Một số đặc điểm sinh thái của loài cây Kim ngân rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Kim ngân rừng (Lonicera Bournel Hemsl.) tại Khu bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén (Trang 45 - 59)

4.3.2.1. T thành tng cây g nơi có loài cây Kim ngân rng

Hệ số tổ thành tầng cây gỗ nơi có cây Kim ngân rừng trong các OTC 1, 2, 11, 21 và OTC 30 kết quả tính toán như bảng 4.6:

Bảng 4.6: Công thức tổ thành tầng cây gỗ lâm phần có cây Kim ngân rừng phân bố OTC số N (cây) LCCTTT Công thức tổ thành 1 54 4 32,6Thg+16,7 K+16,09St+12,19Td+22,41Lk 2 57 1 89,67Vt+10.33Lk 11 48 7 23.71K+16,06Ns+11,98N+11,53D+10,90Tr+9.28Đd+ 8,22Mlt+8,32Lk 21 98 6 34,10V+27,35H+13,57Dg+9Đd+8,80 Th+7,17LK 30 51 8 30,07Dg+12,41Ch+9,67Hđ+8,17Xn+7,76Tr+7,37Ln+ 7,13C+5,52St+11,88Lk Công thức tổ thành chung của 5 OTC

17,79Vt+11,39V+9,12Dg+8,68K+6,50H+5,39Thg+41,14Lk

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Ghi chú: N là Số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn (cây).

LCCTTT: Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành loài. LK: Các loài khác

Trong đó: Thg: Tu hú gỗ Ns: Nóng sổ D: Dẻ Mlt: Mò lá tròn K: Kháo Dg: Dẻ gai Tr: Trám V: Vầu H: Hông Vt: Vối thuốc Th: Thích Ch: Trẩu Hđ: Hu đay N: Nhội Xn: Xoan nhừ Ln: Lá nến C: Cơi

Trong kết quả điều tra tại bảng 4.6: Trong 30 OTC, chỉ có 5 OTC xuất hiện loài cây Kim ngân rừng cho thấy các loài cây chính tham ra vào công thức tổ thành sinh thái ở nơi có Kim ngân rừng phân bố đều là những loài cây ưa sang mọc nhanh.Theo kết quả tại bảng 4.6 cho thấy các loài tham ra vào công thức tổ thành sinh thái gồm:

OTC 1: Tu hú gỗ, Kháo, Sòi tía, Tông dù và loài khác. OTC 2: Vối thuốc và các loài khác

OTC 11: Kháo, Nóng sổ, Nhội, Dẻ, Trám, Đáng dù, Mò lá tròn và loài khác

OTC 21: Vầu, Hông, Dẻ gai, Đáng dù, Tu hú gỗ, và loài khác.

OTC 30: Dẻ gai, Chẩu, Hu đay, Xoan nhừ, Trám, Lá nến, Cơi, Sòi tía và loài khác.

Công thức tổ thành chung gồm: Vối thuốc, vầu, Dẻ gai, Kháo, Hông, tu hú gỗ và loai khác.

Các loài tham ra vào công thức tổ thành tầng cây cao chung nơi có cây Kim ngân rừng phân bố trong hệ sinh thái rừng thì cấu trúc tổ thành rừng thể hiện mỗi quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng giữa giữa các thành phần sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái.

Tổ thành các loài cây, độ khép tán của cây, mật độ của cây gỗ.... có ảnh hưởng đến lượng ánh sáng chiếu xuống loài cây nghiên cứu. Cụ thể tại bảng 4.7: Độ tàn che các OTC có Kim ngân rừng phân bố:

Bảng 4.7: Độ tàn che các OTC có cây Kim ngân rừng

TT ODB

Độ tàn che

OTC: 1 OTC: 2 OTC: 11 OTC: 21 OTC: 30

Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không

1 0,35 0,6 0,4 0,8 0,7 2 0,6 0,45 0,55 0,65 0,55 3 0,5 0,5 0,45 0,45 0,6 4 0,4 0,55 0,8 0,6 0,35 5 0,4 0,4 0,75 0,7 0,5 TB OTC 0,38 0,5 0,45 0,51 0,43 0,7 0,45 0,69 0,35 0,59 TB chung ODB nơi không cây Kim

ngân rừng 0,60

TB các ODB có cây kim ngân rừng

phân bố 0,40

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Trong đó:

- Không: Không có cây Kim ngân phân bố trong ODB. - Có: Có cây Kim ngân phân bố trong ODB.

Trong 5 OTC có cây Kim ngân rừng xuất hiện tôi đưa ra một số nhận xét sau: Mặc dù độ tàn che trung b́nh ở các ODB không có cây Kim ngân rừng phân bố là 0,60, nhưng ở những nơi xuất Kim ngân rừng phân bố có độ tàn che thấp hơn, trung bình là 0,4. Như vậy có thể sơ bộ nhận xét Kim ngân rừng là một loài cây ưa sáng. Do Kim ngân rừng là cây ưa sáng thường mọc tự nhiên ở ven rừng hay những nơi đã bị khai thác do đó khi mật độ cây tầng cao lớn, độ tàn che lớn sẽ ảnh hưởng đến tái sinh và sinh trưởng, phát triển của cây Kim ngân rừng. Ảnh hưởng lớn nhất đó là chế độ ánh sáng, thông qua độ tàn che của tán tầng cây gỗ nơi cây Kim ngân rừng sinh trưởng và phát triển.

4.3.2.2. Đặc đim dây leo, các loài cây đi kèm và tn sut xut hin loài

Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mặt khác các lâm phần rừng có Kim ngân rừng phân bố đã bị tác động mạnh của con người như: Khai thác gỗ, LSNG, phát nương làm rẫy,... Các loài dây leo tương đối phong phú nơi có cây Kim ngân rừng phân bố, số loài dây leo xuất hiện cùng, dao động từ 4 - 15 loài.

Lá ngón hoa vàng, Chìa vôi, Kim ngân rừng, Tầm phong, Sắn dây rừng, Bạc thau trắng, Bòng bong, cậm cam.... Theo kết quả điều tra cho thấy ở OTC nào có Kim ngân rừng thì ở OTC đó cũng thấy Lá ngón hoa vàng xuất hiện. Xét chỉ số mức độ thân thuộc qua các loài cây dây leo xuất hiện cùng Cây Kim ngân rừng tại bảng 4.8:

Bảng 4.8: Chỉ số mức độ thân thuộc của các loài cây đi kèm

TT Loài cây Q c*A và B

1 Bòng bong 0 0 2 Cậm cam 0 0 3 Lá ngón HV 1,1 5 4 Dây bướm trắng 0 0 5 Câu đằng bắc 0 0 7 Tầm phong 0 0 8 Giảm cổ lam 0 0 9 Nho rừng 0 0 10 Sắn dây rừng 0 0 11 Vón vén 0,3 1 12 Chìa vôi 0,2 1 13 Bạc thau 0 0 14 Tứ thư dẹp 0 0 15 Bạc thau trắng 0 0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Chỉ số mức độ thân thuộc thể hiện sự gắn bó của loài Kim ngân rừng với các loài dây leo khác trong quần thể thực vật. Kết quả điều tra cho thấy cây Kim ngân rừng có mối quan hệ thân thuộc và chung sống cùng loài Lá ngón hoa vàng và Chìa vôi trong quần thể. Có sự chung sống ngẫu nhiên cùng một nơi cư trú đối với các loài khác như: Tầm phong, Nho rừng, Bạc thau, Bòng bong.

Như vậy trong điều kiện sinh thái ở nơi có những loài cây Lá ngón hoa vàng, Chìa vôi từ đó ta có thể suy đoán có khả năng suất hiện loài cây Kim ngân rừng cao.

- Độ che phủ của dây leo

Dây leo là cây sinh trưởng và phát triển nhanh như những loài: Bạc thau trắng, Dây bướm trắng, Sắn dây rừng, Bòng bong.... Qua điều tra Kim ngân rừng thường xuất hiện ở nơi có ít cây dây leo độ che phủ dây leo không nhiều, tại bảng 4.9:

Bảng 4.9: Độ che phủ của dây nơi Kim ngân rừng phân bố

ODB OTC Độ che phủ tại các ô dạng bản (%) Độ che phủ trung bình % 1 2 3 4 5

Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không

1 3 2 10 5 5 5 2 3 3 4 6 4 4 11 5 10 3 2 5 5 21 5 7 3 3 7 5 30 10 35 30 30 20 25 TB 6 4 3 13.5 3 14.67 0 9.2 5 9 8.8

TB chung ODB nơi không cây Kim ngân rừng 10.72 TB các ODB có cây Kim ngân rừng phân bố 4.57

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo số liệu điều tra cho thấy loài Kim ngân rừng xuất hiện chủ yếu ở những ODB có độ che phủ thấp, độ che phủ trung bình là 4,57 %. Ở những nơi không có Kim ngân rừng phân bố, độ che phủ của dây leo thường cao hơn và có trị số trung bình là 10,72 %.

- Tần suất xuất hiện Kim ngân rừng

Tần suất suất hiện cây Kim ngân rừng là chỉ khả năng suất hiện của loài ít hay nhiều trong khu vực điều tra. Tần xuất xuất hiện Kim ngân rừng được biểu thị tại bảng 4.10:

Bảng 4.10: Tổng hợp các chỉ tiêu về tần suất xuất hiện Kim ngân rừng Số OTC có Kim ngân rừng Số OTC điều tra Số mẫu (ODB) có cây Kim ngân rừng Số ô mẫu (ODB) điều tra Tần số xuất hiện (Fi %) 5 30 7 150 4,6 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả điều tra trong 30 OTC có 5 OTC có cây Kim ngân rừng. Trong 150 ODB chỉ có 7 ô có Kim ngân rừng, với tần suất xuất hiện (Fi %) chỉ chiếm 4,6 %. Qua số liệu trên cho thấy thực trạng tại Kim ngân rừng trong khu vực điều tra rất ít. Do vậy cần phải đề xuất các bệnh pháp bảo vệ và phát triển nguồn gen quý, hiến của loài cây này.

4.3.2.3. Đặc đim v tái sinh

- Đặc điểm cấu trúc tổ thành

Các loài tham ra vào công thức tổ thành tái sinh tại bảng 4.11:

Bảng 4.11: Công thức tổ thành tái sinh khu vực có loài Kim ngân rừng phân bố tự nhiên OTC N (cây) LCCTTT Công thức tổ thành 1 31 6 3,13Knr+2,19Lnhv+1,56Bb+1,25Cc+0,94Cđb+0,94Dbt 2 31 5 2,96Lnhv+1,85Knr+1,85Gcl+1,85Tp+1,48Nr 11 26 3 3,85Sdr+3,08Lnhv+2,69Knr+0,38Lk 21 49 5 2,77Cv+2,77Lnhv+1,91Bt+1,70Tp+0,85Knr 30 40 6 2,75Ttd+2Bv+2Cv+1,5Knr+1,25Sdr+0,5Btt

Công thức tổ thành chung của 5 OTC

2Lnhv+1,81Knr+1,19Cv+0,97Tp+0,85Sdr+0,63Ttd+0,51Bt+1,99Lk

Trong đó:

Knr: Kim ngân rừng Lnhv: Lá ngón hoa vàng Vv: Vón vén Bb: Bòng bong Tp: Tầm phong Bt: Bạc thau Cc: Cậm cang Gcl: Giảm cổ lam Cv: Chìa vôi Cđb: Câu đằng bắc Nr: Nho rừng BtBtt: Bạc thau trắng Dbt: Dây bướm trắng Sdr: Sắn dây rừng Bv: Bình vôi Ttd: Tứ thư dẹp

Theo kết điều tra bảng 4.11: Cho thấy các loài chính tham ra vào công thức tổ thành tổ ở cây tái sinh như: Lá ngón hoa vàng, Kim ngân rừng, Chìa vôi, Tầm phong, Sắn dây rừng, Tứ thư dẹp, Bạc thau. Qua đó Kim ngân rừng có tương tác chặt với loài Lá ngón hoa vàng. Ở trong các ODB nào có loài Kim ngân rừng thì ở đó đều thấy xuất hiện loài cây Lá ngón hoa vàng. Trong kết quả điều tra cho thấy cây tái sinh Kim ngân rừng chỉ xuất hiện ở những nơi có hay gần cây mẹ gieo giống.

Hình 4.10: KNR tái sinh hạt Hình 4.11: KNR tái sinh chồi

- Mật độ tái sinh

Qua kết quả điều tra cho thấy cây Kim ngân rừng tái sinh cao nhất là ở độ cao 1033m so với mực nước biển, càng lên cao mật độ tái sinh loài cây Kim ngân rừng càng giảm.

Bảng 4.12: Mật độ tái sinh loài Kim ngân rừng

OTC Độ cao so với mực nước biển (m)

Số cây Kim ngân rừng trong OTC

Mật độ loài Kim ngân rừng (Cây/ha) 1 1033 10 800 2 1005 5 400 11 1013 7 560 21 1285 4 320 30 711 6 480 Mật độ trung bình 512 (Nguông: Tổng hợp số liệu điều tra)

Mật độ cây con tái sinh trung bình là 512 cây/ha. Mật độ số cây tái sinh cao nhất là 800 cây/ ha và nơi có mật độ số cây thấp nhất là 320 cây/ ha

Cây Kim ngân rừng tái sinh với mật độ thấp do đó có các bẹnh pháp bảo tồn và phát triển loài.

Mật độ cây tái sinh ít chất lượng của cây con tái sinh cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây con qua điều tra thì chất lượng cây xấu (cụt gọn, sâu bệnh hại..) nhiều hơn tỷ lệ cây tốt chất lượng cây tái sinh tổng hợp tại bảng 4.13:

Bảng 4.13: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Chất lượng Nguồn gốc Kim ngân rừng Tốt % Trung bình % Xấu % Hạt % Chồi % Số lượng 1 28 3 4 28 Tỷ lệ % 3,12 87,5 9,38 12,5 87,5 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo kết quả bảng 4.13: Cho thấy chất lượng cây tái sinh Kim ngân rừng với tỉ lệ cây trung bình chiếm đến 87,5 %, cây xấu chiến 9,38 %, cây tốt chiếm 3,12 %. Tại khu vựu điều tra cho thấy Kim ngân rừng là cây có khả năng tái sinh bằng cả hai hình thức, tái sinh bằng hạt và tái sinh chồi, trong đó khả năng tái sinh bằng chồi cao chiếm 87,5 %, khả năng tái sinh bằng hạt thấp chỉ chiếm 12,5 %. Nguyên nhân tỷ lệ tái sinh hạt thấp do người dân thu hái hoa để làm thuốc nên quả Kim ngân rừng rất ít. Từ kết quả trên ta có thể vận

dụng các biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm tận dụng được nguồn giống tại chỗ và điều kiện hoàn cảnh thích hợp về độ ẩm đất, thảm mục, chế độ chiếu sáng để bảo tồn và phát triển loài cây Kim ngân rừng. Do khả năng tái sinh chồi mạnh, đó là một triển vọng lớn cho việc nghiên cứu nhân giống, gây trồng bằng hình thức giâm hom cành, khi nguồn hạt giống ít để bảo tồn nguồn gen cây rừng quý, hiếm này.

4.3.2.5. nh hưởng ca cây bi và thm tươi đến cây Kim ngân rng

- Cây bụi

Cây Kim ngân rừng phân bố chủ yếu ở những nơi: Ven rừng, ven lối đi, gần làng, bản hay ở ven các khe sông, suối và nơi đất ẩm tương đối tốt. Vì vậy thành phần cây bụi và thảm tươi khá đơn giản. Độ che phủ của cây bụi được biểu thị tại bảng 4.14.

Bảng 4.14: Độ che phủ của cây bụi trong OTC nơi có Kim ngân rừng phân bố

ODB OTC

Độ che phủ tại các ô dạng bản (%)

1 2 3 4 5

Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không

1 3 4 10 4 3 2 5 2 3 5 10 11 1 1 1 1 1 21 3 5 2 3 7 30 3 10 5 25 7 TB 2.33 4 2 5 1,5 6 0 7,6 3 6,25

Độ che phủ trung bình của cây bụi 4,96

Độ che phủ trung bình các ô dạng bản nơi không có cây Kim ngân rừng 6,06

Độ che phủ trung bình các ô dạng bản nơi có cây Kim ngân rừng 2,14

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Cây bụi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của loài Kim ngân rừng, do nhu cầu về ánh sáng khi còn nhỏ là loài chịu bóng khi đạt đến một độ cao nhất định lại là cây có nhu cầu ánh sáng cao hơn. Nếu mật độ cây bụi quá nhiều, độ che phủ cao sẽ ảnh hưởng tới tái sinh của Kim ngân rừng.

Kim ngân rừng là loài cây leo bằng thân quấn lấy các loài cây khác làm giá thể để bám do vậy cây bụi thuận lợi cho cây Kim ngân rừng tái sinh bám vào và vươn lên ánh sáng. Nhưng bên cạnh đó để cho tầng cây gỗ sinh trưởng và phát triển người dân thường chặt, phát tầng cây bụi, cây thảm tươi và cây dây leo để giảm thiểu sự cạnh tranh không gian và dinh dưỡng cho các loài cây lấy gỗ làm ảnh hưởng tới cây giá thể cho loài Kim ngân rừng leo bám.

Cây bụi tại nơi có Kim ngân rừng có độ che phủ thấp và không đáng kể, mức độ che phủ trung bình là 2,14 %.

- Cây thảm tươi

Cây thảm tươi nơi Kim ngân rừng phân bố khá đơn giản đặc trưng bởi các loài Cỏ le, Chít, Guột... với mật độ thấp do vậy cây thảm tươi có độ che phủ khá thấp cụ thể tại bảng 4.15:

Bảng 4.15: Độ che phủ của thảm tươi OTC nơi có cây Kim ngân rừng phân bố ODB OTC Trị sốđộ che phủ tại các ô dạng bản (%) Ghi chú 1 2 3 4 5

Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không

1 10 45 30 45 15 2 50 15 30 45 60 11 10 45 20 60 25 21 1 1 1 1 1 Dưới tán rừng vầu 30 5 15 30 45 25 TB 8, 33 25,5 15 26,5 10, 5 30 0 39,2 15 27,75

Độ che phủ trung bình các OTC: 25,2

Độ che phủ trung bình các ODB có loài Kim ngân rừng: 10,9

Độ che phủ trung bình các ODB không có loài Kim ngân rừng: 30,8

Qua kết quả phân tích cho thấy độ che phủ trung bình thảm tươi của các ODB là 25,2 %. Ở ODB không có Kim ngân rừng tái sinh độ che phủ 30,8 %, ODB có cây Kim ngân tái sinh có độ che phủ 10,9 %. Kim ngân rừng tái sinh ở nơi có độ che phủ thấp, như vậy độ che phủ thấp thích hợp cho sự sinh trưởng của cây Kim ngân rừng. Khi độ che phủ thảm tươi quá cao thì chế độ ánh sáng cho cây tái sinh sẽ giảm đi và sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của cây tái sinh của Kim ngân rừng.

4.3.2.6. Phân b ca Kim ngân rng theo độ cao và trng thái rng

- Phân bố theo độ cao

Kết quả điều tra theo các độ cao khác nhau từ sườn đến đỉnh tương ứng với độ cao từ 711 – 1917 m so với mực nước biển.Việc điều tra Kim ngân rừng theo đai độ cao có ý nghĩa: Là nhân tố nói lên sự phân bố của thực vật, nó quyết định tới sự ảnh hưởng gián tiếp thông qua các yếu tố như: Bức xạ mặt trời, nhiệt độ, lượng mưa, không khí, độ ẩm,thành phần đất làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Phân bố số cây theo độ cao được biểu thị tại bảng 4.16:

Bảng 4.16: Phân bố số cây theo độ cao

OT C Độ cao so với mực nước biển (m) Số cây OT C Độ cao so với mực nước biển (m) Số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Kim ngân rừng (Lonicera Bournel Hemsl.) tại Khu bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)