Trước khi thiết kế mô hình OLAP cho một bài toán, chúng ta cần xác
định rõ các vấn đề gặp phải trong các tình huống xem xét. Các vấn đề được nêu ra căn cứ vào việc tìm hiểu tình huống thực tế một cách khách quan và toàn diện. Trên cơ sở các nhận định này, chúng ta sẽ đặt ra những mục tiêu cần đạt tới ví dụ như: khắc phục hoặc giảm thiểu hạn chế, cải tiến hiệu quả ...
Để ứng dụng OLAP, chúng ta cần xây dựng một mô hình phục vụ cho phân tích OLAP dựa trên tình huống của bài toán, các vấn đề và các mục tiêu
đã xem xét. Đó là quá trình xác định các khối dữ liệu dự định tổ chức, định nghĩa cấu trúc các chiều và định nghĩa các công thức/luật cần thiết cho tính toán. Việc xác định các khối dữ liệu sẽ phát sinh ra vấn đề tại sao lại tổ chức n khối mà không là m khối, tổ chức những khối nào là có lợi nhất? Tương tự, việc tổ chức cấu trúc các chiều cũng như việc định nghĩa các công thức sẽđặt ra những câu hỏi: phân cấp chiều như vậy đã phù hợp và đầy đủ chưa, các công thức định nghĩa như vậy đã đúng chưa, hợp lý không? Tất cả các vấn đề
này phần lớn phụ thuộc vào việc cân nhắc hiệu quả xử lý đối với bài toán cụ
thể, vào sự phân tích tình huống, hoàn cảnh thực tế một cách đầy đủ và cả trên
điều kiện triển khai thực hiện mô hình: thiết bị phần cứng, ưu, khuyết của hệ
thống OLAP sử dụng... Khó tạo lập được một chuẩn mực, phương pháp để
xây dựng mô hình OLAP cho tất cả các bài toán, công việc này chủ yếu tùy thuộc vào bài toán cụ thể, vào môi trường triển khai và cả vào kinh nghiệm...
Trên cơ sở mô hình OLAP, CSDL OLAP đã được thiết lập, người khai thác hệ thống sẽ điều chỉnh việc tìm kiếm thông tin của mình bằng cách liên tục đặt ra những yêu cầu truy vấn, thực hiện, rồi nhận xét kết quả, nhằm tìm hiểu rõ dần những nội dung tiềm ẩn của dữ liệu nguồn (thu thập được theo những vấn đề đang quan tâm) để tiến tới chỗ có đủ cơ sở nhận định, từđó ra
được các quyết định cần thiết.
Việc trợ giúp ra quyết định không nhằm đưa ra cho người sử dụng một số phương án khả dĩ hiệu quả để giúp họ lựa chọn hoặc đưa hẳn ra một phương án khả dĩ tối ưu để giúp họ quyết định như các hệ trợ giúp quyết định dựa vào mô hình thường làm, nó tạo phương tiện để cung cấp nhiều nhất các thông tin phong phú, đa dạng, trên các khía cạnh, ở các mức khác nhau một cách nhanh chóng, giúp cho người khai thác có thể điều chỉnh việc tìm kiếm
dữ liệu để nắm bắt được tối đa những gì họ cần hiểu rõ, để chính họ sẽ ra những quyết định phù hợp. Như vậy người khai thác cần là chuyên gia về lĩnh vực của bài toán ứng dụng cụ thể. Tuy nhiên không như khuynh hướng của hệ
trợ giúp quyết định dựa vào mô hình là phần lớn phạm vi ứng dụng hẹp cho từng vấn đề cụ thể và chỉ giúp quyết định được một vài vấn đề, hệ thống trợ
giúp quyết định dựa vào dữ liệu có phạm vi ứng dụng là rất rộng và có thể
giúp ra nhiều quyết định khác nhau. Trong mỗi ứng dụng cụ thể, chúng ta chỉ
cần thiết lập mô hình OLAP tương ứng cho nó là có thể hỗ trợ ra quyết định.