Do những ưu điểm nổi bật của bao bì thủy tinh, nên ngày nay bao bì thủy tinh được ứng dụng rộng khắp, là dạng bao bì tối ưu cho một số dạng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào dạng bao bì.
Bia
Trước khi có bia lon thì bia chai là lựa chọn tốt nhất của các nhà sản xuất. Chai bia làm bằng thủy tinh có màu nâu hoặc màu lục sẫm màu. Đây là yêu cầu công nghệ bắt buộc để đảm bảo chất lượng bia. Ngoài những ưu điểm của bao bì bằng thủy tinh thì còn có khả năng cản ánh sáng xuyên qua làm thay đổi tính chất của bia.
Bất kể loại bia nào nhìn vào thấy trong veo, lóng lánh, không vẩn đục, không kết tủa, khi rót ra cốc phải sủi bọt trắng mịn, khi uống có mùi vị thuần chất mát dịu, đậm đà và giữ một thời gian nhất định thì đó là loại bia đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Nếu là bia có chất sắt nhiều hoặc oxid quá mức thì bọt bia sẽ là màu nâu hoặc màu hồng.
Trong bia có thành phần Methyl-2 ,Butylenl-1, Thioalcoholl, nếu bia được đóng vào những chai sáng màu và khi bị ánh nắng hay ánh đèn chiếu rọi vào, các thành phần trên sẽ có sự phản ứng. Đó là phản ứng hóa quang Photochemistry do tia quang tuyến có sóng dài 400~500 Nano gây nên và khi uống bia sẽ có mùi hăng nồng. Bởi vậy, những chai bia mà ta thấy hiện nay đều là chai màu nâu hoặc màu lục sẫm. Vì rằng, quang tuyến với dải sóng này rất khó xuyên thấu loại chai có màu sắc tối.
Một nghiên cứu năm 2001 đã tìm ra nguyên nhân khiến bia dễ hỏng là do một thành phần nhạy cảm với ánh sáng có trong hoa bia. Việc tiếp xúc lâu với ánh sáng sẽ tạo ra một phản ứng hóa học, sinh ra một loại hợp chất có tính chất tương tự như tuyến bài tiết của loài chồn hôi. Đó là lý do vì sao bia thường được đóng chai màu nâu tối hoặc xanh đậm.
Mức độ trở nhiệt của thủy tinh cao hơn rất nhiều so với nhôm, do đó có thể làm lạnh bia lon sẽ dễ dàng hơn là làm lạnh bia chai. Ngược lại, khi bia đã lạnh, bia trong chai thủy tinh sẽ giữ độ mát tốt hơn trong can.
Những người thích bia lon nói rằng nó nhẹ hơn và dễ dàng hơn để vận chuyển hơn bia đóng chai và tất nhiên nó dễ dàng hơn để mở bởi vì bạn không cần một cái mở chai. Ngoài ra, lon là hoàn toàn kín và tránh tất cả ánh sáng , do đó bia không bao giờ được nhiễm độc. Những người thích bia đóng chai nói chai giữ bia lạnh lâu hơn và họ không uống rượu bia lon vì nhôm tạo vị kim loại. Nhưng các nhà sản xuất bia đã khắc phục điều này vào năm 1935, hương vị kim loại không phải là một vấn đề. Khi nói đến môi trường, có một phân chia lớn hơn bởi vì những người thích đóng chai nói nhôm cần quá nhiều năng lượng để sản xuất.
Hình
9.1 Bia chai
Rượu vang
Tương tự như bia thì rượu vang cũng bắt buộc chứa trong các bao bì sẫm màu. Sau khi ủ trong các tank trong một thời gian dài thì sẽ được chiết rót vào chai thủy tinh có màu sẫm để giữ được chất lượng của rượu vang. Ngoài ra, rượu vang hay một số loại
tới kiểu dáng của chai. Đôi khi giá của chai rượu vang được nâng lên rất nhiều nhờ chai chứa. Những chai này được thiết kế hình dáng đặc biệt hay đính thêm đá quý, kim cương. Dễ dàng nhận thấy chỉ có thể là bao bì thủy tinh mới đáp ứng được điều này. Ngày nay rượu vang cũng được chứa trong các hộp giấy nhưng bao bì thủy tinh vẫn chiếm ưu thế.
Hình 9.2Một số dạng chai rượu
Nước giải khát có gaz
Một số loại nước giải khát có gas cũng được chứa trong chai thủy tinh. Các chai thủy tinh được chế tạo có phần đáy dày chịu được áp lực của CO2 nên đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển và bảo quản. Đồng thời thủy tinh dãn nở vì nhiệt thấp hơn kim loại nên không có hiện tượng phồng lên. Trái ngược với bia thì một số loại cần bắt mắt người tiêu dùng nên các chai thủy tinh trong suốt chứa nước giải khát sẽ tốt hơn các bao bì dạng khác.
Hình 9.3 Các dạng chai nước giải khát có gas
Sản phẩm rau củ ngâm
Một dạng sản phẩm cũng yêu cầu chứa trong bao bì thủy tinh là các sản phẩm ngâm giấm như dưa chuột ngâm, ớt tỏi ngâm…; quả nước đường như dứa nước đường…. do đặc tính không bị ăn mòn bởi muối và acid và không tạo mùi vị lạ cho sản phẩm trong quá trình ngâm, giúp người tiêu dùng quan sát được sản phẩm và chất lượng. Ngày nay các bao bì bằng kim loại hay nhựa cũng được sử dụng nhưng hạn chế hơn. Như bao bì kim loại thì không nhìn thấy được sản phẩm bên trong, có thể bị phồng lên trong thời gian bảo quản do vi khuẩn lên men tạo khí hoặc bài khí không tốt; bao bì nhưa thì có thể tạo mùi lạ cho sản phẩm và khó khăn đối với việc thanh trùng sản phẩm.
Hình 9.4 Sản phẩm ngâm giấm
Ngoài ra, thủy tinh còn dùng để chứa gia vị, bột… hay chứa thứ ăn để chế biến trong lò vi sóng. Vì thủy tinh rất dễ làm sạch nên các vết bẩn như bụi hay dầu mỡ trong nhà bếp rất dễ tẩy rửa, không bị oxy hóa hay ăn mòn. Thủy tinh chịu nhiệt được sử dụng trong nhà bếp vì đặc tính an toàn: Tỉ lệ giãn nở nhiệt thấp, có khả năng chịu được sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, sử dụng được cho lò nướng, lò vi sóng, nếu bị vỡ sẽ vỡ thành từng mảnh trong phạm vi hẹp, chịu được nhiệt độ cao, khả năng chịu sốc nhiệt cao.