ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh thái nguyên, ninh bình, hà nam và hải phòng (Trang 26 - 30)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Phụ nữ mang thai từ 26 đến 29 tuần tuổi.

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Các phụ nữ mang thai đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Các phụ nữ mang thai có tuổi thai lớn hơn 29 tuần hoặc nhỏ hơn 26 tuần. Các phụ nữ mang thai mắc bệnh cấp, mạn tính tại thời điểm điều tra.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

1. Địa điểm: tại 4 tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng.

2. Thời gian: năm 2014

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thiết kế theo điều tra cắt ngang.

Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Khẩu phần ăn: Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm, giá trị dinh dưỡng của khẩu phần (năng lượng, protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng), tính cân đối của khẩu phần (tính cân đối của khẩu phần qua % năng lượng do protein, lipid, glucid cung cấp; tính cân đối của protein, lipid; tính cân đối của vitamin B1, B2, PP, Ca/P).

Một số thực hành chăm sóc thai nghén: Khám thai định kỳ, uống viên sắt, ăn kiêng…

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Áp dụng công thức: Hà Huy Khôi (2002), "Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng", NXB Y học, Hà Nội, tr. 96-134.[37]

22 2 2 2 2 δ δ t N e N t n + × × =

n: Số phụ nữ mang thai cần điều tra khẩu phần t = 2 (phân vị chuẩn hóa ở xác xuất 0,95)

δ= 500 Kcal (độ lệch chuẩn của Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010) e = 70 (sai số chuẩn)

N = 900 (số phụ nữ mang thai 26-29 tuần tuổi tại 4 huyện thuộc 4 tỉnh được lựa chọn).

Như vậy, cần nghiên cứu tối thiểu khẩu phần của 167 phụ nữ.

Cách chọn mẫu: Mẫu được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với k=5

• Sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc được thiết kế sẵn phỏng vấn trực tiếp các phụ nữ để thu thập thông tin về đặc điểm cá nhân, gia đình.

• Sử dụng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua để đánh giá giá trị khẩu phần và tập quán ăn uống. Hỏi ghi tất cả thực phẩm (kể cả đồ uống) được tiêu thụ trong ngày hôm qua, kể cả phương pháp nấu nướng, chế biến:

3. Cơm: Cơm gì ? (cơm nếp hay cơm tẻ, cơm nguội, cơm rang hay cơm nấu) Ăn bao nhiêu bát ? Loại bát gì (bát Hải Dương, bát Trung Quốc…?) Cách đơm xới như thế nào (nửa bát, miệng bát hay đầy bát?)

4. Thức ăn: Thức ăn gì ? (thịt, cá, rau…) Chế biến như thế nào ? (xào, kho, luộc,…) Số lượng bao nhiêu? (miếng, gắp, bát…)

Tổ chức thu thập số liệu

5. Nghiên cứu viên và điều tra viên được tập huấn kỹ về bộ câu hỏi phỏng vấn, kỹ thuật hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua.

6. Trước khi tiến hành điều tra, các điều tra viên đóng góp ý kiến, sửa và hoàn thiện sau khi thử nghiệm.

Đánh giá khẩu phần: Dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2012.

2.4. Xử lý số liệu

• Lượng lương thực thực phẩm (LTTP) tiêu thụ được quy đổi ra thức ăn sống, sạch. Tính toán các thành phần dinh dưỡng theo “Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam năm 2007” và so sánh với “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2012”. Nhu cầu khuyến nghị dành cho người lao động trung bình được sử dụng để đánh giá mức đáp ứng nhu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Số liệu được làm sạch trước sau đó sẽ được nhập bằng phần mềm EPIDATA 3.1, phân tích và xử lý bằng phần mềm thống kê STATA 12.0 với các test thống kê y học thường dùng để đánh giá sự khác biệt.

• Đối tượng tham gia một cách tự nguyện.

• Nghiên cứu không ảnh hưởng sức khỏe: không lấy máu, không dùng thuốc điều trị.

• Giải thích rõ với cơ quan và các đối tượng về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc điều tra.

• Nếu các đối tượng nghiên cứu không muốn tiếp tục thì có thể dừng cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào kể cả khi đang tiến hành phỏng vấn.

• Đối tượng sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý khi kết thúc phỏng vấn nếu có nhu cầu.

• Nghiên cứu chỉ có mục đích nhằm đề ra các biện pháp nâng cao sức khỏe cộng đồng ngoài ra không có mục đích nào khác.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh thái nguyên, ninh bình, hà nam và hải phòng (Trang 26 - 30)