Khẩu phần ăn

Một phần của tài liệu Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh thái nguyên, ninh bình, hà nam và hải phòng (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Khẩu phần ăn

Việt nam đã bước qua thời kỳ nghèo đói do chiến tranh và nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Cũng chính về thế điều kiện kinh tế cũng như mức sống được nâng cao hơn. Kéo theo đó, khẩu phần ăn của mỗi gia đình nói chung và của PNMT nói riêng cũng dần được thay đổi, nâng cao đảm bảo hơn. Các loại thực phẩm cung cấp ngày càng đa dạng hơn cả về số lượng lẫn chất lượng, cân bằng hơn về các thành phần, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bốn tỉnh Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng và Ninh Bình cũng nằm trong vòng thay đổi đó.Nhưng cần phải xem xét và đánh giá chính xác sự thay đổi này nhằm đưa ra một hướng đi phù hợp.

* Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần

Năng lượng KPA: Năng lượng trong KPA của PNMT tại Hà Nam là 2057,5 Kcal, tại Thái Nguyên là 2056,1 Kcal, tại Hải Phòng là 2093,2 Kcal và tại Ninh Bình là 1993,4 Kcal. Như vậy có thể thấy rằng, năng lượng khẩu phần của PNMT ở cả 4 tỉnh đều đã chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị(2675Kcal) dành cho bà mẹ mang thai 3 tháng cuối[38]. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến người mẹ và đặc biệt là thai nhi. Từ đó có thể dẫn đến nhiều hậu quả khi sinh như: trẻ đẻ non, thiếu cân hay các bệnh lý liên quan khác….Kết quả này vẫn cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn thị Thanh Yên (2011)[39].

* Các chất sinh năng lượng:

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng có mặt trong thành phần của nhân và chất nguyên sinh của các tế bào. Quá trình sống là sự thoái hóa và tân tạo thường xuyên của protein. Vì vậy, hàng ngày cần ăn vào một lượng đầy đủ protein.

Lượng protein trong KPA dao động từ 78,6g(Ninh Bình) đến 83,8g(Hải Phòng) . Lượng protein này cao hơn so với kết quả điều tra vùng Tây Bắc tính

chung, là 59,7[35] và cao hơn trong nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hòa (2002), là 58,0g[36]. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được mức nhu cầu(87 – 89g) [38], mặc dù lượng thiếu hụt là không nhiều.

Lipit: Là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng, giúp hấp thu và chuyển hoá vitamin tan trong chất béo, là nguyên liệu hình thành tế bào nhất là tế bào thần kinh, nguyên liệu tạo hormone steroide: hormone sinh dục, thượng thận...Mỗi gam chất béo cung cấp 9kcalo. Lượng chất béo có trong KPA của PNMT dao động từ 42,4g(Hải Phòng) đến 50,0g(Hà Nam). Kết quả này thấp hơn so với KPA trong nghiên cứu của Đỗ Minh Tiến[40], và cũng thấp hơn so với mức nhu cầu khuyến nghị (59 -74g).

Glucid: Ðối với người vài trò chính của glucid là sinh năng lượng. Glucid ăn vào trước hết chuyển thành năng lượng, số dư một phần chuyển thành glycogen và một phần thành mỡ dự trữ.

Glucid trong KPA trung bình đạt từ 322,0g (Ninh Bình) đến 344,5g/người/ngày (Hải Phòng), tất cả đều thấp hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Nam Phương năm 2008 trên nhóm đối tượng PNMT(362g)[41].

Tỷ lệ cân đối P:L:G. Tỉ lệ này không có sự khác biệt nhiều trong KPA của PNMT giữa 4 tỉnh, gần với tỷ lệ 17,6:10,1:72,3 ( tại Thái Nguyên). Như vậy so với mức nhu cầu khuyến nghị thì tính cân đối trong KPA vẫn chưa được đảm bảo (12-14:20-25:61-70), tỷ lệ protein và glucid trong KPA của PNMT tại 4 tỉnh đều đạt yêu cầu nhưng lipid có xu hướng thiếu.

Từ đây yêu cầu cần có sự thay đổi về số lượng giúp đảm bảo tính cân đối cho KPA.

Chất khoáng là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò trong nhiều chức phận quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể người ta có gần 60 nguyên tố hóa học, xếp vào 2 nhóm đa lượng và vi lượng.

Hàm lượng kẽm trong khẩu phần ăn tại 4 tỉnh đều đạt trên 11mg/người/ngày, cao nhất ở Hải Phòng (11,64mg) và thấp nhất ở Ninh Bình (11,00mg), như vậy đã đạt mức nhu cầu khuyến nghị (10mg).

Lượng canxi trong KPA cao nhất tại Hải Phòng (683,13mg) cũng mới chỉ đạt khoảng 68,3% nhu cầu (1000mg). Đặc biệt lượng sắt khẩu phần cao nhất ở Hà Nam chỉ đạt 15,76mg/người/ngày và chỉ đạt khoảng 35,5% nhu cầu khuyến nghị (44,4mg)

Thiếu sắt, canxi đều ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của bào thai cũng như lượng dự trữ của mẹ. Thiếu sắt đặc biệt nguy hiểm vì nó gây tình trạng TMDD thai kỳ. Nghiên cứu năm 2006 ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và có thai của một số xã miền núi dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên cho thấy có 36,7% đối tượng bị thiếu máu, tỷ lệ phụ nữ có dự trữ sắt thấp là 65,1%[37].

* Các vitamin

Nhiều vitamin là thành phần của các men cần thiết cho quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Phần lớn các vitamin phái đưa từ thức ăn vào cơ thể, chúng thuộc nhóm chất cần thiết cho cơ thể tương tự như axit min cần thiết.

Trong số các vitamin thì lượng vitamin C ở cả 4 tỉnh đều đạt mức yêu cầu (>80mg), thấp nhất ở Thái Nguyên là 135,70mg. Hà Nam là tỉnh duy nhất có lượng B1(1,37mg) trong khẩu phần chưa đạt nhu cầu khuyến nghị (<1,4mg).

Vitamin A cần thiết cho bà mẹ và đặc biệt là thai nhi phát triển bình thường, tránh các dị tật về mắt. Kết quả cho thấy hàm lượng vitamin A cao nhất tại 4 tỉnh trong KPA là 747,07µg (Hà Nam), có tỉnh còn xuống tới 506,91µg (Ninh Bình). Điều này chỉ ra rằng KPA hàng ngày của PNMT chưa đáp ứng được với nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam năm 2010(800µg)[38].

Các vitamin nhóm B cần thiết cho sự chuyển hóa glucid, do đó nhu cầu của chúng thường tính theo mức năng lượng của khẩu phần. Lượng vitamin B1:B2:PP/1000kcal tại Hà Nam là 0,67:0,95:7,86; tại Thái Nguyên là 0,71:0,94:7,80; tại Hải Phòng là 0,68:0,95:7,00 và tại Ninh Bình: 0,71:0,95:6,26. Nhìn chung tỷ lệ này là khá tốt, đạt được mức nhu cầu khuyến nghị.

Như vậy, KPA của PNMT tại 4 tỉnh Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng và Ninh Bình đã phần nào đạt được mức yêu cầu nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Cần bổ sung đầy đủ và cân đối tỷ lệ các chất sinh năng lượng cũng như các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, kẽm..). Một KPA thiếu sắt thì việc bổ sung sắt cho PNMT là việc làm cần thiết. Về tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong KPA của PNMT tại 4 tỉnh nói chung vẫn còn chưa cân đối. Đây cũng là thực tế của nhiều địa phương trên đất nước, và nó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý của mỗi nơi. Vì vậy, nên kết hợp đa dạng các nguồn lương thực thực phẩm, phù hợp với điều kiện từng vùng miền.

Một phần của tài liệu Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh thái nguyên, ninh bình, hà nam và hải phòng (Trang 47 - 51)