Các loại câu TNKQ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao) (Trang 28 - 31)

TNKQ có bốn hình thức chủ yếu, mỗi hình thức đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng[7], [18], [35], [40], [51], [52].

* Câu đúng-sai (True-false items)

Loại này đƣợc trình bày dƣới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hoặc sai (S). Loại câu hỏi này rất thông dụng vì nó thích hợp với những kiến thức sự kiện, có thể kiểm tra đƣợc nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn. Giáo viên có thể soạn một đề thi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên loại câu hỏi này khó xác định điểm yếu của HS do yếu tố đoán mò, xác suất đúng - sai là 50%, có độ tin cậy thấp, đề ra thƣờng có khuynh hƣớng trích nguyên văn sách giáo khoa nên khuyến khích thói quen học thuộc lòng hơn là tìm tòi suy nghĩ.

* Câu ghép đôi (Matching items)

Là những câu hỏi có hai dãy thông tin, một bên là các câu hỏi, bên kia là câu trả lời. Số câu ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng nhỏ, do đó càng tăng phần ghép thì chất lƣợng trắc nghiệm càng đƣợc nâng cao. Loại trắc nghiệm này thích hợp với câu hỏi sự kiện, khả năng nhận biết kiến thức hay

thiết lập những mối tƣơng quan, song không thích hợp cho việc áp dụng các kiến thức mang tính nguyên lý, quy luật và mức đo các khả năng trí năng cao. * Câu điền khuyết (Completion items).

Loại này có hai dạng. Chúng có thể là những câu hỏi với câu trả lời ngắn (short answer) hay là những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống, HS phải điền vào chỗ trống bằng một từ hay một nhóm từ cần thiết. Ƣu điểm của nó là làm mất khả năng đoán mò của HS, họ có cơ hội trình bày những câu trả lời khác, qua đó phát huy óc sáng tạo. Đối với GV, dạng câu hỏi này phù hợp với việc soạn các câu hỏi cho các môn tự nhiên, đồng thời có thể đánh giá mức hiểu biết về các nguyên lý, giải thích các sự kiện, khả năng diễn đạt ý kiến cũng nhƣ thái độ của HS đối với vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của loại trắc nghiệm này là việc chấm bài mất nhiều thời gian và GV thƣờng không đánh giá cao các câu trả lời sáng tạo tuy khác đáp án mà vẫn có lí.

* Câu nhiều lựa chọn ( Multiple choice question- MCQ)

Dạng câu hỏi này gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. Phần dẫn là một câu hỏi hay một câu trả lời chƣa hoàn chỉnh; phần lựa chọn gồm một số phƣơng án (thƣờng là 4 - 5) để trả lời cho câu hỏi hay phần bổ sung cho câu đƣợc hoàn chỉnh. Phần lựa chọn chỉ có một phƣơng án đúng, những phƣơng án còn lại gọi là phƣơng án “nhiễu”. HS phải cân nhắc để chọn ra phƣơng án trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất. Điều quan trọng là phải làm sao cho phƣơng án “nhiễu” hấp dẫn nhƣ nhau đối với những HS chƣa nắm rõ vấn đề.

Hiện nay, loại câu hỏi MCQ đƣợc dùng nhiều hơn vì nó có một số ƣu điểm sau: [2],[16], [35], [37], [50]

- Có thể đo đƣợc khả năng tƣ duy khác nhau. Với sự phối hợp của nhiều phƣơng án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, GV có thể dùng loại trắc nghiệm MCQ để KT - ĐG những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau.

- Độ tin cậy cao hơn. Yếu tố đoán mò, may rủi giảm đi so với các loại TNKQ khác khi số phƣơng án lựa chọn tăng lên. Đó cũng là lý do các nhà soạn trắc nghiệm chuẩn thích loại câu hỏi MCQ hơn các loại câu hỏi khác.

- HS phải xét đoán và phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi. Tính chất tuyệt đối trong loại “đúng - sai” nhƣờng chỗ cho tính chất tƣơng đối khi HS phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất trong số các phƣơng án trả lời đã cho.

- Tính chất giá trị tốt hơn. Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tƣ duy khác nhau. Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, ngƣời ta có thể đo đƣợc khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, suy diễn, tổng quát hoá… rất hữu hiệu.

- Có thể phân tích đƣợc tính chất mỗi câu hỏi. Dùng phƣơng pháp phân tích tính chất câu hỏi (items analysis), chúng ta có thể xác định câu hỏi nào quá dễ, câu hỏi nào quá khó, câu nào mơ hồ hay không có giá trị đối với các mục tiêu cần trắc nghiệm. Bên cạnh đó, chúng ta có thể xét xem câu trả lời cho sẵn nào không ích lợi hoặc làm giảm giá trị câu hỏi. Phƣơng pháp phân tích này không thực hiện đƣợc với loại câu hỏi tự luận hay khó thực hiện đối với các loại trắc nghiệm khác.

- Tính chất khách quan khi chấm. Cũng nhƣ các loại TNKQ khác, trong loại trắc nghiệm MCQ điểm số không phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: phẩm chất chữ viết, khả năng diễn đạt…

- Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thu thập và xử lý kết quả.

Ngoài ra, bộ môn Sinh học cũng có những thuận lợi riêng khi sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ vì:

- Sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ là đáp ứng xu thế chung hiện nay trong công tác thi - kiểm tra theo định hƣớng của Bộ GD-ĐT.

- Nội dung môn Sinh học phù hợp với việc ra đề kiểm tra trắc nghiệm. - Thời lƣợng môn học theo phân phối chƣơng trình ít nên bằng hình thức này có thể kiểm tra đƣợc kiến thức trên một phạm vi rộng.

- Hình thức kiểm tra này còn có thể thực hiện trên máy vi tính nên tiết kiệm đƣợc thời gian.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)