- Cảnh thiên nhiên, con người miền Tây cũng thật trữ tình, thơ mộng để lại trong tâm hồn thi sĩ kí ức khó phai:
b. Tự hào về Đất Nước mình có lịch sử lâu đời.
- Câu thơ mở đầu rất giản dị:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
+ Giống như một câu nói bình thường. Không giống như đang viết một câu thơ, mà nhà thơ chỉ muốn nói lên một điều bình thường, một cảm nhận mà bất kì ai cũng có thể nói lên một chân lí đã trở thành lẽ bình thường.
+ Một niềm tự hào và biết ơn mênh mông.
- Khẳng định chân lí bằng những chứng cớ hiển nhiên mà bất kì ai cũng biết. Chứng cớ thứ nhất:
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa thường kể
+ Những từ quen thuộc khi bắt đầu kể một câu chuyện đời xưa. + Từ “ngày xửa ngày xưa…” đã có Đất Nước.
- Từ lâu đã có đất nước Việt Nam, bởi đã có bản sắc văn hoá Việt Nam:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.
+ “miếng trầu bây giờ bà ăn”: điều giản dị, đó là tập quán của nhân dân Việt Nam đã có từ mấy ngàn năm.
+ Có văn hoá Việt Nam tức là đã hình thành một đất nước Việt Nam. - Đất nước Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành:
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
+ Cây tre là hình ảnh quen thuộc từ ngàn đời.
+ Biết trồng tre mà đánh giặc, nhân dân Việt Nam thực sự đã trưởng thành trong ý thức về chủ quyền dân tộc.
- Từ lâu đời, đã hình thành những vẻ đẹp Việt Nam:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
+ Bới sau đầu là một nét đẹp, quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. + Gừng cay muối mặn chính là sự bền vững, thuỷ chung.
Tay bưng đĩa muối chén gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
- Từ lâu đời, con người Việt Nam đã biết thành thạo trong việc tạo nên cửa nhà để ổn định nơi sinh sống:
Cái kèo, cái cột thành tên
+ Cái kèo, cái cột là tên gọi những bộ phận quan trọng trong cấu trúc một ngôi nhà truyền thống Việt Nam.
+ Cái kèo, cái cột cũng đã trở thành tên gọi mà người Việt Nam xưa dùng đặt cho con cái. Đó là những tên gọi không có trong chữ Hán, những tên gọi thuần tuý Việt Nam. Như vậy, đã có một thứ ngôn ngữ Việt Nam từ lâu đời.
- Điều quan trọng hơn nữa là:
Hạt gạo phải một nắng hai gương xay, giã, dần, sàng
+ Câu thơ như gói trọn cả quy trình lao động vất vả để làm nên lúa gạo. Từ nghìn xưa, con người Việt Nam đã tự mình làm ra nguồn sống cho mình.
+ Từ nghìn năm, con người Việt Nam đã tạo dựng cho đất nước mình một nền văn minh lúa nước Việt Nam, nền văn minh sông Hồng.
- Đóng lại đoạn thơ bằng lời khẳng định ngắn gọn:
Đất nước có từ ngày đó…