Nguyên tắc định lƣợng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao) (Trang 35 - 36)

2.1.1.1.Độ khó của câu trắc nghiệm

Để xác định một câu trắc nghiệm là khó hay dễ, ngƣời ta sử dụng chỉ số về độ khó. Theo ý kiến của nhiều tác giả đã sử dụng câu hỏi MCQ thì việc sử dụng những câu hỏi có độ khó nằm trong khoảng từ 30 - 70% (tốt nhất là 40 - 60%) là thích hợp cho việc đánh giá kết quả học tập của HS [25], [49].

2.1.1.2. Độ phân biệt của câu trắc nghiệm

Một câu trắc nghiệm tốt là câu trắc nghiệm có thể phân biệt đƣợc năng lực của HS. Theo lý thuyết trắc nghiệm thì những câu có độ phân biệt từ 0,3 trở lên là phù hợp với việc đánh giá kết quả học tập của HS trong trƣờng phổ thông [27], [49].

Nhƣ vậy, những câu trắc nghiệm quá khó hoặc quá dễ thí ít có khả năng phân biệt năng lực của HS. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa độ khó và độ phân biệt của câu MCQ.

Qua tìm hiểu nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa Sinh học 10 nâng cao, chúng tôi thấy đối với phần Sinh học tế bào, những kiến thức đƣợc xem là khó và có khả năng phân biệt năng lực của HS là những kiến thức về cấu tạo và chức năng của các thành phần vô cơ và hữu cơ cấu tạo nên tế bào; cấu

tạo và chức năng của các thành phần cấu trúc, các bào quan trong tế bào nhân thực, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan; các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lƣợng trong tế bào; các hình thức phân chia tế bào. Đây cũng là những kiến thức trọng tâm của Sinh học về tế bào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao) (Trang 35 - 36)