KBT thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén là nơi hiện đang có nhiều loài quý, hiếm. Do sự hiểu biết còn hạn chế của người dân và sự quản lý chưa chặt chẽ của lực lượng chức năng nên tình trạng khai thác gỗ, LSNG vẫn diễn ra làm cho nhiều loài thực vật quý, hiếm đang đứng trước nguy cơ biến mất. Vì vậy cần tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng của người dân trong KBT về loài cây Kim ngân rừng để có biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen loài thực vật quý, hiếm.
Bảng 4.1: Thống kê hiểu biết của người dân về loài cây Kim ngân rừng Hình thái Thực trạng cây Kim ngân rừng
Có Không Quá khứ Hiện tại Tương lai Nhiều Ít Rất ít nhiều ít Rất ít Nếu không có biện pháp gây trồng, khắc phục tình trạng khai thác, buôn bán thì cây Kim ngân rừng sẽ trở nên rất ít và có khi không còn nữa. 15/30 15/30 15/30 0 0 0 15/30 0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu)
Qua phỏng vấn người dân tôi đưa ra một số nhận xét sau: 50 % (15/30) số hộ được phỏng vấn đều biết đến loài cây Kim ngân rừng có trong khu vực sinh sống của mình, họ có thể nhận biết được loài thông qua các đặc điểm hình thái: Thân, lá, hoa và quả. Họ đều nhận xét Kim ngân rừng là loài dây
leo thân gỗ, thân già thường có màu nâu, thân non có màu xanh nhạt. Lá mọc đối, có lông thưa ở mặt dưới và mép lá. Hoa nở từ tháng 8-10, hoa mới nở có màu trắng sau chuyển sang màu trắng vàng rồi tàn. Quả nhỏ mầu xanh khi chín có màu tím đen hoặc đen. Cây thường gặp ở những nơi nhiều ánh sáng, bên rừng, ven lối đi, trên các lùm cây bụi ở bãi hoang hay rừng phục hồi sau nương rẫy (bãi ót). Cây Kim ngân rừng trước đây còn nhiều, hiện nay còn ít vì người sử dụng và khai thác nhiều. Và trong tương lai nếu không có biện pháp gây trồng, khắc phục tình trạng khai thác và buôn bán thì cây Kim ngân rừng sẽ trở nên rất ít và có khi không còn nữa.