Ảnh hưởng tiêu cực của tín dụng xuất khẩu tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (nghiên cứu tại Ngân hàng Phát triên Việt Nam ) (Trang 62 - 69)

THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của tín dụng xuất khẩu tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

nhập khẩu của các doanh nghiệp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng

Các doanh nghiệp vay vốn tín dụng của ngân hàng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên nếu do thời gian tiếp nhận được vốn vay chậm trễ, hoặc vốn vay không đủ đáp ứng nhu cầu của kinh doanh sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh, hoạt động không hiệu quả. Các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng xuất khẩu đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, ước tính có đến 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh ngân hàng. Nhưng theo một điều tra mới đây của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH-ĐT), chỉ có 32,38% vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được. Số vốn tín dụng mà ngân hàng Phát triển cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khá cao, 120.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có những thời điểm chiếm tới 50-60% tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế ở ngân hàng cho thấy, số lượng hồ sơ

vay vốn được chấp nhận không nhiều, chỉ khoảng 30%-40%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng. Do đó, ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay.

Để tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng về phía các doanh nghiệp cần phải có nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực, chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Doanh nghiệp muốn vay vốn thành công cần phải thuyết phục được ngân hàng về mặt hiệu quả của phương án một cách rõ ràng và đầy đủ các yếu tố như lợi nhuận, chi phí, doanh thu, kế hoạch trả nợ… Ngân hàng Phát triển cũng cần hướng dẫn tận tình các doanh nghiệp về cách thức chuẩn bị các giấy tờ cần thiết đi kèm với bộ hồ sơ vay vốn; hồ sơ thực hiện dự án.

Chi phí cho lãi suất cao

Lãi suât cho vay tín dụng xuất khẩu của ngân hàng đôi khi cũng là cản trở với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Lãi suất cao mà doanh nghiệp có nhu cầu cần vay vốn để kinh doanh xuất nhập khẩu lên tới tỷ đồng, chục tỷ đồng thì chi phí cho lãi vay này không phải là con số nhỏ. Lãi suất cao thì thu nhập của ngân hàng sẽ lớn tuy nhiên nó sẽ mâu thuẫn với lợi ích của doanh nghiệp đi vay. Lãi cao đồng nghĩa với chi phí cho sản xuât kinh doanh cao, lợi nhuận thấp và tăng trưởng thấp, làm ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường. Ngân hàng Phát triển với hình thức là một ngân hàng chính sách của Chính phủ, do vậy được ưu đãi về lãi suất so với các ngân hàng thương mại khác trong cùng

một thời điểm. Hiện nay lãi suất cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển là 8,7%/năm phù hợp cho doanh nghiệp hoạt động . Tuy nhiên nếu Bộ Tài chính có quyết định tăng lãi suất thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp vay vốn. Có thể lấy ví dụ về việc doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng như thế nào khi lãi suất tăng. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạt điều xuất khẩu cho biết doanh nghiệp của bà đang vào thời vụ thu mua hạt điều, rất cần tiền, nếu chậm hoặc thiếu tiền thì mất cơ hội do giá hạt điều thế giới lên xuống thất thường. Một số doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê, các nhà thầu xây dựng v.v… cũng có chung suy nghĩ và lo lắng về vấn đề lãi suất như vậy. Lãi suất cao, nhưng họ không thể không vay ngân hàng vì vốn tự có không thể đủ để thực hiện kinh doanh. Tuy nhiên đã có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lỗ nặng vì vay vốn tín dụng lên quá cao (tới 14%/năm). Nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là cứ sản xuất là lỗ, bởi vốn vay tín dụng đang lên quá cao với mức 14%/năm thậm chí có những doanh nghiệp phải chấp nhận mức lãi 16%/năm. Lãi suất cao như vậy khó có thể có lãi được. Để giải quyết tình trạng lãi suất cao ảnh hưởng đến doanh nghiệp, Bộ Công thương sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét vốn cho vay để xuất khẩu, đặc biệt là mức lãi suất cho vay ở mức hợp lý đối, chia sẻ gánh nặng chi phí vay cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ảnh hưởng của tỷ gia hối đoái

Bên cạnh lãi suất cao, việc tỷ giá thay đổi làm cho số vốn vay tín dụng để xuất khẩu khẩu không đủ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới xuất khẩu. Tỷ giá giữa đồng USD và VND thay đổi làm ảnh hưởng tới sản xuất và kết quả hoạt động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp. 90% nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đang được tính bằng USD. Hiện nay ngân hàng Phát triển vẫn chỉ cho vay bằng VND, cho vay băng ngoại tệ rất ít,

chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ so với cho vay bằng VND. Vay bằng đồng tiền nào thì trả bằng đồng tiền đó. Doanh nghiệp vay ngân hàng bằng đồng tiền Việt Nam để thực hiện thu mua nguyên vật liệu trong nước để chế biến sản phẩm xuất khẩu nhưng lại được nhà nhập khẩu thanh toán bằng USD. Sau đó doanh nghiệp lại phải bán USD cho các ngân hàng thương mại khác để lấy VND để trả cho ngân hàng Phát triển khi đến kỳ hạn thanh toán. Nếu như tỷ giá đồng USD giảm giá mạnh, lượng USD bán ra trên thị trường ngày một tăng còn người mua thì thưa thớt. Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu có các nguồn thu ngoại tệ lớn cần bán nhưng không có ngân hàng thương mại nào mua vào vì họ cũng sợ lỗ. Doanh nghiệp không có Việt Nam đồng để chi trả các hoạt động trong doanh nghiệp mình, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất . Ví dụ như công ty Cổ phần Đường 9, khách hàng vay cốn tín dụng của ngân hàng Phát triển kinh doanh hạt điều xuất khẩu cho biết do tỷ giá thay đổi khiến mỗi tấn sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp bị lỗ từ 2,5 đến 2,7 triệu đồng, lại phải vay ngân hàng với lãi suất 1,45-1,7% tháng, khiến cho tổng giá thành tăng 40%, giá bán ra chỉ tăng 25%, doanh nghiệp chịu lỗ 15% sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu. Trước tình trạng đó, nhiều doanh nghiệp đã phải từ chối nhiều đơn hàng ngoại thương do không có lãi. Nhiều doanh nghiệp đã tìm giải pháp để doanh nghiệp tồn tại trong những thời điểm khó khăn này bằng cách là mua nguyên liệu ở nội địa và bán sản phẩm cũng ở nội địa để giảm thiểu tác động của đồng USD. Như vậy vô hình chung đã tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước. Trước những tác động tiêu cực của đồng đô la tới các doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng Phát triển khuyến cáo các doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường, không nên quá phụ thuộc vào một thị trường hoặc một ngoại tệ. Doanh nghiệp cũng nên áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp mình.

Để hạn chế những tác động tiêu cực của tín dụng xuất khẩu, Chính phủ, các Bộ ngành cần phối hợp với doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đưa ra các biện pháp tháo gỡ hợp lý

Bảo đảm thực hiện tốt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2008 mà Quốc hội đề ra là 58,6 tỷ USD, trong tình hình nhiều có khó khăn mới phát sinh, Bộ Công thương đề nghị các ngân hàng nghiên cứu hình thành cơ cấu dự trữ ngoại tệ phù hợp diễn biến tỷ giá trên thị trường tiền tệ thế giới để chủ động và phục vụ tốt hơn thanh toán hàng xuất nhập khẩu; các ngân hàng bảo đảm cung ứng đủ nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu với lãi suất hợp lý và điều tiết tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Bộ Tài chính xem xét tăng thêm vốn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, giúp các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất hợp lý. Về phía Bộ Công thương sẽ tiếp tục triển khai đàm phán các hiệp định FTA với các nước, các khu vực có lợi thế xuất khẩu để mở cửa thị trường, giảm thuế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu. Nhanh chóng kết thúc đàm phán hiệp định EPA với Nhật Bản để sản phẩm dệt may và da giày được hưởng thuế suất vào Nhật Bản ngang bằng các nước ASEAN. Phối hợp Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) hỗ trợ và phát huy vai trò trung tâm nguyên phụ liệu và đào tạo nguồn nhân lực. Trước mắt, xây dựng các trung tâm cung ứng - phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ... Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để phân phối một số mặt hàng, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu ngay trong năm 2008 và tham gia đầu tư xây dựng khu bảo thuế - Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ, ngành, quản lý và các Hiệp hội ngành hàng tạo sự thống nhất trong chỉ

đạo điều hành, tổ chức mạng lưới thông tin, dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hóa ở thị trường trong và ngoài nước, cung cấp thông tin có lợi cho xuất khẩu đi đôi với kiểm soát những thông tin sai lệch, gây nhiễu thị trường. Ðổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại (XTTM), gắn XTTM với yêu cầu tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng cụ thể vào các thị trường cụ thể. Tập trung XTTM vào các thị trường trọng điểm lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU... Tăng cường mối liên kết giữa XTTM và xúc tiến đầu tư. Nâng cao năng lực tổ chức thị trường ngoài nước của các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Thu hút các tập đoàn đa quốc gia hợp tác, đầu tư, kinh doanh, tạo nên những làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng. Mở rộng danh mục mặt hàng hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước với các mặt hàng gạo, dệt may, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, cao- su, ô-tô tải cũng như xây dựng các chính sách khuyến khích xuất khẩu phù hợp các quy định của WTO như bảo hiểm xuất khẩu, nghiên cứu sử dụng cam kết về 10% giá trị hàng nông sản hỗ trợ cho sản xuất hàng nông sản, nông nghiệp. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế. Ðồng thời sớm triển khai đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trong tiếp cận thị trường.

Về phía doanh nghiệp cũng phải suy đi tính lại là mình vay để làm cái gì, dự án nào hiệu quả nhất thì mới làm. Còn cái nào chưa thực sự thấy lợi thì đừng có làm, vì khi đó vay là sẽ lỗ. Từng doanh nghiệp phải tiến hành tái cấu trúc, rà soát tất cả chi phí trong sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả đầu vào trong cung ứng, sản xuất và lưu thông. Bên cạnh đó cần chọn lọc, xác định những sản phẩm tối ưu là sở trường, lợi thế cạnh tranh. Tổ chức lại sản xuất,

tinh giản lao động nhằm tăng năng suất, giảm giá thành, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị, áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp mình, sử dụng đồng vốn một cách thông minh hơn, tức là nên đầu tư vào thế mạnh của mình chứ không nên chạy theo những lĩnh vực mang lại lợi nhuận trước mắt. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên đa dạng hóa thị trường, không nên quá phụ thuộc vào một thị trường hoặc một ngoại tê để hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá. Về dài hạn, những điều này sẽ tốt cho nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (nghiên cứu tại Ngân hàng Phát triên Việt Nam ) (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w