Thực hành chăm sóc thai nghén của PNMT

Một phần của tài liệu Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh thái nguyên, ninh bình, hà nam và hải phòng (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2. Thực hành chăm sóc thai nghén của PNMT

* Thực hành của các bà mẹ về khám thai và số lần khám trong thời gian mang thai

Khám thai: Các bà mẹ thuộc 4 tỉnh trong nghiên cứu, 87,9% có khám thai trong thời gian mang thai, chỉ có 12,1% số PNMT không khám trong thời gian này.Điều này cho thấy đa phần PNMT đều đã ý thức được việc quan tâm tới sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Số lần khám thai định kỳ: Nghiên cứu được thực hiện trên những PNMT tại 4 tỉnh từ 26 – 29 tuần, đây là thời gian thai nhi mới bước sang chu kỳ 3 tháng cuối vì vậy số lần khám thai được thống kê trong 3 tháng cuối của PNMT gần như là không có. Ngược lại trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, trung bình mỗi PNMT tại 4 tỉnh có 4 lần đi khám thai. Điều này giúp phát hiện sớm những bất thường cho cả mẹ và thai cũng như giúp cho việc quản lý thai nghén tốt hơn. Từ đó có thể đưa ra những giarp pháp can thiệp kịp thời.

* Thực hành của các bà mẹ về ăn uống trong thời gian mang thai

Mức độ ăn uống: Khi mang thai, nhu cầu tất yếu của mẹ phải được tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi. Và thực tế tại 4 địa bàn được nghiên cứu cũng đã có 59,4% số PNMT ăn nhiều hơn so với khi không mang thai. Số PNMT ăn như bình thường chiếm 38,2% và đặc biệt có 5 PNMT với 2,4% là ăn ít hơn so với bình thường. Có thể thấy tỷ lệ này khác xa so với một nghiên cứu và hiểu biết của PNMT về ăn uống tại Hải Phòng(2007) khi chỉ có khoảng 26,4% bà mẹ cho rằng cần ăn tăng; 66,2% cho rằng ăn như bình thường[42]. Điều này cho thấy giữa hiểu biết và thực hành có sự khác nhau rất nhiều.

Tình trạng ăn kiêng: Từ kết quả nghiên cứu thấy rằng, số PNMT có ăn kiêng trong thời kỳ mang thai chiếm 21,7%, tỷ lệ này thấp hơn ở nông thôn 3 tỉnh miền Bắc(31,4%) trong một nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy[43]. Số PNMT không ăn kiêng trong thời gian mang thai chiếm tỷ lệ cao(78,3%). Như vậy, đã có khoảng hơn 1/5 phụ nữ quan tâm và thực hành đến việc ăn kiêng khi mang thai.

* Thực hành tẩy giun 6 tháng trước mang thai

Tẩy giun cũng là một biện pháp CSSK cho người mẹ, tạo tiền đề cho việc nuôi dưỡng thai nghén tốt hơn.Từ biểu đồ 3.2 có thể thấy rằng đa phần số PNMT đều không thực hành tẩy giun 6 tháng trước khi mang thai, tỷ lệ này chiếm 87%. Trong khi đó số PNMT có tẩy giun 6 tháng trước khi bắt đầu thai kỳ chỉ chiếm 13%. Điều này cho thấy đã có một số PNMT quan tâm đến sức khỏe của mình và thai nhi từ sớm thông qua việc tẩy giun, mặc dù số này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Cần nâng cao tỷ lệ này hơn nữa trong cộng đồng.

* Thực hành uống viên sắt của PNMT

6 tháng trước mang thai: Chỉ một số ít phụ nữ có uống viên sắt trong 6 tháng trước khi mang thai (3,1%). Còn lại đại đa số phụ nữ không thực hiện việc này.

Trong khi mang thai: Ngược lại so với 6 tháng trước đó, tỷ lệ PNMT uống viên sắt trong thời gian mang thai lại chiếm tỷ lệ rất cao (84,4%), tỷ lệ này cao hơn ở Đăk Lăk (44,3%).Chỉ có 15,6% PNMT không thực hiện việc uống viên sắt trong giai đoạn mang thai. Có thể số PNMT không sử dụng viên sắt còn do tác dụng phụ của nó đem lại như: táo bón, buồn nôn, khó chịu… hoặc nơi ở khó tiếp cận với dịch vụ, chế phẩm thuốc.

Như vậy, đa phần các bà mẹ đều đã quan tâm đến sức khỏe và thai nhi của mình khi gần như các bà mẹ đều uống sắt khi mang thai. Hơn nữa, việc uống viên sắt từ sớm còn đặc biệt tốt cho mẹ và thai.

Bắt đầu uống viên sắt: Các bà mẹ được phỏng vấn đa phần đều trả lời rằng họ có uống viên sắt trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ (85,6%). Số còn lại 14,4% là thực hiện trong 3 tháng giữa của thời gian mang thai. Như vậy, đa phần các bà mẹ đều đã quan tâm đến sức khỏe và thai nhi của mình khi gần như các bà mẹ đều uống sắt khi mang thai. Hơn nữa, việc

thức được được uống viên sắt trong giai đoạn sớm của thai kỳ còn đặc biệt tốt cho mẹ và thai.

Thời gian uống viên sắt: Có thể thấy thời gian uống viên sắt trung bình của PNMT tại 4 tỉnh được nghiên cứu là 4,4 tháng. Trong đó, thời gian uống viên sắt của PNMT tại Ninh Bình là kéo dài nhất (4,8 tháng).

Hà Nam và Thái Nguyên là 2 tỉnh có số PNMT trong nghiên cứu có thời gian uống viên sắt kéo dài tương đương nhau (4,5 tháng).

Thời gian uống viên sắt của PNMT tại Hải Phòng là ngắn nhất (4,1tháng).

Có thể thấy rằng, các bà mẹ rất ý thức được việc bổ sung sắt và đều kéo dài thời gian uống, không chỉ uống 1 lần duy nhất.

* Thực hành uống sữa của PNMT

Uống sữa: Đa số các bà mẹ mang thai trong nghiên cứu đều có uống sữa (86%).

Trong đó, tỷ lệ PNMT uống sữa dành riêng cho bà bầu chiếm vượt trội với 73,0%. Tỷ lệ PNMT uống các loại sữa khác chiếm ít hơn với 13,0%.

Có 29 phụ nữ (14,0%) không uống bất kỳ một loại sữa nào trong khi mang thai của lần nghiên cứu này.

Như vậy, các bà mẹ có quan tâm đến được việc bổ sung chất dinh dưỡng cũng như khoáng chất thông qua thực hành uống sữa. Đây cũng là biện pháp bố sung các chất cho chế độ ăn của PNMT.

Về thời gian uống sữa: Trung bình thời gian uống sữa của PNMT tại 4 tỉnh khoảng trên 3 tháng (3,2tháng). Trong đó, thời gian uống sữa của PNMT tại Ninh Bình kéo dài nhất (4,0 tháng), tại Hải Phòng là ngắn nhất (2,8 tháng),

tại Hà Nam và Thái Nguyên thời gian uống sữa của PNMT hơn kém nhau ít (3,4 và 3,2 tháng)

Về thời gian bắt đầu uống sữa: Trung bình thời gian bắt đầu uống sữa của PNMT tại 4 tỉnh là tháng thứ 3(3,0). Trong đó, thời gian bắt đầu uống sữa của PNMT tại Ninh Bình là sớm nhất (tháng 2,8), tại Hải Phòng là muộn nhất (tháng 3,3).

Như vậy, ngoài việc bổ sung sắt, PNMT tại 4 tỉnh nghiên cứu còn thực hành uống sữa cho bản thân, điều này cũng ảnh hưởng tốt cho sức khỏe bà mẹ. Nhìn chung tại địa bàn nghiên cứu, PNMT đều uống sữa từ khá sớm và kéo dài.

Một phần của tài liệu Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh thái nguyên, ninh bình, hà nam và hải phòng (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w