Thang đo sự gắn kết với tổ chức

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn công việc đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.pdf (Trang 38 - 40)

5. Cấu trúc nghiên cứu

2.3.2Thang đo sự gắn kết với tổ chức

Như trình bày ở chương 1, nghiên cứu xây dựng và sử dụng thang đo sự gắn kết với tổ chức dựa trên thang đo Meyer & Allen, bởi lẽ thang đo của Meyer và Allen dự báo và giải thích tốt hơn sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức. Các yếu tố thành phần dùng để đo lường sự gắn kết với tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 3 thành phần: (1)sự gắn kết vì tình cảm (Affective Commitment), (2) sự gắn kết để duy trì (Continuance Commitment), (3) sự gắn kết vì đạo đức (Normative Commitment). Thang đo sự gắn kết đối với tổ chức bao gồm các thành phần với các biến quan sát sau:

Thành phần 1 : Sự gắn kết với tổ chức vì tình cảm (ký hiệu : AC) : bao gồm 7

biến quan sát được ký hiệu là AC, từ AC1 đến AC7

Ký hiệu biến Phát biểu

AC 1 Về môt số phương diện, anh/chị coi công ty CTY như mái nhà thứ hai của mình AC 2 Anh/Chị tự hào vì được làm việc trong CTY

AC 3 Anh/Chị vui mừng vì đã chọn CTY để làm việc AC 4 CTY có ý nghĩa rất quan trọng đối với anh/chị.

AC 5 Anh/chị có cảm nhận là một thành viên trong gia đình CTY

AC 6 Anh/chị cảm thấy các vấn đề khó khăn của CTY cũng là các vấn đề của anh/chị AC 7 Anh/chị có cảm nhận là anh/chị thuộc về CTY

Thành phần 2 : Sự gắn kết với tổ chức để duy trì (ký hiệu : CC) : bao gồm 6 biến

quan sát được ký hiệu là CC, từ CC1 đến CC6.

Ký hiệu biến Phát biểu

CC 1 Ở lại với CTY bây giờ là cần thiết đối với anh/chị

CC 2 Mặc dù muốn nhưng anh/chị cảm thấy rời CTY lúc này là khó khăn cho anh/chị.

CC 3 Cuộc sống của anh/chị sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu anh/chị rời bỏ CTY vào

lúc này.

CC 4 Nếu anh/chị rời CTY vào lúc này, anh/chị sẽ không có nhiều sự lựa chọn khác.

CC 5 Nếu anh/chị không đầu tư rất nhiều vào trong CTY, thì có lẽ anh/chị đã rời khỏi

CTY

Thành phần 3 : Sự gắn kết với tổ chức vì đạo đức (ký hiệu : NC) : bao gồm 6

biến quan sát được ký hiệu là NC, từ NC1 đến NC6.

Ký hiệu biến Phát biểu

NC 1 Anh/chị cảm thấy phải có trách nhiệm ở lại với CTY

NC 2 Mặc dù có công việc tốt hơn ở nơi khác, anh/chị cảm thấy việc rời khỏi CTY

là không nên.

NC 3 Anh/chị cảm thấy có lỗi nếu anh/chị rời CTY vào lúc này NC 4 CTY xứng đáng với lòng trung thành của anh/chị

NC 5 Anh/chị không thể rời CTY vào lúc này vì cảm nhận trách nhiệm của anh/chị với mọi người trong công ty

NC 6 CTY đã mang lại cho anh/chị nhiều thứ, anh/chị cảm thấy anh/chị “mắc nợ” với CTY quá nhiều.

2.4. Tóm tắt:

Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết. Số lượng mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức là 325 mẫu. Sự thỏa mãn công việc của nhân viên được đo lường bởi 8 thành phần gồm 37 biến quan sát. Sự gắn kết với tổ chức cũng được đo lường bởi 3 thành phần gồm 19 biến quan sát. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 11.5 for Windows đưa kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 :

XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chương 2, nghiên cứu đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm xây dựng, đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Chương 3 này sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu thông qua việc xử lý phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương này bao gồm : thông tin về mẫu khảo sát, kết quả đánh giá thang đo, kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn công việc đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.pdf (Trang 38 - 40)