Tnú trưởng thành trong đấu tranh cách mạng.

Một phần của tài liệu tai lieu on thi TNghiep THPT pptx (Trang 47 - 50)

- Mị bị bắt làm dâu gạt nợ:

3. Tnú trưởng thành trong đấu tranh cách mạng.

- Từ một đứa trẻ mồ côi, bây giờ Tnú là người của cách mạng. Anh Quyết đã hi sinh, Tnú là người thay thế anh Quyết. Tnú đã trở thành chồng của Mai rồi Mai sinh đứa con trai đầu lòng, cách mạng càng trở thành máu thịt.

- Nghe lời anh Quyết trước đây đã căn dặn, Tnú cùng với dân làng rèn sẵn những cây mác, em mài thật sắc rồi giấu vào trong rừng, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu nhất định sẽ xảy ra.

- Thử thách đến với Tnú: Một toán lính về làng Xô Man, quyết tìm ra nơi cất giấu những cây mác.

- Chúng bắt tất cả dân làng Xô Man để tra hỏi. Chúng bắn đạn sượt bên tai cô bé Dít. - Rất hiểm độc, chúng bắt mẹ con Mai. Chúng dùng cây gậy sắt đánh tới tấp vào người Mai trong khi Mai đang địu đứa con nhỏ. Mai vừa chịu đòn, vừa tìm mọi cách để che chở cho đứa con.

+ Từ trong rừng xà nu, Tnú đã chứng kiến được cảnh tượng dã man ấy. Nhưng anh phải bíu chặt hai tay vào cây. Tnú biết cuộc chiến đấu chưa được phép bắt đầu.

+ Khi một ngọn đòn của thằng Dục quật trúng vào người đứa bé, tiếng đứa bé ré lên rồi im bặt, Mai đã gục xuống, không còn sức mạnh nào có thể giữ được Tnú. Thét lên một tiếng, Tnú xông thẳng vào giữa bọn lính. Nhưng đơn độc và không có vũ khí trong tay, Tnú bị bắt. Tnú không cứu được vợ và con của mình.

+ Tnú cam chịu mọi đòn tra tấn, không rên rỉ. Giặc tẩm nhựa xà nu vào giẽ, buộc chặt quanh mười đầu ngón tay của Tnú và châm lửa đốt. Tnú mở mắt trừng trừng nhìn mười đầu ngón tay bốc cháy.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở trong bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên…Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi!”

- Cuộc chiến bắt đầu:

+ “Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn…thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về”.

+ Thực sự là một cuộc chiên tranh nhân dân. Tiếng cụ Mết như một mệnh lệnh chiến đấu.

“Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông…Đốt lửa lên!”

III. KẾT BÀI:

- Nguyễn Trung Thành kể câu chuyện về một người mà là câu chuyện của một làng, một vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ.

- Không chỉ là một lời ca ngợi, đây còn là một lời giải thích cho ngọn nguồn sức mạnh cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam./.

ĐỀ : Phân tích và so sánh hai nhân vật chị em trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

* DÀN BÀI GỢI Ý:I. MỞ BÀI: I. MỞ BÀI:

- Giới thiệu sơ lược về tác giả: một nhà văn đã chiến đấu và hi sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968.

Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. THÂN BÀI

a. Hai chị em cùng chung một nguồn cội, cùng chung những tác động hình thành nên tính cách:

- Sinh ra trong một gia đình phải chịu nhiều đau thương vì chiến tranh, có mối thù lớn với

đế quốc. Tất cả những điều đó được ghi lại trong quyển sổ gia đình, với những dòng chữ

văn tắt, nhưng trang nào cũng có máu và nước mắt.

- Hai chị em liên tiếp mất cha rồi mất mẹ, đặc biệt là từ thời thơ ấu đã chứng kiến cái chết khủng khiếp của người mẹ.

- Con đường trước mặt hai chị em dứt khoát phải là: Đánh giặc, báo thù cho cha mẹ, cũng là để bảo vệ sự sống cho chính mình.

b. Hai chị em với những tính nết khác nhau:

- Việt, một chàng trai mới lớn, hồn nhiên.

+ Giao hết việc nhà cho chị, chỉ lo bắt ếch, câu cá, bắn chim. Đến đêm cuối trước khi đi bộ đội, trong khi chị mình đang thu xếp, bàn bạc việc nhà một cách nghiêm túc thì Việt “chụp một con đom đóm trong lòng tay … rồi ngủ quên lúc nào không biết”

+ Lúc nào cũng tìm cách “tranh hơn” với chị. + Đi bộ đội, còn mang theo cây ná thun.

+ Không dám cho ai trong đơn vị biết mình có một người chị, chỉ vì sợ “mất chị”. + Dũng cảm bắn cháy xe tăng địch sau đó lắng nghe tiếng súng để boà về với đơn vị, nhưng lạc một mình trong rừng thì “sợ ma”, gặp lại đồng đội thì “khóc đó rồi cười đó” y hệt thằng Út em ở nhà.

+ Nhà văn như muốn nói: Có một thế hệ trẻ ở miền Nam, phải đối đầu với cuộc chiến tranh xâm lược, đã phải giã từ tuổi thơ ấu từ rất sớm, hi sinh cả tuổi trẻ của mình. - Chiến, người chị sớm chín chắn, đảm đang:

+ Sớm trở thành người đảm đương cả gia đình, Chiến ý thức rất rõ vai trò của người chị

cả đối với hai đứa em trong một gia đình mang mối thù sâu với giặc.

+ Chiến mượn sổ ghi chép gia đình của chú Năm để tập đánh vần, cũng là để luôn luôn nhớ mình là ai.

+ Rất yêu thương các em, như trở thành người mẹ hiền, lúc nào cũng quên mình đi để lo cho các em.

+ Thực sự là người phụ nữ Việt Nam đảm đang, quán xuyến mọi việc gia đình, Trước khi lên đường đi bộ đội, trù tính cẩn thận tất cả mọi việc : Gửi em trai ở nhà với chú Năm, giao nhà cho ai, gửi bàn thờ ba má…

Về tính nết, hai chị em Việt và Chiến như trái ngược nhau.

c. Hai chị em hoàn toàn giống nhau:

- Rất yêu thương nhau, tuy mỗi người có cách bộc lộ khác nhau.

- Rất yêu thương ba má, khao khát được đi đánh giặc để trả thù cho má. Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, Chiến tranh giành với em:

“Đến tết này nó mới được mười tám anh à!”

- Có quyết tâm cao độ:

“- Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển … thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu.”

- Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới

bị.

- Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thi tao mất…”

- Ra trận, hai chị em đều chiến đấu rất dũng cảm, giết giặc lập công. Chiến cùng đồng đội bắn cháy tàu giặc trên sông Định Thuỷ. Việt bắn cháy một xe bọc thép của giặc Mĩ, bị thương, lại lạc chiến trường nhưng Việt tìm mọi cách tìm về với đồng đội và lúc nào cũng trong tư thế chiến đấu đến giây phút cuối nếu như gặp bọn giặc.

III. KẾT BÀI:

- Tạo nên hai nhân vật Việt và Chiến, Nguyễn Thi tạo nên hai nhân vật văn học thú vị.

- Không chỉ thế, đó còn như là lời giải thích: Vì sao nhân dân miền Nam chiến đấu và chiến thắng.

ĐỀ: Phân tích tâm trạng bi kịch của nhân vật Trương Ba để làm nổi bật tư ưởng mà tác giả gởi gắm.

I. MỞ BÀI:

- Đối với mỗi người, được sống luôn là điều quý giá. Nhưng sống thế nào cho có ý nghĩa, để tìm được cảm giác thanh thản và hạnh phúc cũng rất quan trọng.

- Trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Trương Ba với những bi kịch của đời sống, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được một quan điểm riêng của mình về sự sống và cách sống của con người.

II. THÂN BÀI:

Một phần của tài liệu tai lieu on thi TNghiep THPT pptx (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w