Sự tác động của con người đến khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Kim ngân rừng (Lonicera Bournel Hemsl.) tại Khu bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén (Trang 59 - 61)

Bảng 4.21: Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến điều tra Tuyến đo Khoảng cách (m) Chặt/ cưa cây Khai thác LSNG Đốt/ phát quang Dấu vật nuôi Đặc điểm khác 1 500 0,16 0,66 2,06 2,56 0 2 500 0,29 0,71 1,86 2,5 0 3 500 0,35 0,29 0,14 0 0 4 500 0,17 0,33 0,75 0,5 0 5 500 0 0,4 2,7 2,8 0

TB 500 0,19 0,48 1,96 1,67 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo số liệu thống kê tại bảng 4.21: Cho thấy trên các tuyến điều tra đều có sự tác động của con người và vật nuôi. Sự tác động mạnh nhất của con người chủ yếu là đốt/ phát quang với mức tác động 1,96 tác động nhiều ở mức độ chưa gây thiệt hại lớn, ngoài ra người dân còn khai thác gỗ và LSNG với mức độ ít và không liên tục 0,19. Chăn thả vật nuôi như trâu, bò, dê được người dân nuôi với hình thức thả rông, nên sự tác động của vật nuôi đến rừng ở mức độ trung bình là 1,67. Nghiên cứu tác động của người dân và tác động của vật nuôi đến rừng, để đề xuất các giải phápnhằm bảo vệ và phát triển loài Kim ngân rừng. Tác động ảnh hưởng tới loài cây Kim ngân rừng chủ yếu là: Đốt/ phát quang, chăn thả vật nuôi như trâu, bò, dê và đặc biệt là khai thác Kim ngân rừng phơi khô dự trữ để làm thuốc khi cần của người dân.

Hình 4.13: Kim ngân rừng phơi khô Hình4.14: Chăn thả

4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn loài cây Kim ngân rừng

4.5.1. V kinh tế - xã hi

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng đệm theo hướng đưa những loài vật nuôi, cây trồng có năng xuất, hiệu quả kinh tế cao để tăng thu nhập cho cộng đồng nhằm giảm áp lực vào rừng.

- Khuyến khích người dân tham ra vào công tác bảo vệ và phát triển rừng - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân để bảo vệ và

phát triển rừng, thiết lập mỗi quan hệ tốt giữa chính quyền và địa phương, giữa ban quản lý KBT với người dân.

- Ngăn chặn và xử lý kịp thời những đối tượng có mục đích khai thác, phá rừng trái pháp luật.

- Xây dựng nội quy, hương ước làng, bản về công tác bảo vệ rừng.

- Khuyến khích người dân trồng cỏ để chăn nuôi gia súc đồng thời chăn thả vật nuôi đúng nơi quy định nhằm hạn chế tác động xấu của vật nuôi vào rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Kim ngân rừng (Lonicera Bournel Hemsl.) tại Khu bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)