Cái Ngông của Tản Đà (6 câu tiếp)

Một phần của tài liệu báo cáo khoa học phương pháp dạy học thơ trữ tình (Trang 26 - 28)

III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT

1. Cái Ngông của Tản Đà (6 câu tiếp)

H 1 : Thế giới mơ ước được mở ra như thế nào?

Đ 1 : Đó là thế giới có ánh sáng bao la, yên ả và thanh bình với cung quế và cành đa.

H 2 : Giọng thơ ở hai câu thơ này như thế nào?

Đ 2 : Giọng thơ hồn nhiên, biểu hiện hồn thơ rất độc đáo, rất

ngông của Tản Đà.

H 3 : Muốn quên đi thực tại, con người ở đây muốn bay lên trời cao để làm bạn cùng cung quế, cành đa. Điều này cho thấy nhu cầu của tác giả có gì đặc biệt?

Đ 3 : - Nhu cầu hướng về cái đẹp

- Nhu cầu muốn thoát li hẳn mọi cái tầm thường của trần gian - Nhu cầu ấy cao sang và mới lạ

H 4 : Tâm trạng của Tản Đà sẽ ra sao khi lên cung trăng? Bạn bè nhà thơ khi đó có những ai? Điều đó chứng tỏ suy nghĩ gì của tác giả?

Đ 4 : - Lên cung trăng, tâm trạng của ông không còn buồn tủi nữa mà sẽ dâng lên niềm vui mới.

- Bạn của nhà thơ lúc này là chú Cuội, chị Hằng, gió, mây - Đây là một suy nghĩ thoát tục rất ngông của Tản Đà. H 5 : Em có nhận xét gì trong cách dùng từ và phép đối trong hai câu thơ này?

Đ 5 : - Dùng điệp ngữ (có, cùng), từ ngữ thông dụng (thế mới), phương ngữ (can chi)

- Ý trên đối ý câu dưới. Tác dụng: nhấn mạnh nhu cầu được sống cân bằng, thoả mãn đời sống nội tâm.

H 6 : Giọng thơ ở đây được biểu hiện như thế nào? Đ 6 : Giọng thơ vui vẻ, hóm hỉnh

H 7 : Hai câu cuối, nhà thơ tưởng tượng ra hình ảnh với những hành động nào? Cảm nhận của em về những hành động đó?

Đ 7 : Nhà thơ tuởng tượng ra hình ảnh: Đêm rằm trung thu tháng tám, được làm chú Cuội, các hành động được miêu tả như:

Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

- Tựa nhau

- Trông xuống thế gian - Cười

- Các hình ảnh và hành động đó được tưởng tượng nhưng rất thuần tuý, thể hiện cao độ hồn thơ ngông, lãng mạn của Tản Đà. H 8 : Hành động nào được nhấn mạnh như sự biểu lộ trực tiếp của tác giả?

Đ 8 : Cười

H 9 : Nhà thơ cười ai? Vì sao lại cười?

Đ 9 : Cười thế gian, cười vì thoát được thế gian trần tục xấu xa, đầy rẫy bất công, trong đó có những con người nịnh nọt, bịp bợm… H 10 : Tiếng cười ở đây như thế nào?

Đ 10 : Mỉa mai, đả kích

H 11 : Lời thơ bộc lộ tâm sự sâu sắc nào của tác giả?

Đ 11 : - Buồn, chán đến cực điểm thực trạng xã hội mình đang sống

- Khát khao sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống của cá nhân.

3. Tổng kết

H 1 : Dựa vào Ghi nhớ rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ

Đ 1 : Có thể trình bày bằng sơ đồ sau

Muốn làm thằng Cuội

Nội dung

- Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với tực tại tầm thường.

- Ước muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng

Nghệ Thuật

- Sự mới mẻ trong thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng, giản dị như lời nói thường ngày.

- Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh của Tản Đà

Văn bản 3:

Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

Thế Lữ

Một phần của tài liệu báo cáo khoa học phương pháp dạy học thơ trữ tình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w