ý kiến của 20 chuyên gia là các ông bà hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đang trực tiếp tham gia quản lý ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên

3.5.3. Phương pháp khảo nghiệm

- Trưng cầu ý kiến chuyên gia

- Trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý trường THPT

3.5.4. Kết quả khảo nghiệm

Tiến hành xin ý kiến chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục các trường THPT về các biện pháp quản lý tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL, về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp quản lý tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL, chúng tôi sử dụng mẫu phiếu A4 (phần phụ lục) và thu được kết quả sau đây:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí thực hiện chƣơng trình hoạt động GDNGLL

Biện pháp quản lý Mức độ Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV và HS về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động GDNGLL 18 90 2 10 0 0 16 80 4 20 0 0

2 Phân cấp quản lý 18 90 2 10 0 0 16 80 4 20 0 0

3

Đa dạng hoá loại hình hoạt động, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL 19 95 1 5 0 0 15 75 5 25 0 0 4 Huy động các nguồn lực tổ chức hoạt động GDNGLL 18 90 2 10 0 0 15 75 5 25 0 0 5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL

16 80 4 20 0 0 14 70 6 30 0 0

Qua kết quả bảng số liệu chúng tôi có nhận xét sau đây:

* Về mức độ cần thiết

Năm biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao. Có >= 80% cán bộ quản lý được hỏi cho ý kiến rằng các biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDNGLL là rất cần thiết. Còn lại các cán bộ quản lý được hỏi đều cho ý kiến là các biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDNGLL là cần thiết. Không có ý kiến nào cho rằng không cần thiết. Điều này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng năm biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL trong giai đoạn hiện nay.

* Về tính khả thi

Năm biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao. Có >= 70% cán bộ quản lý được hỏi cho ý kiến rằng các biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDNGLL là rất khả thi. Còn lại các cán bộ quản lý được hỏi đều cho ý kiến là các biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDNGLL là khả thi. Không có ý kiến nào cho rằng không khả thi. Điều này cho thấy, những

người được hỏi ý kiến đều cho rằng năm biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất khả thi có thể áp dụng vào việc quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, kết quả khảo nghiệm đối với chuyên gia và cán bộ quản lý các trường THPT đều phản ánh ý nghĩa rất thiết thực của các biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDNGLL. Kết quả này cũng đã nói lên sự nhận thức theo chiều hướng tốt đối với môn học. Việc quản lí hoạt động theo 5 biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL là rất cấp thiết và khả thi.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở pháp lí đối với môn học, các biện pháp quản lí thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL cũng phải bám sát ba mục tiêu: Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ. Đây là đích cuối cùng cần đạt được đối với cả GV và HS.

Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, chúng tôi đã xây dựng được 5 biện pháp tổ chức quản lý chương trình hoạt động GDNGLL đó là:

+ Nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ giáo viên trong tổ chức hoạt động GDNGLL.

+ Phân cấp quản lí thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL

+ Đa dạng hoá các loại hình hoạt động và đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động GDNGLL.

+ Huy động mọi nguồn lực để thực hiện nội dung, chương trình GDNGLL

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động GDNGLL.

Các biện pháp trên phải được tiến hành song song, không nên coi nhẹ biện pháp nào, từ đó mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong lịch sử dạy học ở bậc THPT, hoạt động GDNGLL luôn bị coi nhẹ. Vì vậy, việc

quản lí tốt hoạt động này chẳng những sẽ khắc phục được những hạn chế trước đây mà còn phát huy hết hiệu quả, ý nghĩa, mục tiêu của môn học cần đạt được. Tuy vậy, điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lí thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL ở từng trường THPT có những điểm khác nhau. Vì thế có các biện pháp quản lí hoạt động này khác nhau nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung. Đó là phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình và mục tiêu môn học yêu cầu trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học mà Bộ, Ngành giáo dục triển khai.

Năm biện pháp tổ chức quản lý chương trình hoạt động GDNGLL đã được tiến hành khảo nghiệm đều khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đó. Đây là thuận lợi rất quan trọng để các nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Hoạt động GDNGLL, một hoạt động cơ bản quyết định việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng, bởi lẽ nếu có tài mà không có đức là người vô dụng. Vì vậy, hoạt động GDNGLL tự hào sẽ góp phần quyết định để tạo nên những sản phẩm giáo dục ấy.

1.2. Quản lí thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT là những tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lí giáo dục tới đối tượng, khách thể quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT.

+ Thực trạng quản lí chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT Đại Từ - Thái Nguyên hiện nay tuy có nhiều điểm tốt, có tác dụng tích cực trong tổ chức thực hiện và đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong giáo dục toàn diện cho HS được Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên đánh giá cao; được coi là lá cờ đầu trong công tác quản lí, chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL của tỉnh. Tuy vậy, cũng chính từ những kết quả ấy cũng đã bộc lộ những điểm bất cập, những tồn tại thiếu sót trong công tác quản lí và tổ chức thực hiện cần sớm được khắc phục.

+ Để nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL ở trường THPT, cần tăng cường năm biện pháp quản lí sau:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trong

tổ chức thực hiện chương trình GDNGLL

Biện pháp 2. Phân cấp quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL Biện pháp 3. Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung, chương

trình hoạt động GDNGLL

Biện pháp 4. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDNGLL

Biện pháp 5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá hoạt

+ Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý thực hiện chương trình GDNGLL là: Phải tăng cường cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho tổ chức hoạt động GDNGLL; phải phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục; phải tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động GDNGLL v.v... Đó là những điều kiện quan trọng quyết định để mục tiêu cuối cùng là đạt hiệu quả cao nhất trong tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL.

1.3. Tính khả thi của 5 biện pháp tổ chức quản lí chương trình hoạt động GDNGLL: Qua khảo nghiệm thực tiễn của đề tài cho thấy, năm biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL có tính khả thi cao, đó là cơ sở để các nhà trường THPT tìm hiểu và ứng dụng.

Đề tài này còn là vấn đề cần được nghiên cứu sâu, rộng hơn. Nội dung đề tài mà tôi trình bày ở trên chắc chắn sẽ còn những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, các bạn đồng nghiệp để vấn đề được hoàn thiện hơn và có giá trị hơn trong thực tiễn giáo dục.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT

Cần có những văn bản mang tính pháp quy để chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL.

2.2. Đối với nhà trường

- Cán bộ quản lý, GV, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh cần có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của tổ chức hoạt động GDNGLL. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để làm tốt hơn nữa trong công tác giáo dục toàn diện cho HS.

- Các nhà trường cần tổ chức các đợt tập huấn tại chỗ để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL cho giáo viên.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường thpt đại từ - thái nguyên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)